Thông tin tài liệu:
Bệnh thương hàn là bệnh nhiễm trùng xảy ra thành dịch tản phát có tính chất địa phương. Bệnh truyền qua đường thức ăn, nước uống bị nhiễm vi khuẩn từ phân. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung nghiên cứu "Khảo sát tình hình mang vi khuẩn gây thương hàn ở người khoẻ mạnh ở phường Phú Cát, thành phố Huế".
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát tình hình mang vi khuẩn gây thương hàn ở người khoẻ mạnh ở phường Phú Cát, thành phố Huế
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 15, 2003
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH MANG VI KHUẨN GÂY THƯƠNG HÀN
Ở NGƯỜI KHOẺ MẠNH Ở PHƯỜNG PHÚ CÁT, THÀNH PHỐ HUẾ
Lê Văn An, Trần Đình Bình
Ngô Viết Quỳnh Trâm
Trường Đại học Y khoa, Đại học
Huế
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh thương hàn là bệnh nhiễm trùng xảy ra thành dịch tản phát có tính chất
địa phương. Bệnh truyền qua đường thức ăn, nước uống bị nhiễm vi khuẩn từ phân.
Ởíí Thừa Thiên Huế, trong vụ dịch thương hàn năm 1996 các phường xã ở
vùng hạ lưu sông Hương và các vùng ven các con sông chảy quanh thành phố bị
nhiều nhất, như số trường hợp thương hàn được xác định bằng cấy máu dương tính
ở Phú Hiệp là 81, ở Phú Cát 72, Vĩ Dạ 65 [3]. Nghiên cứu về tình hình nhiễm các ký
sinh trùng đường tiêu hóa và amibe ruột ở vùng Phú Cát cũng cho thấy có tỷ lệ nhiễm
khá cao ở khu vực dọc sông Hương gần cầu Gia Hội [7]. Đây là vùng có độ tập trung
dân cao, nhiều hộ sống sát bờ sông làm ngư nghiệp, có kinh tế thấp.
Qua tình hình trên chúng tôi nghĩ rằng liệu có thể những cá nhân mang vi
khuẩn trong vùng này sẽ là nguồn thải vi khuẩn và nguồn lây nhiễm mạnh cho môi
trường và người xung quanh. Trả lời thắc mắc trên là mục tiêu của chúng tôi khi tiến
hành khảo sát tình hình mang vi khuẩn thương hàn ở người lành của khu vực này.
II. ĐỐI TƯỢNG VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng:
Khảo sát tình hình vệ sinh nguồn nước và hố xí được tiến hành trên 142 hộ gia
đình, và lấy mẫu nghiệm phân trên 340 người khỏe mạnh tuổi từ 2060 của các hộ
gia đình này ở phường Phú Cát, Thành phố Huế.
2. Vật liệu:
Các môi trường dùng phân lập các vi khuẩn Salmonella gây sốt thương hàn từ
phân gồm SS, DCA, và các môi trường định danh của hãng OXOID, Anh.
Kháng huyết thanh Salmonella typhi, Salmonella paratyphi A, Salmonella
paratyphi B. của hãng Sanofi.
145
3. Phương pháp:
Khảo sát tình trạng hố xí và nguồn nước sử dụng của 142 hộ gia đình thuộc
khu vực này.
Lấy mẫu nghiệm phân của 340 người dân thuộc hộ gia đình trên. Những
người này cũng được hỏi về tình hình mắc bệnh thương hàn của họ được nhập viện
hoặc được bác sĩ chẩn đoán trong khoảng thời gian dưới 1 năm. Những bệnh nhân bị
thương hàn gần đây sẽ được lấy phân 23 lần cách nhau 2 ngày.
Phân lập theo thường quy phân lập vi khuẩn ở phân của WHO [2], và định
danh Salmonella gây sốt thương hàn theo các tiêu chí của Viện VSDT Hà Nội [1].
Thời gian tiến hành nghiên cứu từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2000.
III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Bảng 1: Tình hình vệ sinh hố xí và nguồn nước sinh hoạt của 142 hộ gia đình
Số hộ gia đình Tỷ lệ %
Số hộ có hố xí hợp vệ sinh 26 18,3
Số hộ không có hố xí hoặc hố xí không hợp vệ sinh 116 81,7
Số hộ có máy nước 52 36,6
Số hộ không có máy nước 90 63,4
Qua số liệu trên các hộ không có hố xí hoặc có hố xí nhưng chỉ là lều che
bằng bạt ni lông, một số ở gần cầu hố xí làm ra phía sông. Nhiều gia đình không có
nước máy (63,4 %), một số gia đình dùng nước lấy từ hộ hàng xóm dùng cho ăn
uống, nước sông là nguồn dùng cho sinh hoạt hàng ngày (vo gạo, rửa rau, thức ăn,
giặt ...). Những hộ sống dọc theo bờ sông Hương và gần cầu Gia Hội chủ yếu sống
bằng nghề cá, nhiều hộ sống bằng nghề không ổn định nên có mức sống thấp.
Bảng 2: Kết quả phân tích các mẫu phân
Tính chất đại thể Tế bào bạch cầu Cấy các Salmonella
Số
của phân trong phân gây thương hàn
lượng
Đặc bình Nhão Dương
mẫu Không có Có Âm tính
thường ướt tính
phân
n % n % n % n % n % n %
340 313 92 27 08 340 100 0 0 340 100 0 0
Khảo sát 340 mẫu phân có 313 mẫu phân đóng khuôn thường, 27 mẫu phân ...