Danh mục

Khảo sát việc sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi bệnh viện tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 294.67 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 1    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 1
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khảo sát các tác nhân gây bệnh và việc sử dụng kháng sinh, đánh giá tính hợp lý trong chỉ định kháng sinh và xác định các yếu tố liên quan đến đáp ứng điều trị.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát việc sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi bệnh viện tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đỗ Đình Vinh*, Trần Ngọc Phương Minh**, Hà Nguyễn Y Khuê**, Đặng Nguyễn Đoan Trang*,** TÓMTẮT Mở đầu: Viêm phổi bệnh viện (VPBV) là loại nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp và có tỷ lệ tử vong cao. Tại bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh (ĐHYD TPHCM), phác đồ điều trị VPBV đã được ban hành vào năm 2015. Tuy nhiên, việc áp dụng phác đồ vào thực tế điều trị cần được giám sát và đánh giá để đưa ra các biện pháp giúp cải thiện việc sử dụng kháng sinh một cách an toàn, hợp lý, hiệu quả. Mục tiêu: Khảo sát các tác nhân gây bệnh và việc sử dụng kháng sinh, đánh giá tính hợp lý trong chỉ định kháng sinh và xác định các yếu tố liên quan đến đáp ứng điều trị. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 109 bệnh nhân được chẩn đoán VPBV và chỉ định kháng sinh từ 3 ngày trở lên từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2017 tại bệnh viện ĐHYD TPHCM. Dữ liệu được thu thập và phân tích từ hồ sơ bệnh án của bệnh nhân bao gồm các đặc điểm dịch tễ học, các tác nhân gây bệnh, các kháng sinh chỉ định, kết quả điều trị các đáp ứng điều trị. Tính hợp lý trong chỉ định kháng sinh được đánh giá qua các tiêu chí là loại kháng sinh, đường dùng và liều. Kết quả: Các chủng vi khuẩn phân lập chủ yếu là Acinetobacter baumanii, Pseudomonas aeruginosa và Klebsiella pneumoniae. Hầu hết bệnh nhân được chỉ định 2 – 3 loại kháng sinh (73,4%) với meropenem và levofloxacin được chỉ định nhiều nhất (lần lượt là 71,6% và 77,1%). Tỷ lệ sử dụng kháng sinh hợp lý khi điều trị theo kinh nghiệm là 37,0% và 10,5% khi điều trị với kết quả kháng sinh đồ dương tính. Phân tích hồi quy logistic đa biến cho thấy sử dụng hợp lý kháng sinh kinh nghiệm ban đầu có liên quan đến việc giảm tỷ lệ điều trị thất bại (OR = 0,162; 95% CI: 0,028 – 0,937; p = 0,042). Kết luận: Các kết quả nghiên cứu cho thấy sự cần thiết phải tuân thủ phác đồ điều trị của bệnh viện trong điều trị VPBV. Từ khóa: kháng sinh, viêm phổi bệnh viện. ABTRACT INVESTIGATION ON ANTIBIOTIC USE IN TREATMENT OF NOSOCOMIAL PNEUMONIA AT UNIVERSITY MEDICAL CENTER HOCHIMINH CITY Do Dinh Vinh, Tran Ngoc Phuong Minh, Ha Nguyen Y Khue, Dang Nguyen Doan Trang * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 185 – 190 Introduction: Nosocomial pneumonia (NP) remains one of the most common hospital-acquired infections with high mortality rate. Treatment guideline for NP of University Medical Center Hochiminh City (UMC HCMC) was published in 2015. However, adherence to this guideline needs to be evaluated in order to determine the methods for safer, more appropriate and effective antibiotic use. * Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh ** Khoa Dược, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: PGS TS. Đặng Nguyễn Đoan Trang ĐT: 0909907976 Email: trang.dnd@ump.edu.vn Chuyên Đề Dược 185 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Objectives: To investigate pathogens and antibiotic use, to evaluate rationality of antibiotic indication and to identify factors which may be attributed to treatment response. Materials and methods: A descriptive cross-sectional study was conducted on 109 patients diagnosed with NP and indicated with antibiotics for 3 days or more from July to September 2017 at UMC HCMC. Medical records of patients were reviewed for data analysis including demographics, isolated organisms, antibiotics indicated, treatment outcomes and response. Criteria for evaluating rationality of antibiotic indication included kinds of antibiotic, route of administration and dosage. Results: Major bacterial isolates were Acinetobacter baumanii, Pseudomonas aeruginosa and Klebsiella pneumoniae. The majority of the study population was indicated with 2 – 3 kinds of antibiotics (73.4%) and meropenem, levofloxacin were the 2 most common antibiotics indicated (71.6% and 77.1%, respectively). Rational use of antibiotic was observed in 37.0% of patients treated with empirical antibiotic therapy and in only 10.5% of patients with positive antibiogram and treated with antibiotic therapy. Logistic regression analysis showed that rational initial empirical antibiotic therapy was significantly associated with the decreased likelihood of treatment failure. (OR = 0.162; 95% CI: 0.028 – 0.937; p = 0.042). Conclusion: Results from th ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: