Danh mục

Khảo sát việc sử dụng câu hỏi phát triển năng lực liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh ở trường trung học phổ thông

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.93 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Khảo sát việc sử dụng câu hỏi phát triển năng lực liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh ở trường trung học phổ thông trình bày sử dụng câu hỏi (CH) yêu cầu về liên tưởng, tưởng tượng (LT,TT) là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm khơi gợi, phát huy sự LT,TT cho học sinh (HS). Có nhiều loại CH yêu cầu LT,TT: LT,TT về mối quan hệ giữa nhân vật và hoàn cảnh, không gian và thời gian nghệ thuật,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát việc sử dụng câu hỏi phát triển năng lực liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh ở trường trung học phổ thôngTạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cầ n ThơTập 48, Phần C (2017): 12-18DOI:10.22144/jvn.2017.639KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LIÊN TƯỞNG,TƯỞNG TƯỢNG CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNGBùi Thị PhượngTrung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần ThơThông tin chung:Ngày nhận: 26/12/2016Ngày chấp nhận: 27/02/2017Title:Surveying the use ofquestions to developassociation and imaginationabilities for high schoolstudentsTừ khóa:Liên tưởng, tưởng tượng,năng lực, văn học trung đạiViệt NamKeywords:Ability, association,imagination, Vietnamesemedieval literatureABSTRACTThe use of questions requiring association and imagination is one of theeffective methods to elicit and develop student’s association andimagination. There are different types of questions requiring associationand imagination: that of the relationship between characters and setting,space and time; that of images, symbols, characters of one artwork withanother. Through students’ association and imagination they will be ableto comprehend the work more deeply. This paper is to present the resultsof the practical survey of using questions in teaching Vietnamese medievalliterature in grade 10 at Chau Van Liem high school in CanTho city fromOctober, 2015 to February, 2016. Data collected in this research are fromthe questionnaires, class reports, teacher and student interviews on usingquestions to enhance image association and imagination. Two purposes ofthe research included (1) teachers’ perception of the role of usingquestions to enhance students’ association and imagination; (2) questiontypes used by teachers to develop students’ ability of associating andimaginating.TÓM TẮTSử dụng câu hỏi (CH) yêu cầu về liên tưởng, tưởng tượng (LT,TT) là mộttrong những biện pháp hữu hiệu nhằm khơi gợi, phát huy sự LT,TT chohọc sinh (HS). Có nhiều loại CH yêu cầu LT,TT: LT,TT về mối quan hệgiữa nhân vật và hoàn cảnh, không gian và thời gian nghệ thuật; LT,TThình ảnh, hình tượng, biểu tượng của tác phẩm này với tác phẩm khác…HS thông qua sự LT,TT sẽ tiếp nhận tác phẩm một cách sâu sắc hơn. Bàiviết này trình bày kết quả khảo sát thực tế việc sử dụng CH phát triểnnăng lực LT,TT trong dạy học tác phẩm Văn học trung đại Việt Nam lớp10 ở trường trung học phổ thông Châu Văn Liêm, Tp.Cần Thơ, từ tháng10/2015 đến tháng 2/2016. Các dữ liệu được thu thập trong nghiên cứunày là biên bản dự giờ, bảng hỏi, phỏng vấn giáo viên (GV) và phỏng vấnHS về việc sử dụng CH phát triển năng lực LT,TT. Bài nghiên cứu hướngđến hai mục tiêu: (1) Nhận thức của GV về vai trò của việc sử dụng CHphát triển năng lực LT,TT của HS; (2) Các loại CH mà GV đã sử dụng đểphát triển năng lực LT, TT của HS.Trích dẫn: Bùi Thị Phượng, 2017. Khảo sát việc sử dụng câu hỏi phát triển năng lực liên tưởng, tưởng tượng chohọc sinh ở trường trung học phổ thông. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 48c: 12-18.12Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cầ n ThơTập 48, Phần C (2017): 12-18Trong dạy học văn, LT,TT đóng vai trò quantrọng là những phương thức tư duy giúp HS tựkhám phá, tự tiếp cận và tự chiếm lĩnh kiến thức đểphát triển và hoàn thiện tâm hồn, trí tuệ cũng nhưnhân cách HS. Chất liệu xây dựng nên hình tượngvăn chương là ngôn từ. Bức tranh về đời sống xãhội được phản ánh cụ thể, sinh động, sáng tạo quangòi bút của nhà văn. Văn bản nghệ thuật là sựthống nhất giữa nội dung và hình thức thể hiện.Hình tượng văn chương là một loại hình tượng giántiếp “chỉ có thể tái tạo, hình dung qua trí TT, LTcủa người học” (Lê Lưu Oanh, Phạm Đăng Dư,2008, tr 25). Trí tưởng tượng, khả năng liên tưởngcó vai trò như “chìa khóa’ mở ra thế giới nghệthuật phong phú, sinh động mà nhà văn tạo nên.CH khơi gợi sự LT, TT là biện pháp hữu hiệu pháttriển năng lực LT,TT của HS trong quá trình tiếpnhận tác phẩm.1 ĐẶT VẤN ĐỀTrong chương trình giảng dạy ở bậc trung họcphổ thông (THPT), những tác phẩm Văn học trungđại (VHTĐ) Việt Nam được đưa vào giảng dạytrong nhà trường là những tác phẩm tinh hoa củadân tộc. Tuy nhiên, trong thực tế, giáo viên (GV)trường THPT luôn gặp không ít khó khăn khi giảngdạy những tác phẩm này vì học sinh (HS) khó cảmnhận được ý nghĩa của từ ngữ, hình ảnh, khó tìmthấy được sự đồng cảm với những giá trị tinh thầnmà con người thời trung đại đã gửi gắm.Tác phẩm văn chương là sản phẩm của trítưởng tượng của con người, chất liệu mà tác giảdùng để thể hiện sản phẩm của trí tưởng tượng củamình là ngôn từ. Do vậy, nếu không có khả năngliên tưởng, tưởng tượng (LT,TT) người đọc khó cóthể cảm nhận được tác phẩm một cách sâu sắc.Năng lực LT,TT giúp HS cảm thụ cái hay, cái đẹpcủa tác phẩm tốt hơn và làm cho cuộc sống của HSthêm đa dạng và phong phú. Sử dụng câu hỏi (CH)là biện pháp hữu hiệu để khơi gợi cho HS sựLT,TT kích thích tính tích cực, sự sáng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: