Danh mục

Khí tượng học synốp phần 2

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.70 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mô hình đường dòng mực thấp trong khu vực tín phong và gió mùa (1) Sống áp cao (2) Rãnh áp thấp (3) Hệ thống đệm, A (anticyclone) - xoáy nghịch tương ứng với khu áp cao; C (cyclone) - xoáy thuận tương ứng với khu áp thấp (Harris, 1970) Phần Bắc Bán Cầu trên mô hình 1.11d minh hoạ rất rõ hệ thống hoàn lưu ở khu vực Đông Nam Á và Tây Bắc
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khí tượng học synốp phần 2 15 Hình 1.11. Mô hình đường dòng mực thấp trong khu vực tín phong và gió mùa (1) Số ng áp cao (2) Rãnh áp thấp (3) Hệ t hố ng đệm, A (anticyclone) - xoáy nghịch tương ứng với khu áp cao; C (cyclone) - xoáy thuận tương ứng với khu áp thấp (Harris, 1970) Phần Bắc Bán Cầu trên mô hình 1.11d minh hoạ rất rõ hệ thố ng hoàn lưu ở khu vực Đông Nam Á và Tây Bắc Thái Bình Dương. Trong đó biểu hiệ n rõ áp thấp Nam Á với đới gió tây và tây nam ở phần phía nam của áp thấp này. Phía đông áp thấp này là hệ thố ng áp cao, chính là áp cao cận nhiệt Tây Thái Bình Dương. Phía nam áp cao này là dả i áp thấp xích đạo. Hệ t hố ng đệm trong mô hình này được chia làm 3 phần: Phần ở phía Bắc Bán Cầu là số ng áp cao, ở phía nam là áp thấp còn trên xích đạo là vùng đệ m. Trường đường dòng và các trung tâm xoáy Trên các hình (1.12 - 1.19) là hệ t hố ng đường dòng hợp thành(1) ở các mực gradien(2), 850 mb, 500 mb, 200 mb tháng 1 và tháng 7 đặc trưng cho mùa gió mùa mùa đông và mùa gió mùa mùa hè ở miền nhiệt đớ i Đông Bán Cầu. Trên mỗ i bản đồ là trường đường dòng (đường liề n) với hướng theo chiều mũi tên và đường đẳng tốc gió hợp thành (đường đứt) vẽ qua 5kts (2kts=1m/s). Tốc độ gió hợp thành nhỏ hơn 5 và lớ n hơn 15 kts được tô đậ m. Trên các bản đồ, những đặc đ iểm cơ bản của trường áp và trường xoáy Gió hợp thành là vectơ tốc độ gió tổng hợp của hai vectơ gió trung bình nhiều năm theo (1) trục x(u) và y(v). Mực gradien có độ cao khoảng 600 m. (2) 16 cũng được thể hiện rõ với các trung tâm khí áp và xoáy được ký hiệu bằng chữ A: xoáy nghịch (khu áp cao) và chữ C: xoáy thuận (khu áp thấp). Trường đường dòng và xoáy mực gradien (600m) tháng 1 (hình 1.12) Trên Đông Á dòng khí toả ra từ cao áp Siberi(3) về phía biển và vượt xích đạo về phía Nam Bán Cầu, chuyển hướng thành tây bắc và thổ i vào áp thấp châu Úc (1). Trên miề n Tây Thái Bình Dương là số ng cao áp cận nhiệt. Hệ t hố ng dòng khí của số ng này thổ i cùng hướng đông bắc như dòng khí từ áp cao Siberi. Trừ phần rìa phía nam liên quan với front lạnh, tốc độ gió trong khu vực cao áp Siberi rất nhỏ (v 17 Tại mực 850mb (khoảng 1,5km) còn thấy rõ dòng khí của xoáy nghịch Siberi ở Đông Á như trên bản đồ mực gradien (1). Số ng cao áp cận nhiệt Tây Thái Bình Dương nằm ở kho ảng 220 N (2). Dòng khí lạnh từ Nam Trung Quốc với độ dày 3 km thổ i qua Việt Nam và tới Singapore chỉ còn khoảng 1300 m (3). Giữa áp cao cận nhiệt Tây Thái Bình Dương và áp cao Siberi là rãnh áp thấp, trong nhiều trường hợp có thể hình thành một số áp thấp với một đường đẳng áp đóng kín. Rãnh áp thấp này(1) khi bị nén bởi hai áp cao có thể gây ra thời tiết xấu với mây tích, thậm chí cho mưa rào và dông. Rãnh gió mùa Nam Bán Cầu mở rộ ng từ phía tây châu Phi đến 180o E (4). Tại mực 850mb, rãnh này nằm theo hướng tây-đông giữa 10oS - 20oS và vị trí gần xích đạo nhất của nó là ở miề n Trung Ấn Độ Dương. Hình 1.13. Bản đồ đường dòng mực 850mb. Tháng1 (Harris, 1970) Trường đường dòng và xoáy mực 500 mb, tháng 1 (hình 1.14) Tại mực 500mb một nhánh của đới gió tây ôn đới tiến sâu về miền nhiệt đới đến tận vĩ độ 20oN (1). Đó là dòng xiết gió tây nhánh phía nam cao nguyên Tibet với tốc độ gió tới 45-60m/s. Đớ i gió tây ôn đới gây nhiều hậu quả t hời tiết đố i với miền Bắc Việt Nam. Trước hết là dòng giáng ở phía nam dòng xiết đem lạ i thời tiết ổn định vào tháng 1. Hệ quả t hứ hai là sóng trong đới gió tây tạo điều kiện cho xâm nhập lạnh mạnh, tạo các hình thế trong đó các đợt xâm nhập lạnh xả y ra liên tiếp. Trong trường hợp rãnh trên cao mạnh dị thường có thể gây bình lưu lạnh rất mạnh trên cao làm tăng độ bất ổn định đế n mức có thể gây nên mưa rào và dông vào giữa mùa đông như trường hợp tháng 12-2004. Trong nghiệp vụ người ta gọi là rãnh áp thấp bị nén. (1) 18 Hình 1.14. Bản đồ đường dòng mực 500mb. Tháng1 (Harris, 1970) Dải áp cao cận nhiệt chia làm ba phần có trục nằm trong dả i 10-15oN ở các kinh tuyến khoảng 70oE, 100oE và 140oE (2). Hệ t hống đệ m bị đẩy về phía Nam Bán Cầu trở thành áp cao có trục ở 0-5oS (3). Trường đường dòng và xoáy mực 200 mb, tháng 1 (hình 1.15) Tháng 1 do sự mở rộ ng của áp thấp hành tinh Bắc Bán Cầu nên vị trí trung bình của số ng cao áp cận nhiệt Bắc Bán Cầu tại mực 200mb nằ m ở 10oN, 160oE nghĩa là d ịch chuyển 20o vĩ về phía xích đạo so với vị trí tháng 7 của nó. Gió đông giới hạn trong một dải hẹp và có tốc độ gió cực đạ i 30 kts. Ở đây có dòng vượt xích đạo về ...

Tài liệu được xem nhiều: