Danh mục

Khi nào cần bổ sung kẽm

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 428.86 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kẽm là một trong những chất có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Kẽm làm tăng sinh sản (phân chia) tế bào, nhất là ở giai đoạn bào thai, lúc tuổi nhỏ, trưởng thành, tác động đến hấu hết các quá trình sinh học, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp acid nucleic, protein, những thành phần căn bản của sự sống.Khi thiếu kẽm dễ sinh các biểu hiện bất thường hay bệnh lý như có thể dẫn tới các rối loạn thần kinh, góp phần tạo nên bệnh tâm thần phân liệt, gây rối loạn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khi nào cần bổ sung kẽmKhi nào cần bổ sung kẽm?Kẽm là một trong những chất có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Kẽm làmtăng sinh sản (phân chia) tế bào, nhất là ở giai đoạn bào thai, lúc tuổi nhỏ,trưởng thành, tác động đến hấu hết các quá trình sinh học, đặc biệt là quátrình phân giải tổng hợp acid nucleic, protein, những thành phần căn bản củasự sống.Khi thiếu kẽm dễ sinh các biểu hiện bất thường hay bệnh lý như có thể dẫntới các rối loạn thần kinh, góp phần tạo nên bệnh tâm thần phân liệt, gây rốiloạn tập tính, kém thích nghi với các biến đổi. Nếu thiếu kẽm sẽ làm cho tócxơ cứng, màu tóc chuyển dần từ đen sang vàng, móng tay dễ bị gãy, khi gãychậm mọc lại, có những bớt trắng, da bị khô, sạm. Thiếu kẽm, sự nhạy cảmcủa vị giác bị giảm hoặc mất hẳn, ăn thức ăn có vị ngọt mà cảm thấy đắng,ăn không ngon, chán ăn, viêm niêm mạc miệng... Hàu là loại thức ăn có chứa nhiều kẽm.Ở nước ta, có khoảng 30-40% trẻ em và hầu hết nữ trong tuổi sinh đẻ đềuthiếu kẽm (theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia). Nguyên nhân do chế độ ăn cónhiều chất bột ít chất đạm, do chế biến (trong thực vật kẽm nằm ở phấn hoanhụy lá mầm của hạt, xay xát nhiều làm mất kẽm), do bệnh tật (bệnh đườngruột làm cho kẽm khó hấp thu), do di truyền (bệnh acrodematis, cơ thểkhông hấp thu được kẽm, da bị nám xung quanh khuỷu tay, đầu gối, mặt,mông) và đôi khi do dùng thuốc (dùng sắt lâu dài sẽ cản trở sự hấp thu kẽm).Việc chẩn đoán thiếu kẽm cần dựa vào lâm sàng, kết hợp với việc làm xétnghiệm kẽm trong máu, nước tiểu, tóc và enzym phophatase kiềm. Kẽmtrong máu bình thường ở mức 100 microgam/100ml, được coi là thiếu khi ởmức bằng hay thấp hơn 70 microgam/100ml.Phòng ngừa thiếu kẽm:Chọn thức ăn giàu kẽm như hàu, gan, thịt đỏ, trứng, ngũ cốc thô, các loạiđậu, các loại rau, củ, trái cây... nhưng cần ăn cân đối thức ăn thực vật vàđộng vật. Cũng có thể chọn dùng các thực phẩm có bổ sung kẽm, một số chếphẩm chứa vitamin muối khoáng có hàm lượng kẽm khá đầy đủ.Khắc phục thiếu kẽm, nên bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn chậm lớn, người cóthai và cho con bú (tất nhiên cần xác định mức độ thiếu kẽm). Bổ sung cácthuốc có chứa kẽm (gluconat kẽm hay sulfat kẽm). Uống sau ăn 30 phút.Thời gian bổ sung là 2-3 tháng. Chữa các bệnh gây thiếu kẽm trước khi bổsung (ví dụ bệnh rối loạn đường tiêu hóa). Khi dùng kẽm nên dùng thêmvitamin A, B6,C và phospho vì các chất này làm tăng sự hấp thu kẽm. Nếudùng cả sắt và kẽm thì dùng cách xa nhau, dùng kẽm trước, vì sắt sẽ cản trởsự hấp thu kẽm.Tránh bổ sung thừa vì dùng nhiều kẽm có thể làm giảm khả năng miễn dịch.Không được dùng mỗi ngày quá 150mg.

Tài liệu được xem nhiều: