Danh mục

Khảo sát thành phần hoá học thực vật của hạt xay nhung Dialium cochinchinensis Pierre

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 402.37 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Khảo sát thành phần hoá học thực vật của hạt xay nhung Dialium cochinchinensis Pierre trình bày thành phần hóa thực vật của hạt xay nhung đã được nghiên cứu và kết quả cho thấy có sự hiện diện của alkaloids, coumarin, flavonoids, polyphenols, saponin, đường khử, glycoside tim và polyuronid trong hạt xay nhung.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát thành phần hoá học thực vật của hạt xay nhung Dialium cochinchinensis PierreTạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 2(57)-2022 KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HOÁ HỌC THỰC VẬT CỦA HẠT XAY NHUNG DIALIUM COCHINCHINENSIS PIERRE Bùi Thị Kim Lý(1) (1) Trường Đại học Thủ Dầu Một Ngày nhận bài 22/3/2022; Ngày phản biện 29/3/2022; Chấp nhận đăng 15/4/2022 Liên hệ Email: lybtk@tdmu.edu.vn https://doi.org/10.37550/tdmu.VJS/2022.02.296Tóm tắt Xay nhung (Dialium cochinchinensis Pierre) là loài cây đặc hữu của Việt Nam, đượcsử dụng như thực phẩm, gỗ và thuốc trong y học dân tộc. Tuy nhiên đến nay trong nướcvẫn chưa có các dữ liệu khoa học xác thực về hoạt tính sinh học của cây này. Trong bàinày, thành phần hóa thực vật của hạt xay nhung đã được nghiên cứu và kết quả cho thấycó sự hiện diện của alkaloids, coumarin, flavonoids, polyphenols, saponin, đường khử,glycoside tim và polyuronid trong hạt xay nhung. Nhóm hợp chất polyphenols và flavonoidsđã được bán định lượng bằng phản ứng Folin – Ciocalteu (F-C) và phản ứng tạo phứcnhôm và kết quả cho thấy cho thấy hàm lượng của hai thành phần này trong hạt lần lượtlà 15,58 ± 0,33 mg GAE/g và 26,49 ± 2,70 mg RUE/g bột khô dược liệu.Từ khóa: Dialium cochinchinensis, flavonoids, Folin–Ciocalteu, hạt xay nhung, polyphenolsAbstract INVESTIGATION OF PHYTOCHEMICAL FROM SEED OF DIALIUM COCHINCHINENSIS PIERRE Dialium cochinchinensis Pierre is a Vietnamese native plant that is widely used asa source of wood, food, and material in folk medicine. There have been relatively fewreports of bio-effects on these subjects thus far. The phytochemical constituents of D.cochinchinensis seed were identified in this article. These constituents included alkaloids,coumarin, flavonoids, polyphenols, saponin, reducting sugar, cardiac glycoside, andpolyuronid. Additionally, the polyphenols and flavonoids contents were determined usingthe Folin–Ciocalteu (F-C) and aluminum complexation reactions at concentrations of15,58 ± 0,33 mg GAE/g and 26,49 ± 2,70 mg RUE/g (d.w).1. Đặt vấn đề Việc sử dụng dược liệu trong các phương thức điều trị bệnh đã được sử dụng rất lâuđời với nhiều loài dược liệu được sử dụng. Song hiện tại y học dân tộc vẫn gặp nhiều 79 http://doi.org/10.37550/tdmu.VJS/2022.02.296thách thức về cơ sở khoa học cho việc sử dụng chúng trong y học chính thống (Schmidtvà nnk., 2007). Các cây thuốc có chứa các thành phần hoạt tính sinh học chữa bệnh đãđược chứng minh là có giá trị như một liệu pháp trị bệnh chính hoặc sử dụng kết hợp(Halberstein, 2005). Thực vật có khả năng tổng hợp các hợp chất thứ cấp đã được đánhgiá về tiềm năng chữa bệnh, bao gồm alkaloid, coumarin, saponin và flavonoid, trong đó,flavonoid có thể được biết đến nhiều nhất do đặc tính chống oxy hóa của chúng (Havsteen,2002). Gần đây, cây dược liệu dần trở thành đối tượng nghiên cứu chính trong các đề tàivà dự án về hoạt tính sinh học với mục tiêu tìm kiếm nguồn cung nguyên liệu tự nhiêncho các ngành dược phẩm, mỹ phẩm và các ngành công nghiệp liên quan khác mà có thểkhai thác lâu dài và ít tác dụng phụ (Gupta, 2018). Việc khảo sát được thành phần hoạttính có trong mẫu dược liệu có ý nghĩa lớn trong việc định hướng nghiên cứu và ứng dụngcủa chúng (Han và nnk., 2018). Xay nhung, tên danh pháp là Dialium cochinchinensis Pierre, thường được sử dụnglàm thuốc trong y học dân tộc trong các bài thuốc thuộc các dân cư khu vực Tây Nguyên(Đỗ Huy Bích và nnk., 2006). Từ năm 1996, xay nhung được đưa vào sách đỏ Việt Nam đểphục vụ cho công tác bảo tồn và sử dụng hợp lý loai cây này (Đỗ Huy Bích và nnk., 2006).Hiện nay có khoảng 10 loài Dialium xuất hiện tại khu vực Đông Nam Á, riêng D.cochinchinensis là loài xuất hiện duy nhất tại Việt Nam (Hợp, 1997). Do đó, các công trìnhnghiên cứu khoa học trên đối tượng này là rất hạn chế. Xay nhung là loại thực phẩm đượcsử dụng như món ăn vặt được nhiều bạn trẻ ưa chuộng do có vị chua ngọt kích thích vị giácđồng thời cũng là nguyên liệu dùng cho công nghiệp sản xuất rượu, thân cây dùng làm gỗloại một, riêng phần hạt của quả xay vẫn chưa được sử dụng như một nguồn nguyên liệu.Mục tiêu của bài nghiên cứu này đặt ra là khảo sát một số thành phần mang hoạt tính sinhhọc có trong hạt của quả xay, đặt tiền đề cho các nghiên cứu về hoạt tính từ đó giúp hỗ trợcho các công tác sử dụng, bảo vệ và nhân giống loài cây quý này trong tương lai.2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Nguyên liệu và chuẩn bị nguyên liệu Quả xay (D. cochinchinensis Pierre) được thu hái từ khu dự trữ sinh quyển KonChư Răng thuộc địa phận huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai đầu mùa ra trái của cây, vào khoảngtháng 7 đến cuối tháng 8. Phần ...

Tài liệu được xem nhiều: