Danh mục

Khí tượng học synốp (Phần nhiệt đới) - Trần Công Minh Phần 2

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.62 MB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên hình 1.9 là Giá trị phân kỳ trung bình trên đại dương và tốc độ thẳng đứng trung bình ngày tại mực 900mb (m/ngày). Tháng 1 trong lớp sát đất gió phân kỳ trong dải 10-30oN ở phần phía nam của cao áp cận nhiệt Bắc Bán Cầu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khí tượng học synốp (Phần nhiệt đới) - Trần Công Minh Phần 2 17 Hình 1.9. Giá trị phân kỳ trung bình trên đại dương và chuyển động thẳng đứng trung bình ngày tại mực 900mb (m/ngày) (tính trung bình cho lớp giữa mặt đất và 900mb) Trên hình 1.9 là Giá trị phân kỳ trung bình trên đại dương và tốc độ thẳng đứng trung bìnhngày tại mực 900mb (m/ngày). Tháng 1 trong lớp sát đất gió phân kỳ trong dải 10-30oN ở phần phía nam của cao ápcận nhiệt Bắc Bán Cầu. Đới có độ hội tụ lớn dịch xuống phía nam tới 5oN vào tháng 7. Profile phân kỳ biểu diễn giá trị trung bình cho lớp nằm giữa mặt đất và 900 mb. Nếunhư ở miền ngoại nhiệt đới là phân kỳ thì ở miền xích đạo thường có sự hội tụ. Ta hãy ápdụng khái niệm về bảo toàn khối lượng trong khí quyển đối với trạng thái ổn định mà ta cóthể giả thiết là ổn định theo mùa. Trong phương trình ∂ (ρw) + ∇.(ρ V) = 0 (1.3) ∂z với ρ - mật độ không khí ; z - tọa độ thẳng đứng; w - tốc độ thẳng đứng. Giả thiết là lớp khí quyển mà ta nghiên cứu mỏng khoảng 1km và phía trên của lớpnày là profile có độ phân kỳ và hội tụ như trên hình 1.7 và 1.9. Mật độ biến đổi ít và có thể loại ra khỏi phương trình (1.3). Tích phân theo chiều caotừ mặt đất tới độ cao 1km ta có: w h − w 0 = ( −∇. .Vh )* = w h (1.4) 18 trong đó w h - tốc độ thẳng đứng mực h; w0 - tốc độ thẳng đứng tại mặt đất, còn (*)đặc trưng cho độ hội tụ của lớp khí quyển đang xem xét, tốc độ thẳng đứng ở mặt đấtbằng không. Ký hiệu (*) chỉ đại lượng của tốc độ thẳng đứng trung bình trong lớp từ H = 0đến lớp H = 1 km như trên đã nói. Điều đó có nghĩa là ở gần mặt đất trong khu vực phânkỳ wh0 là dòng thăng. Ta thấy làchuyển động giáng sẽ đem lại thời tiết khô, quang mây còn chuyển động thăng sẽ đem lạitrời mây và mưa. Hình 1.9 biểu diễn dải hội tụ (có mưa lớn) trong khu vực xích đạo và dảiphân kỳ (trời quang) trong khu vực cận nhiệt đới, đúng như thực tế quan trắc được.1.5.3 Sự biến đổi theo mùa của hoàn lưu nhiệt đới và sự bất đối xứng của hai bán cầu Nếu như bề mặt Trái Đất đồng nhất thì sự quay của Trái Đất xung quanh Mặt Trờisẽ gây nên sự biến đổi theo mùa không lớn. Thực tế quá trình diễn ra phức tạp hơnnhiều. Điều đó một phần là do sự nghiêng của trục Trái Đất, một phần do sự phân bốkhông đều của lục địa và biển dẫn đến sự khác nhau trong thông lượng bức xạ Mặt Trờicũng như chu trình của nước và hơi nước trong khí quyển. Trước hết ta hãy xem xét sựbiến đổi của hoàn lưu trung bình theo vĩ độ, sau đó sẽ xem xét sự biến đổi của hoàn lưuchung trên Trái Đất. Trên thực tế, những điều kiện trung bình của hoàn lưu biến đổitheo vĩ độ lớn hơn theo kinh độ. Vị trí trung bình của dải áp thấp xích đạo là 5oS vào mùa đông Bắc Bán Cầu, cònmùa hè Bắc Bán Cầu thì nằm ở 15oN, theo giá trị trung bình năm thì vị trí của dải áp thấpxích đạo này là 5oN được gọi là xích đạo khí tượng (hình 1.10). Hình 1.10. Các vị trí trung bình của rãnh áp thấp xích đạo trong tháng 1 và tháng 7 Vì vậy theo xích đạo khí tượng thì Nam Bán Cầu rộng hơn Bắc Bán Cầu. Ta đã biếtlà miền nhiệt đới luôn cung cấp nhiệt cho miền ngoại nhiệt đới, điều đó có nghĩa là NamBán Cầu có nguồn nhiệt từ nhiệt đới lớn hơn so với Bắc Bán Cầu. Do châu Nam Cực với 19đại dương bao quanh ổn định hơn ở Bắc Bán Cầu và nền nhiệt độ ở Nam Cực thấp hơnso với Bắc Bán Cầu. Chính vì vậy, áp thấp hành tinh Nam Bán Cầu có tâm trên NamCực, mở rộng về phía xích đạo. Đới gió tây ở rìa áp thấp hành tinh này có cường độ lớnhơn so với đới gió tây Bắc Bán Cầu cả vào mùa hè và mùa đông.1.6 TRƯỜNG ÁP, TRƯỜNG GIÓ MIỀN NHIỆT ĐỚI Trước khi xem xét các thành phần cơ bản của hoàn lưu nhiệt đới thể hiện trên trườngáp và trường gió ta hãy dừng lại ở những đặc điểm của trường áp và trường gió miềnnhiệt đới. Ở miền nhiệt đới, nhiệt độ tương đối đồng nhất, như đã trình bày ở các mục trước,trường áp mờ, gradien khí áp ngang không lớn như ở miền ôn đới. Trừ trường hợp bão vàsự xâm nhập của không khí lạnh, nói chung ở miền nhiệt đới, gradien khí áp ngang chỉ là1-2mb/100km, nhỏ hơn hai ba lần so với gradien khí áp ngang miền ngoại nhiệt đới. Tuynhiên, trên trường áp trung bình nhiều năm ở miền nhiệt đới ta vẫn thấy rõ những khu ápcao và áp thấp đó là những khu vực thịnh hành của xoáy nghịch và xoáy thuận. Người tacòn gọi các hệ thống áp cao và áp thấp này là trung tâm hoạt động với nghĩa là sự khốngchế của chúng tại khu vực nào đó sẽ quyết định đặc điểm thời ...

Tài liệu được xem nhiều: