Khi bé giận dỗi
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 137.28 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Chỉ một nhận xét bình thường thôi là con bạn đã giận dỗi. Bạn đừng lo. Trước 6 tuổi, trẻ đang muốn khẳng định mình đấy mà. Tính dễ tự ái của trẻ chỉ là dấu hiệu của một tâm lý còn mong manh. Khi trẻ tự ái Một hôm đi siêu thị, đứa bé gái nói như ra lệnh với cha: “Để con xách đồ nha!” Người cha trả lời với một giọng hơi cứng rắn: “Giỏ nặng lắm. Con xách không được đâu. Hơn nữa, cha con mình đang vội.” Ngay lập tức, cô bé làu bàu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khi bé giận dỗi Khi bé giận dỗiChỉ một nhận xét bình thường thôi là con bạn đã giận dỗi. Bạn đừng lo. Trước 6tuổi, trẻ đang muốn khẳng định mình đấy mà. Tính dễ tự ái của trẻ chỉ là dấu hiệucủa một tâm lý còn mong manh.Khi trẻ tự áiMột hôm đi siêu thị, đứa bé gái nói như ra lệnh với cha: “Để con xách đồ nha!”Người cha trả lời với một giọng hơi cứng rắn: “Giỏ nặng lắm. Con xách khôngđược đâu. Hơn nữa, cha con mình đang vội.” Ngay lập tức, cô bé làu bàu trongmiệng vì thất vọng. Có thể vì cảm thấy lời đề nghị của mình bị từ chối? Hay là giỏđồ quá nặng chăng? Cũng có thể vì không được khen khi muốn giúp cha? Thế là,mắt bé xụ xuống, môi bặm lại, chân bước nặng nhọc. Người cha chỉ biết thở dài:“Con sao dễ tự ái quá!”Đúng là đôi khi, chúng ta làm con cái giận dỗi vì những chuyện không đâu. Mộtnhận xét bình thường, một tiếng cười vô tư, một câu bông đùa nhẹ nhàng, và rồitrẻ “làm mặt” ngay: nhíu mày, cúi gằm đầu, tay khoanh lại trước ngực. Đối vớingười lớn chúng ta, phản ứng của trẻ có vẻ hoàn toàn vô cớ. Và nếu bạn không níncười được trước cử chỉ này hoặc nói thêm một câu nào đó trẻ càng giận hơn.Chính vì vậy mà nhiều bậc cha mẹ rất chú ý đến chuyện không có những lời nóilàm “hạ thấp” con mình.Trẻ tự ái không đúng chỗ? Tật xấu do được nuông chiều? Đúng ra chỉ là biểu hiệnbình thường của một giai đoạn tâm lý dễ vỡ. Qua thời gian, trẻ đang “xây” cái tínhcách của mình và có thể cảm thấy bị đe dọa bởi một lời chỉ trích hoặc chọc quê vôhại. Theo nhà tâm lý học người Pháp Hélène Danglard, lúc đó, trẻ muốn ở đúng tưthế của mình.Sự nhạy cảm trước cái nhìn của người khác xuất hiện rất sớm ở trẻ. Đôi khi trẻchưa biết đi cũng đã có phản ứng không hài lòng trước sự cười cợt của người lớnkhi nó xảy ra không tương thích với thời điểm cần chia sẻ. Hẳn có lúc bạn khôngnín cười được khi nhìn thấy con mình làm một động tác hơi ì ạch hoặc nhăn mặt.Tất nhiên là lúc đó, chúng ta không chế nhạo con mình. Dù vậy, trẻ cảm thấy rằngmình là nguyên nhân làm người khác cười và phản ứng lại theo cách của mình.Bạn chỉ cần an ủi trẻ bằng vài câu ví dụ như “Cha mẹ cười nhưng không chọc quêcon đâu. Cha mẹ chỉ thấy động tác của con hơi buồn cười.”Luôn thất vọng vì bị coi là “còn nhỏ quá”Dù ở độ tuổi nào đi nữa, một đứa trẻ giận dỗi thì ít nhiều cũng chịu đau khổ. Nhàphân tích tâm lý Danielle Dalloz khẳng định: “Điều đó giống như một vết thươngcủa người quá tự yêu mình. Trẻ giận là vì nó không thể đáp ứng với hình ảnh màngười khác mong chờ hoặc trẻ muốn mang lại.” Lúc đó, trẻ cảm thấy bị trả về vớicái tuổi thật của mình, với sự bất lực trước những sự việc. Có trẻ muốn thể hiệnmình đã lớn bằng cách đòi tự tắm một mình, tự ăn uống hoặc thậm chí muốn dùngmáy ảnh của cha mẹ để chụp hình. Nếu lúc đó bạn không kềm chế được mà buộtmiệng rằng “con còn nhỏ quá” thì chính câu nói này làm tổn thương trẻ rất nhiều.Thế là trẻ tự giam mình vào cái vỏ ốc với vẻ giận dữ. Trong những trường hợpnhư vậy, tất nhiên là bạn không nên nhường nhịn bằng cách làm cho trẻ sống vớimột sự việc mà trẻ chưa chín muồi. Chỉ cần bạn cố gắng làm giảm tự ái của trẻbằng cách mở một cánh cửa sổ hướng đến tương lai: “Lúc này con còn quá nhỏ,nhưng một ngày nào đó con có thể làm được như vậy.”Chuyên gia Hélène Danglard lưu ý: “Đừng quên rằng một đứa trẻ sống với nhữngthất vọng suốt cả ngày. Chính những giới hạn này làm trẻ an tâm và giúp trẻ tựxây dựng. Đồng thời, trẻ cũng không chấp nhận ý nghĩ cho rằng mình không thểlàm được mọi thứ. Nếu trẻ có cảm giác không làm được những chuyện cần phảilàm, có thể trẻ lo ngại mất đi điều duy nhất còn lại: tình yêu của cha mẹ. Trongthâm tâm, con chúng ta chỉ mong ước một điều: đáp ứng những gì mà người lớnchờ đợi và “dễ thương” theo đúng nghĩa của từ này.Chính vì lý do này mà tính tự ái của trẻ đặc biệt trỗi lên mỗi khi ai đó đề cập đếnvẻ bề ngoài của mình. Có trẻ thích tự mình chọn đồ mặc đến trường mỗi buổi sáng.Nếu bạn lỡ có lời bình phẩm vô hại nào đó về chuyện này, dù không phải là khenchê gì cả, trẻ sẽ phản ứng: “Tại sao mẹ nói với con như vậy? Đồ con chọn khôngđẹp sao? Nếu vậy thì con đi thay đồ khác.” Quyết định khôn ngoan nhất lúc này làbạn đừng đề cập đến chuyện đó, bởi tính tự ái của trẻ sẽ tự biến mất khi cha mẹkhông có thêm lời chế giễu. Đôi khi, tính tự ái quá đáng có thể che đậy một nỗithất vọng sâu thẳm. “Vậy là cha mẹ không thương con!” - đó là câu nói phản ứngyếu ớt của trẻ khi bị cười nhạo.Tính tự ái quá mức của trẻ thường bắt nguồn từ lúc còn bé xíu. Một số trẻ trải quagiai đoạn khó khăn của cuộc sống (gia đình có tang, cha mẹ hục hặc…). Hẳn trẻrất muốn sửa chữa những bất hạnh đó, nhưng có cảm giác mình không đủ sức làm.Thế là trẻ tự ái mỗi khi thế giới bên ngoài phản chiếu lại cho trẻ thấy một hình ảnhbị mất giá của chính mình. Trong những trường hợp nặng, liệu pháp tâm lý có thểgiúp trẻ hàn gắn vết thương. Khi đó, trẻ bắt đầu học thương yêu và phát triể ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khi bé giận dỗi Khi bé giận dỗiChỉ một nhận xét bình thường thôi là con bạn đã giận dỗi. Bạn đừng lo. Trước 6tuổi, trẻ đang muốn khẳng định mình đấy mà. Tính dễ tự ái của trẻ chỉ là dấu hiệucủa một tâm lý còn mong manh.Khi trẻ tự áiMột hôm đi siêu thị, đứa bé gái nói như ra lệnh với cha: “Để con xách đồ nha!”Người cha trả lời với một giọng hơi cứng rắn: “Giỏ nặng lắm. Con xách khôngđược đâu. Hơn nữa, cha con mình đang vội.” Ngay lập tức, cô bé làu bàu trongmiệng vì thất vọng. Có thể vì cảm thấy lời đề nghị của mình bị từ chối? Hay là giỏđồ quá nặng chăng? Cũng có thể vì không được khen khi muốn giúp cha? Thế là,mắt bé xụ xuống, môi bặm lại, chân bước nặng nhọc. Người cha chỉ biết thở dài:“Con sao dễ tự ái quá!”Đúng là đôi khi, chúng ta làm con cái giận dỗi vì những chuyện không đâu. Mộtnhận xét bình thường, một tiếng cười vô tư, một câu bông đùa nhẹ nhàng, và rồitrẻ “làm mặt” ngay: nhíu mày, cúi gằm đầu, tay khoanh lại trước ngực. Đối vớingười lớn chúng ta, phản ứng của trẻ có vẻ hoàn toàn vô cớ. Và nếu bạn không níncười được trước cử chỉ này hoặc nói thêm một câu nào đó trẻ càng giận hơn.Chính vì vậy mà nhiều bậc cha mẹ rất chú ý đến chuyện không có những lời nóilàm “hạ thấp” con mình.Trẻ tự ái không đúng chỗ? Tật xấu do được nuông chiều? Đúng ra chỉ là biểu hiệnbình thường của một giai đoạn tâm lý dễ vỡ. Qua thời gian, trẻ đang “xây” cái tínhcách của mình và có thể cảm thấy bị đe dọa bởi một lời chỉ trích hoặc chọc quê vôhại. Theo nhà tâm lý học người Pháp Hélène Danglard, lúc đó, trẻ muốn ở đúng tưthế của mình.Sự nhạy cảm trước cái nhìn của người khác xuất hiện rất sớm ở trẻ. Đôi khi trẻchưa biết đi cũng đã có phản ứng không hài lòng trước sự cười cợt của người lớnkhi nó xảy ra không tương thích với thời điểm cần chia sẻ. Hẳn có lúc bạn khôngnín cười được khi nhìn thấy con mình làm một động tác hơi ì ạch hoặc nhăn mặt.Tất nhiên là lúc đó, chúng ta không chế nhạo con mình. Dù vậy, trẻ cảm thấy rằngmình là nguyên nhân làm người khác cười và phản ứng lại theo cách của mình.Bạn chỉ cần an ủi trẻ bằng vài câu ví dụ như “Cha mẹ cười nhưng không chọc quêcon đâu. Cha mẹ chỉ thấy động tác của con hơi buồn cười.”Luôn thất vọng vì bị coi là “còn nhỏ quá”Dù ở độ tuổi nào đi nữa, một đứa trẻ giận dỗi thì ít nhiều cũng chịu đau khổ. Nhàphân tích tâm lý Danielle Dalloz khẳng định: “Điều đó giống như một vết thươngcủa người quá tự yêu mình. Trẻ giận là vì nó không thể đáp ứng với hình ảnh màngười khác mong chờ hoặc trẻ muốn mang lại.” Lúc đó, trẻ cảm thấy bị trả về vớicái tuổi thật của mình, với sự bất lực trước những sự việc. Có trẻ muốn thể hiệnmình đã lớn bằng cách đòi tự tắm một mình, tự ăn uống hoặc thậm chí muốn dùngmáy ảnh của cha mẹ để chụp hình. Nếu lúc đó bạn không kềm chế được mà buộtmiệng rằng “con còn nhỏ quá” thì chính câu nói này làm tổn thương trẻ rất nhiều.Thế là trẻ tự giam mình vào cái vỏ ốc với vẻ giận dữ. Trong những trường hợpnhư vậy, tất nhiên là bạn không nên nhường nhịn bằng cách làm cho trẻ sống vớimột sự việc mà trẻ chưa chín muồi. Chỉ cần bạn cố gắng làm giảm tự ái của trẻbằng cách mở một cánh cửa sổ hướng đến tương lai: “Lúc này con còn quá nhỏ,nhưng một ngày nào đó con có thể làm được như vậy.”Chuyên gia Hélène Danglard lưu ý: “Đừng quên rằng một đứa trẻ sống với nhữngthất vọng suốt cả ngày. Chính những giới hạn này làm trẻ an tâm và giúp trẻ tựxây dựng. Đồng thời, trẻ cũng không chấp nhận ý nghĩ cho rằng mình không thểlàm được mọi thứ. Nếu trẻ có cảm giác không làm được những chuyện cần phảilàm, có thể trẻ lo ngại mất đi điều duy nhất còn lại: tình yêu của cha mẹ. Trongthâm tâm, con chúng ta chỉ mong ước một điều: đáp ứng những gì mà người lớnchờ đợi và “dễ thương” theo đúng nghĩa của từ này.Chính vì lý do này mà tính tự ái của trẻ đặc biệt trỗi lên mỗi khi ai đó đề cập đếnvẻ bề ngoài của mình. Có trẻ thích tự mình chọn đồ mặc đến trường mỗi buổi sáng.Nếu bạn lỡ có lời bình phẩm vô hại nào đó về chuyện này, dù không phải là khenchê gì cả, trẻ sẽ phản ứng: “Tại sao mẹ nói với con như vậy? Đồ con chọn khôngđẹp sao? Nếu vậy thì con đi thay đồ khác.” Quyết định khôn ngoan nhất lúc này làbạn đừng đề cập đến chuyện đó, bởi tính tự ái của trẻ sẽ tự biến mất khi cha mẹkhông có thêm lời chế giễu. Đôi khi, tính tự ái quá đáng có thể che đậy một nỗithất vọng sâu thẳm. “Vậy là cha mẹ không thương con!” - đó là câu nói phản ứngyếu ớt của trẻ khi bị cười nhạo.Tính tự ái quá mức của trẻ thường bắt nguồn từ lúc còn bé xíu. Một số trẻ trải quagiai đoạn khó khăn của cuộc sống (gia đình có tang, cha mẹ hục hặc…). Hẳn trẻrất muốn sửa chữa những bất hạnh đó, nhưng có cảm giác mình không đủ sức làm.Thế là trẻ tự ái mỗi khi thế giới bên ngoài phản chiếu lại cho trẻ thấy một hình ảnhbị mất giá của chính mình. Trong những trường hợp nặng, liệu pháp tâm lý có thểgiúp trẻ hàn gắn vết thương. Khi đó, trẻ bắt đầu học thương yêu và phát triể ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giáo dục trẻ em tài liệu mầm non kiến thức nuôi con dạy con học giáo dục trẻGợi ý tài liệu liên quan:
-
4 trang 143 0 0
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Làm quen chữ viết cho trẻ 5-6 tuổi qua việc đọc và viết
7 trang 126 0 0 -
6 trang 125 0 0
-
Giáo án văn học - Bài thơ : Mèo con đi học
6 trang 82 0 0 -
17 trang 65 0 0
-
Bài giảng Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Bài: Thơ 'Bố đi cày'
8 trang 65 0 0 -
6 trang 60 0 0
-
16 trang 50 0 0
-
Giáo án văn học - Bài thơ: Chiếc cầu mới
6 trang 49 0 0 -
BÒ DÍCH DẮC BẲNG BÀN TAY BÀN CHÂN QUA 5-6 HỘP CÁCH NHAU 60CM
11 trang 49 0 0