Danh mục

Khảo sát sự tuân thủ dùng thuốc ở bệnh nhân viêm loét dạ dày - tá tràng do Helicobacter pylori tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 277.18 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhiễm Helicobacter pylori (H. pylori) là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây ra viêm loét dạ dày - tá tràng (VLDDTT). Bệnh nhân (BN) chỉ đạt được hiệu quả điều trị tối ưu nếu tuân thủ tốt các thuốc trong phác đồ; tuy nhiên, dữ liệu về tuân thủ dùng thuốc (TTDT) của các BN này tại Việt Nam còn hạn chế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát sự tuân thủ dùng thuốc ở bệnh nhân viêm loét dạ dày - tá tràng do Helicobacter pylori tại Bệnh viện Nhân dân Gia ĐịnhNghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 KHẢO SÁT SỰ TUÂN THỦ DÙNG THUỐC Ở BỆNH NHÂN VIÊM LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG DO HELICOBACTER PYLORI TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH Phạm Minh Mẫn*, Nguyễn Viết Ngọc*, Nguyễn Hương Thảo*TÓMTẮT Mở đầu: Nhiễm Helicobacter pylori (H. pylori) là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gâyra viêm loét dạ dày - tá tràng (VLDDTT). Bệnh nhân (BN) chỉ đạt được hiệu quả điều trị tối ưu nếu tuânthủ tốt các thuốc trong phác đồ; tuy nhiên, dữ liệu về tuân thủ dùng thuốc (TTDT) của các BN này tại ViệtNam còn hạn chế. Mục tiêu: Khảo sát niềm tin vào thuốc, nhận thức về bệnh và sự TTDT của BN VLDDTT do H. pylori. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 303 BN VLDDTT doH. pylori điều trị tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định Thành phố Hồ Chí Minh. Các thông tin được thuthập bằng cách phỏng vấn (sử dụng các bảng câu hỏi đã được thẩm định trong điều kiện nghiên cứutại Việt Nam): buổi 1 (trong bệnh viện) để thu thập đặc điểm chung, đặc điểm điều trị, niềm tin vàothuốc và nhận thức về bệnh của BN; buổi 2 (sau 2-3 tuần dùng thuốc) để khảo sát sự TTDT và các biếncố có hại trong quá trình dùng thuốc (Adverse Drug Event - ADE) của BN. Số liệu được xử lý bằngphần mềm SPSS 22.0 với giá trị p < 0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê. Kết quả: Tuổi trung bình của BN là 43,92 và 66,7% BN là nữ. Điểm trung vị niềm tin vào thuốc mụcChuyên biệt-Cần thiết là 25,00 và mục Chuyên biệt-Quan tâm là 11,00. Tại thời điểm sau 2-3 tuần dùngphác đồ tiệt trừ H. pylori, có 84,2% BN tuân thủ tốt các thuốc được kê và 43,9% BN gặp ít nhất 1 ADE.Nghiên cứu phát hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong nhận thức về bệnh (khía cạnh thời gian kéo dàicủa bệnh và hiểu biết về bệnh) giữa 2 nhóm BN tuân thủ và không tuân thủ (p < 0,05). Kết luận: BN VLDDTT do H. pylori tuân thủ tốt với phác đồ điều trị, tin tưởng vào sự cần thiết củathuốc và khá quan tâm đến các nguy cơ của thuốc. Tăng cường nhận thức về bệnh có thể là một giải pháp đểcải thiện TTDT. Từ khóa: Tuân thủ dùng thuốc, Viêm loét dạ dày - tá tràng, Helicobacter pylori.ABSTRACT MEDICATION ADHERENCE IN PATIENTS WITH PEPTIC ULCER DISEASE DUE TO HELICOBACTER PYLORI TREATED AT GIA DINH PEOPLE’S HOSPITAL Pham Minh Man, Nguyen Viet Ngoc, Nguyen Huong Thao * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 208 – 212 Background: Helicobacter pylori (H. pylori) infection is one of the most common causes of peptic ulcerdisease (PUD). The optimum eradication of H. pylori can only be achieved in patients highly adhering toprescribed medications; however, data about these patients’ adherence to prescribed medications in Vietnamis limited. Objectives: To investigate beliefs about medicines, illness perceptions, and adherence to prescribedmedications in patients with PUD due to H. pylori.*Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí MinhTác giả liên lạc: PGS. TS. Nguyễn Hương Thảo ĐT: 0918177254 Email: huongthao0508@gmail.com208 Chuyên Đề DượcY Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Methods: A cross-sectional survey was conducted on 303 patients with PUD due to H. pylori treatedat Gia Dinh People’s Hospital, Ho Chi Minh city. Patients were interviewed twice using a data collectionform and validated questionnaires. The first interview was performed at hospital to collect patients’characteristics, drug therapies, beliefs about medicines, and illness perceptions. The second interview wasconducted 2-3 weeks later to evaluate patients’ medication adherence and adverse drug events (ADEs). Thedata was analyzed using SPSS 22.0 with a significant level at 0.05. Results: Patients’ average age was 43.92 and 66.7% of patients were female. The medians of the Beliefsabout Medicines Questionnaire Specific-Necessity and Specific-Concern subscales were 25.00 and 11.00,respectively. There were 84.2% patients highly adhering to prescribed medications. During treatment,43.9% patients experienced at least one ADE. A significant association (p < 0.05) was observed betweenpatient’s illness perceptions (in terms of disease duration and understanding) and medication adherence. Conclusion: Patients with PUD due to H. pylori highly adhered to the treatment regimens, stronglybelieved in the necessity of medicines, and relatively concerned about the safety of treatment regimens.Enhancing illness perceptions in terms of di ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: