Danh mục

Khi con 1 tháng tuổi – Tuần 4

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 465.09 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ tuần thứ tư, bé đã ý thức được nhiều hơn về cơ thể của mình, và đây là lúc để bắt đầu khám phá bản thân mình. Đối với mẹ, trạng thái tâm lý sau sinh vẫn có thể là một vấn đề mà bạn không kiểm soát được, hãy bình tĩnh và vượt qua, mẹ nhé! Khám phá tay chân Lúc mới sinh, bé không có khái niệm tay và chân cũng là một phần của thân thể.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khi con 1 tháng tuổi – Tuần 4 Khi con 1 tháng tuổi – Tuần 4 Từ tuần thứ tư, bé đã ý thức được nhiều hơn về cơ thể của mình, và đây là lúc để bắt đầu khám phá bản thân mình. Đối với mẹ, trạng thái tâm lý sau sinh vẫn có thể là một vấn đề mà bạn không kiểm soát được, hãy bình tĩnh và vượt qua, mẹ nhé! Khám phá tay chân Lúc mới sinh, bé không có khái niệm tay và chân cũng là một phần của thân thể. Phải đến bây giờ bé mới bắt đầu tìm hiểu cơ thể mình, và tay – chân là những bộ phận được bé khám phá đầu tiên. Bạn có thể khuyến khích con bằng cách nắm hai tay bé đưa lên đầu và hỏi “Con gái/trai mẹ lớn chừng nào rồi nhỉ?” hoặc cầm chân bé lên và đếm ngón chân; bạn cũng hãy thử cầm bàn tay bé đưa ra trước mặt để bé vừa thấy vừa cảm nhận được cùng lúc. Trẻ ở 4 tuần tuổi vẫn chưa thể điều tiết nhiệt độ cơ thể phù hợp, hệ tuần hoàn của bé cũng chưa hoạt động hoàn thiện. Một số nhiệt trong cơ thể bé có thể thoát ra ngoài qua tay và chân, vậy nên bố mẹ hãy bảo đảm cho những ngón tay ngón chân bé xíu c ủa con được che chắn và giữ ấm cẩn thận khi trời lạnh, nhất là khi cho con ra ngoài chơi nhé! Bàn tay nhỏ xíu của con đã có thể nắm chặt tay mẹ. (Ảnh: Inmagine) Chơi với con Chơi với con là cách tốt nhất để nhẹ nhàng hướng dẫn bé bước vào thế giới mới mẻ và lạ lẫm này. Bé sẽ rất chú ý đến những vòng đồ chơi treo nôi có những hình thù và màu sắc tương phản, những quyển sách có hình khuôn mặt em bé. Một cái giá chữ A có treo lủng lẳng những món đồ chơi hấp dẫn sẽ giúp bé luyện tập kỹ năng phối hợp giữa cánh tay, bàn tay và ngón tay. Bạn có thể nằm bên cạnh để chơi cùng với con. Mặc dù bây giờ đã có thể nắm được món đồ chơi một cách thích thú nhưng con bạn vẫn chưa biết phối hợp giữa tay và mắt để với lấy món đồ mà bạn đưa trước mặt bé đâu. Kỹ năng này sẽ chỉ phát triển khi bé được khoảng 4 tháng tuổi; cho đến lúc đó bạn sẽ phải đặt đồ chơi vào tận tay của con, và rất nhiều khả năng ngón tay út của bạn sẽ trở thành món đồ chơi ưa thích của bé đấy. Ngôn ngữ của con Bé có thể phát ra những tiếng ư ư hay ê a để bày tỏ cảm xúc của mình. Một số bé còn bắt đầu biết hét và cười nữa. Bạn nhớ cũng ư ư, ê a lại với con, và nhìn vào mắt bé khi nói chuyện nhé. Bé rất thích như vậy. Nếu bạn có việc bận phải làm thì bạn vẫn có thể nói vọng lại từ xa để bé nghe thấy tiếng bạn. Đừng cảm thấy buồn cười khi dùng ngôn ngữ của em bé vì con bạn rất thích những âm thanh cao và kéo dài như vậy. Thông qua việc giao tiếp này, con bạn có thể học được về cấu trúc và chức năng của ngôn ngữ; con sẽ thích thú và thậm chí có thể chen những “nhận xét” của chính bé vào nữa đấy. Cuộc sống của bạn: Cảm xúc lẫn lộn Ngay cả khi bạn có là người mẹ hạnh phúc nhất trên thế giới thì việc đan xen những cảm giác thất vọng cũng là chuyện bình thường. Trong suốt chín tháng mang thai bạn đã tưởng tượng ra con yêu của mình như thế nào và giờ đây có thể bé không như bạn đã tưởng tượng. Nếu bé gặp vấn đề về sức khỏe thì bạn càng dễ bị cảm giác thất vọng vì không có được những gì mình mong muốn; kể cả bé của bạn khỏe mạnh thì đôi khi cảm giác trên cũng không tránh khỏi. Dù thế nào con cũng vẫn là con của mẹ! (Ảnh: Inmagine) Khi rơi vào tình huống này, ít ông bố bà mẹ nào thổ lộ với người khác nhưng điều đó hoàn toàn bình thường vì bạn là con người mà. Đừng cảm thấy có lỗi nếu có đôi khi niềm hạnh phúc của bạn xen vào chút buồn hay ân hận. Cứ tự cho phép mình than thở đi rồi hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp mà vui lên bạn nhé!

Tài liệu được xem nhiều: