Danh mục

Khát vọng hạnh phúc ái ân trong thơ Nôm trung đại dưới góc nhìn văn hóa dân gian

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 205.49 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Danh ngôn có câu: “Tình yêu, đó là sự hòa đồng về tâm hồn, trí tuệ và thể xác”. Tình yêu theo đó không chỉ là những rung động của tâm hồn mà là cả những cảm xúc thật của thể xác, là những khao khát ái ân chân chính của con người, đặc biệt là người phụ nữ. Văn hóa dân gian đã đề cập đến vấn đề này một cách nhẹ nhàng xen lẫn hài hước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khát vọng hạnh phúc ái ân trong thơ Nôm trung đại dưới góc nhìn văn hóa dân gian KHÁT VỌNG HẠNH PHÚC ÁI ÂN TRONG THƠ NÔM TRUNG ĐẠI DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA DÂN GIAN ĐOÀN THỊ MAI SANG - NGÔ THỜI ĐÔN Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Danh ngôn có câu: “Tình yêu, đó là sự hòa đồng về tâm hồn, trí tuệ và thể xác”. Tình yêu theo đó không chỉ là những rung động của tâm hồn mà là cả những cảm xúc thật của thể xác, là những khao khát ái ân chân chính của con người, đặc biệt là người phụ nữ. Văn hóa dân gian đã đề cập đến vấn đề này một cách nhẹ nhàng xen lẫn hài hước. Dưới con mắt của chế độ phong kiến, quan hệ giới tính là một phạm trù không được công khai, là điều đáng xấu hổ, phải che đậy. Những bài thơ Nôm Trung đại sáng tác về tình yêu đôi lứa đã bứt phá khỏi rào cản ấy để cất lên tiếng nói đích thực cho quyền sống đúng như bản năng của con người. Đây là một đòn giáng mạnh vào cái ý thức hệ phong kiến hà khắc bóp nghẹt con người trong giáo điều, làm cuộc đột phá về vấn đề giải phóng con người. Từ khóa: Khát vọng, hạnh phúc ái ân, thơ Nôm Trung đại, văn hóa dân gian.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Danh ngôn có câu: “Tình yêu, đó là sự hòa đồng về tâm hồn, trí tuệ và thể xác”. Sự gần gũinhau về thể xác có thể nói là không thể thiếu trong mối quan hệ vợ chồng. Dưới con mắt của chếđộ phong kiến chịu ảnh hưởng của Nho giáo, quan hệ giới tính là một phạm trù không được côngkhai, là điều đáng xấu hổ, phải che đậy. Những bài thơ Nôm viết về tình yêu đã bứt phá khỏi ràocản ấy để cất lên tiếng nói đích thực cho quyền sống đúng như bản năng của con người. Tình yêutheo đó không chỉ là những rung động của tâm hồn mà là cả những cảm xúc thật của thể xác, lànhững khao khát ái ân chân chính của con người đặc biệt là người phụ nữ. Ta thấy trong tácphẩm xuất hiện hình ảnh người phụ nữ cất tiếng đòi quyền lợi giới tính, sự quan tâm về mặt thểxác như người cần được hít thở khí trời. Họ trò chuyện trao đổi về chuyện phòng the, ngỏ lời áiân, tưởng nhớ cảnh ân ái, giở lần kỷ vật ấp ủ nó như ấp ủ hơi ấm người chồng… Đó là biểu hiệnkhát vọng hạnh phúc trần tục và rất người của mỗi con người.2. NỘI DUNG Khao khát ái ân trong tình yêu đôi lứa là điều rất nhân bản, bởi lẽ yêu nhau vì rung độngcủa trái tim là phần hồn thì say đắm nhau bởi cảm giác ái ân chính là phần xác. Vạn vật trong vũtrụ cũng luôn giao hòa tình tự với nhau, huống gì một loài đa sầu đa cảm như con người. Ca daocũng nói nhiều đến khao khát hạnh phúc ái ân, chỉ một lát vô tình thấy “anh” đi qua cửa mà “em”bâng khuâng đến “nằm không yên”: Đêm qua trời sáng trăng rằm Anh đi qua cửa em nằm không yên. (Ca dao) Hay như câu ca dao tỏ tình tuy nhẹ nhàng nhưng cũng đầy nồng nhiệt của chàng trai khaokhát được gần gũi người yêu. Điều hạnh phúc nhất là được gần gũi với người yêu, cánh tay củangười yêu còn êm và mềm hơn cả gấm hay lụa: Đêm nằm gối gấm không êm Gối lụa không mềm bằng gối tay em. (Ca dao) 25TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ CYS 2016 Mặc dù nói về bình diện ái ân, nhưng ca dao xưa vẫn không làm mất đi cái duyên dáng,nồng thắm của người bình dân trước vấn đề yêu đương nam nữ: Đầu rồng mà gối tay tiên Ước gì tay ấy gối lên đầu này Đầu ấy mà gối tay này Như chim loan phụng ấp cây ngô đồng Một mai nên vợ nên chồng Như cá gặp nước như rồng gặp mây. (Ca dao) Các tác giả dân gian còn nói đến những chuyện dở khóc, dở cười, vừa éo le, vừa hài hước.Khi yêu nhau, rồi nên vợ nên chồng và lẽ đương nhiên trong cuộc sống ấy, ngoài việc hòa hợptâm hồn, còn là sự khao khát hòa hợp xác thịt để duy trì nòi giống: Đang khi lửa tắt cơm sôi Lợn kêu con khóc chồng đòi tòm tem Bây giờ lửa đã cháy lên Lợn no con nín, tòm tem thì tòm. (Ca dao) Nền văn học trung đại Việt Nam chịu tư tưởng của Nho giáo, coi thường vấn đề hạnhphúc ái ân, phạm vào những cấm kỵ nghiêm trọng. Vượt lên giáo lý xã hội khắt khe đó, cácnhà thơ Nôm, thậm chí là nhà thơ nữ sáng tác về chủ đề tình yêu đôi lứa đã mạnh dạn lên tiếngbảo vệ cho vấn đề “rất người” này. Vì thế, tiếng nói bênh vực cho quy ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: