Danh mục

Khảo sát vai trò của dầu mù u trong quá trình hồi phục vết thương trên mô hình chuột

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 482.64 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày nghiên cứu tính kháng viêm và hiệu quả trong việc điều trị vết thương của tinh dầu mù u trên mô hình chuột. Dầu mù u giúp vết thương hồi phục nhanh, không gây viêm, liền sẹo, mô da phục hồi nhanh và tốt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát vai trò của dầu mù u trong quá trình hồi phục vết thương trên mô hình chuộtY Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học KHẢO SÁT VAI TRÒ CỦA DẦU MÙ U TRONG QUÁ TRÌNH HỒI PHỤC VẾT THƯƠNG TRÊN MÔ HÌNH CHUỘT Nguyễn Văn Linh*, Võ Thành Long**, Đào Trọng Thức***, Trương Công Trị***, Trịnh Thị Diệu Thường***, Bùi Chí Bảo***TÓM TẮT Giới thiệu: Vết thương do tai nạn, bỏng, vết thương sau phẫu thuật, vết côn trùng cắn gây ra những tổnthương da như là viêm loét, nhiễm trùng, tạo sẹo gây ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ của bệnh nhân.Những dược liệu có nguồn gốc tự nhiên có vai trò kháng khuẩn và đẩy mạnh quá trình hồi phục vết thương đangđược quan tâm nghiên cứu trong thời gian gần đây. Dầu mù u được chiết xuất từ trái mù u (Calophylluminophyllum) có các hoạt chất sinh học có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, và kháng oxy hoá đã được sử dụngtừ rất lâu để điều trị vết thương. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu vai trò của dầu mù utrong quá trình hồi phục vết thương trên da chuột. Mục tiêu: Nghiên cứu tính kháng viêm và hiệu quả trong việc điều trị vết thương của tinh dầu mù u trênmô hình chuột. Phương pháp: Dầu mù u (Calophyllum inophyllum) được tinh chiết bằng dung môi ethanol, thành phầncalophyllolide trong tinh dầu sẽ được định lượng bằng HPLC. Chuột nhắt trắng đực (Mus musculus var. Albino)từ 8-10 tuần tuổi, khoẻ mạnh, có trọng lượng trung bình khoảng 30±2g được chia ra thành 5 nhóm, trong đónhóm I điều trị vết thương bằng dầu mù u, nhóm II được điều trị bằng thuốc sát trùng Betadine®, nhóm III đượcđiều trị bằng tinh dầu gạo, nhóm IV không điều trị và nhóm V không tạo vết thương. Đánh giá tác dụng của tinhdầu mù u dựa trên biểu hiện lành sẹo vết thương, đánh giá tổn thương qua độ lớn của lá lách và cấu trúc mô họctại vị trí vết thương bằng phương pháp nhuộm HE. Kết quả: Hàm lượng calophyllolide trong dầu mù u tinh chế: 225,78 ± 4,39 mg. Quan sát đại thể vết thươngđiều trị bằng dầu mù u không bị viêm, sưng đỏ, vết thương lành sau 7 ngày điều trị. Chiều dài và trọng lượng lálách của chuột điều trị bằng dầu mù ù không có khác biệt so với nhóm chuột bình thường không tạo vết thương(P=0,1124) và có sự khác biệt so các nhóm còn lại (P

Tài liệu được xem nhiều: