Khảo sát thái độ của sinh viên khi giáo viên sử dụng hoạt động kể chuyện trong giờ học nói ở một số lớp không chuyên ngữ tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Số trang: 24
Loại file: pdf
Dung lượng: 662.12 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục đích của đề tài này là tìm hiểu thái độ của sinh viên đối với việc học nói khi giáo viên sử dụng hoạt động kể chuyện trong giờ học Nói tiếng Anh. Một đề tài khảo sát được thực hiện trên ba lớp học không chuyên ngữ tại Khoa Thú y, Khoa Công nghệ thực phẩm, Khoa Cơ điện – Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Hoạt động kể chuyện được thực hiện trong 8 tuần của học kỳ II. Để trả lời câu hỏi nghiên cứu: “Thái độ của sinh viên là gì khi giáo viên sử dụng hoạt động kể chuyện trong các buổi học kĩ năng nói? Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát thái độ của sinh viên khi giáo viên sử dụng hoạt động kể chuyện trong giờ học nói ở một số lớp không chuyên ngữ tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam KHẢO SÁT THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN KHI GIÁO VIÊN SỬ DỤNG HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN TRONG GIỜ HỌC NÓI Ở MỘT SỐ LỚP KHÔNG CHUYÊN NGỮ TẠI HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM A SURVEY ON STUDENTS’ ATTITUDES WHEN THE TEACHER USES STORYTELLING ACTIVITIES IN SPEAKING LESSONS IN SOME NON-ENGLISH MAJORED CLASSESAT VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY OF AGRICULTURE ThS. Trần Thu Trang Học viện Nông nghiệp Việt Nam Tóm tắt Mục đích của đề tài này là tìm hiểu thái độ của sinh viên đối với việc học nói khi giáo viên sử dụng hoạt động kể chuyện trong giờ học Nói tiếng Anh. Một đề tài khảo sát được thực hiện trên ba lớp học không chuyên ngữ tại Khoa Thú y, Khoa Công nghệ thực phẩm, Khoa Cơ điện – Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Hoạt động kể chuyện được thực hiện trong 8 tuần của học kỳ II. Để trả lời câu hỏi nghiên cứu: “Thái độ của sinh viên là gì khi giáo viên sử dụng hoạt động kể chuyện trong các buổi học kĩ năng nói?. Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu khảo sát. Những người tham gia (90 sinh viên năm thứ nhất) đã trả lời hai bảng câu hỏi khảo sát vào đầu và cuối học kỳ. Bên cạnh đó, các sinh viên đã được phỏng vấn vào cuối học kỳ. Bảng câu hỏi khảo sát và phỏng vấn được sử dụng để thu thập dữ liệu về thái độ của sinh viên đối với việc học nói khi giáo viên sử dụng hoạt động kể chuyện. Dữ liệu được thu thập vào đầu kì cho thấy các sinh viên ngại nói tiếng Anh và khả năng nói của họ bị hạn chế. Tuy nhiên, sau 8 tuần, các sinh viên đã thể hiện thái độ tích cực đối với các bài học nói và hiệu suất nói của họ được cải thiện một chút. Từ đó có thể kết luận rằng hoạt động kể chuyện có thể có những tác động có lợi đến thái độ của người học đối với việc học kỹ năng nói tiếng Anh của sinh viên các lớp không chuyên ngữ. Từ khóa: kể chuyện, nói tiếng Anh, thái độ 1. Đặt ván đề Quá trình hội nhập và toàn cầu hóa đã mang lại nhiều thay đổi tích cực cho việc dạy và học ngoại ngữ ở Việt Nam. Đề án ngoại ngữ 2020 nêu rõ ‘Đến năm 2020, sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng và trường nghề trên toàn quốc có khả năng sử dụng ngoại ngữ một cách độc lập’. Trong quá trình thực hiện đề án này, rất nhiều hoạt động đã được tiến hành bao gồm bồi dưỡng các giáo viên tiếng Anh nhằm đáp ứng nhu cầu mới; cải tiến chương trình, giáo trình; áp dụng chuẩn đầu ra cho sinh viên. Tuy nhiên, việc dạy và học tiếng Anh ở Việt Nam vẫn còn rất xa chuẩn thế giới. Theo TS. Hoàng Văn Vân (2010), ở Việt Nam còn thiếu nhiều giáo viên tiếng Anh “có chất lượng”, đào tạo thiếu bài 238 bản, lớp đông và sự không phù hợp giữa việc dạy học và kiểm tra đánh giá. Mặc dù định hướng giao tiếp đã được lưu tâm và nhấn mạnh trong quá trình dạy học nhưng các bài thi, kiểm tra lại vẫn nặng về ngữ pháp và đọc hiểu nên không đáp ứng được yêu cầu đầu ra về mặt giao tiếp. Điều này khiến cho nhiều sinh viên có thái độ tiêu cực, dẫn tới việc sinh viên học tiếng Anh chỉ để thi, không phải vì mục đích giao tiếp. Nhằm nỗ lực cải thiện trình độ tiếng Anh của sinh viên, trong suốt 8 năm giảng dạy sinh viên tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tác giả thấy nhiều trường hợp sinh viên nắm vững ngữ pháp nhưng kĩ năng nói còn kém. Ngoài ra, các em còn thể hiện thái độ không hợp tác, e ngại khi tham gia vào giờ học nói. Sau khi dự giờ một số lớp không chuyên ngữ, đồng thời tiến hành phỏng vấn không chính thức, tôi đã tìm ra một số lí do cho vấn đề này: các em thiếu môi trường và động lực thực hành kĩ năng nói, thiếu từ vựng, ngại nói trước các bạn, thiếu các tài liệu thực tế và các hoạt động nói giáo viên tổ chức trên lớp chưa hấp dẫn. Mặc dù các sinh viên đều nhận xét giáo trình phù hợp với trình độ, các chủ đề bài học cũng rất hay nhưng cách giáo viên áp dụng và thiết kế hoạt động chưa thực sự khuyến khích các em nói. Chương trình học tiếng Anh của sinh viên không chuyên ngữ tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam bao gồm cả 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Ngoài ra, việc thi nói cả giữa kì và cuối kì cũng khiến sinh viên phải dành nhiều thời gian hơn cho kĩ năng này. Tuy nhiên, như vậy chưa đủ để khuyến khích sinh viên tham gia tích cực vào giờ học. Các giáo viên cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc chọn và thiết kế các hoạt động luyện nói để giúp các em tham gia nhiều hơn. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra nhiều hoạt động có thể áp dụng trong giờ học nói như bổ sung thông tin, đóng vai, thảo luận hay tranh luận, kể chuyện…Trong số các hoạt động này, hoạt động kể chuyện được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới khẳng định có hiệu quả trong việc khích lệ sinh viên, làm cho ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát thái độ của sinh viên khi giáo viên sử dụng hoạt động kể chuyện trong giờ học nói ở một số lớp không chuyên ngữ tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam KHẢO SÁT THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN KHI GIÁO VIÊN SỬ DỤNG HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN TRONG GIỜ HỌC NÓI Ở MỘT SỐ LỚP KHÔNG CHUYÊN NGỮ TẠI HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM A SURVEY ON STUDENTS’ ATTITUDES WHEN THE TEACHER USES STORYTELLING ACTIVITIES IN SPEAKING LESSONS IN SOME NON-ENGLISH MAJORED CLASSESAT VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY OF AGRICULTURE ThS. Trần Thu Trang Học viện Nông nghiệp Việt Nam Tóm tắt Mục đích của đề tài này là tìm hiểu thái độ của sinh viên đối với việc học nói khi giáo viên sử dụng hoạt động kể chuyện trong giờ học Nói tiếng Anh. Một đề tài khảo sát được thực hiện trên ba lớp học không chuyên ngữ tại Khoa Thú y, Khoa Công nghệ thực phẩm, Khoa Cơ điện – Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Hoạt động kể chuyện được thực hiện trong 8 tuần của học kỳ II. Để trả lời câu hỏi nghiên cứu: “Thái độ của sinh viên là gì khi giáo viên sử dụng hoạt động kể chuyện trong các buổi học kĩ năng nói?. Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu khảo sát. Những người tham gia (90 sinh viên năm thứ nhất) đã trả lời hai bảng câu hỏi khảo sát vào đầu và cuối học kỳ. Bên cạnh đó, các sinh viên đã được phỏng vấn vào cuối học kỳ. Bảng câu hỏi khảo sát và phỏng vấn được sử dụng để thu thập dữ liệu về thái độ của sinh viên đối với việc học nói khi giáo viên sử dụng hoạt động kể chuyện. Dữ liệu được thu thập vào đầu kì cho thấy các sinh viên ngại nói tiếng Anh và khả năng nói của họ bị hạn chế. Tuy nhiên, sau 8 tuần, các sinh viên đã thể hiện thái độ tích cực đối với các bài học nói và hiệu suất nói của họ được cải thiện một chút. Từ đó có thể kết luận rằng hoạt động kể chuyện có thể có những tác động có lợi đến thái độ của người học đối với việc học kỹ năng nói tiếng Anh của sinh viên các lớp không chuyên ngữ. Từ khóa: kể chuyện, nói tiếng Anh, thái độ 1. Đặt ván đề Quá trình hội nhập và toàn cầu hóa đã mang lại nhiều thay đổi tích cực cho việc dạy và học ngoại ngữ ở Việt Nam. Đề án ngoại ngữ 2020 nêu rõ ‘Đến năm 2020, sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng và trường nghề trên toàn quốc có khả năng sử dụng ngoại ngữ một cách độc lập’. Trong quá trình thực hiện đề án này, rất nhiều hoạt động đã được tiến hành bao gồm bồi dưỡng các giáo viên tiếng Anh nhằm đáp ứng nhu cầu mới; cải tiến chương trình, giáo trình; áp dụng chuẩn đầu ra cho sinh viên. Tuy nhiên, việc dạy và học tiếng Anh ở Việt Nam vẫn còn rất xa chuẩn thế giới. Theo TS. Hoàng Văn Vân (2010), ở Việt Nam còn thiếu nhiều giáo viên tiếng Anh “có chất lượng”, đào tạo thiếu bài 238 bản, lớp đông và sự không phù hợp giữa việc dạy học và kiểm tra đánh giá. Mặc dù định hướng giao tiếp đã được lưu tâm và nhấn mạnh trong quá trình dạy học nhưng các bài thi, kiểm tra lại vẫn nặng về ngữ pháp và đọc hiểu nên không đáp ứng được yêu cầu đầu ra về mặt giao tiếp. Điều này khiến cho nhiều sinh viên có thái độ tiêu cực, dẫn tới việc sinh viên học tiếng Anh chỉ để thi, không phải vì mục đích giao tiếp. Nhằm nỗ lực cải thiện trình độ tiếng Anh của sinh viên, trong suốt 8 năm giảng dạy sinh viên tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tác giả thấy nhiều trường hợp sinh viên nắm vững ngữ pháp nhưng kĩ năng nói còn kém. Ngoài ra, các em còn thể hiện thái độ không hợp tác, e ngại khi tham gia vào giờ học nói. Sau khi dự giờ một số lớp không chuyên ngữ, đồng thời tiến hành phỏng vấn không chính thức, tôi đã tìm ra một số lí do cho vấn đề này: các em thiếu môi trường và động lực thực hành kĩ năng nói, thiếu từ vựng, ngại nói trước các bạn, thiếu các tài liệu thực tế và các hoạt động nói giáo viên tổ chức trên lớp chưa hấp dẫn. Mặc dù các sinh viên đều nhận xét giáo trình phù hợp với trình độ, các chủ đề bài học cũng rất hay nhưng cách giáo viên áp dụng và thiết kế hoạt động chưa thực sự khuyến khích các em nói. Chương trình học tiếng Anh của sinh viên không chuyên ngữ tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam bao gồm cả 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Ngoài ra, việc thi nói cả giữa kì và cuối kì cũng khiến sinh viên phải dành nhiều thời gian hơn cho kĩ năng này. Tuy nhiên, như vậy chưa đủ để khuyến khích sinh viên tham gia tích cực vào giờ học. Các giáo viên cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc chọn và thiết kế các hoạt động luyện nói để giúp các em tham gia nhiều hơn. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra nhiều hoạt động có thể áp dụng trong giờ học nói như bổ sung thông tin, đóng vai, thảo luận hay tranh luận, kể chuyện…Trong số các hoạt động này, hoạt động kể chuyện được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới khẳng định có hiệu quả trong việc khích lệ sinh viên, làm cho ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khảo sát thái độ của sinh viên Hoạt động kể chuyện Học nói tiếng Anh Sinh viên không chuyên ngữ Lý thuyết ngôn ngữGợi ý tài liệu liên quan:
-
Nghiên cứu chiến lược học của sinh viên không chuyên ngữ nhằm đạt chuẩn đầu ra tiếng Anh bậc 3/6
11 trang 85 0 0 -
14 trang 80 0 0
-
Một số kĩ năng sử dụng từ điển để nâng cao vốn từ ngữ của sinh viên không chuyên ngữ
4 trang 80 0 0 -
Thực trạng năng lực tiếng Anh của sinh viên không chuyên ngữ trường Đại học Vinh
5 trang 74 0 0 -
11 trang 65 0 0
-
99 trang 49 0 0
-
24 chủ điểm tiếng Anh thực dụng: Phần 1
147 trang 45 0 0 -
114 trang 45 0 0
-
Băn khoăn về học ngữ pháp hay học nói tiếng Anh trước?
4 trang 39 0 0 -
24 chủ điểm tiếng Anh thực dụng: Phần 2
179 trang 38 0 0