Thông tin tài liệu:
Vào đầu mùa đông khối không khí lạnh phía bắc front lạnh đẩy khối khí nhiệt đới còn đang nóng và ẩm nằm ở phía nam front lạnh lên cao tạo điều kiện khởi đầu phát triển đường tố dưới dạng dải mây tích trước front lạnh cho mưa rào và dông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khí tượng học synốp (Phần nhiệt đới) - Trần Công Minh Phần 4 49mây thường duy trì ở phía bắc Hải Vân. Buổi chiều mây tích và vũ tích phát triển mạnh doquá trình đốt nóng mạnh và không đồng đều trên mặt đất. Hình 2.10. Sơ đồ mặt cắt theo vĩ tuyến 16oN qua Trường Sơn và Biển Đông trong gió mùa đông bắc dầy (Nguyễn Hữu Hậu,1971) Vào đầu mùa đông khối không khí lạnh phía bắc front lạnh đẩy khối khí nhiệt đớicòn đang nóng và ẩm nằm ở phía nam front lạnh lên cao tạo điều kiện khởi đầu pháttriển đường tố dưới dạng dải mây tích trước front lạnh cho mưa rào và dông. Cuối mùađông, không khí cực đới biến tính đi qua biển đông Trung Quốc, biến tính thêm, tăngnhiệt độ và độ ẩm khi tới Miền Bắc Việt Nam thường cho mưa nhỏ, mưa phùn. Vàothời gian này đường tố và dông có thể xuất hiện trước front lạnh tương tự như đầu mùađông. Khi gió mùa ngừng thì ở Miền Bắc có thể xuất hiện tín phong đông nam nóng ẩm.Trong khi đó, khi có xâm nhập lạnh ở Miền Nam Việt Nam có thể có gió đông bắc từ ápcao Siberi, nhưng đồng thời cũng có thể có tín phong đông bắc. Cần lưu ý là hai dòng khínày xuất phát từ hai nguồn khác nhau. Gió mùa đông bắc từ cao áp Siberi là áp cao cực.Tín phong xuất phát từ rìa phía nam của cao áp cận nhiệt Tây Thái Bình Dương nóng tầmcao, về bản chất khác với khối khí cực đới biến tính lạnh và khô từ Siberi là cao áp lạnh chỉbao quát một lớp khoảng 1-2km sát mặt đất. Tín phong khi gặp gió đông bắc từ áp caoSiberi thì bao giờ cũng nằm phía trên gió mùa đông bắc (NieWolt, 1972).2.3.2 Thời tiết cuối mùa đông Vào các tháng cuối mùa đông (tháng 3, tháng 4) các đợt xâm nhập lạnh từ BắcCực về phía miền nhiệt đới đã giảm yếu, áp thấp hành tinh Bắc Bán Cầu đã thu hẹpvề phía cực. Xâm nhập lạnh giảm yếu làm cho đới tà áp đi kèm đới gió tây rìa xoáythuận hành tinh cũng giảm yếu, hoạt động sóng trong đới gió tây giảm tần suất rõ rệt,các sóng dài giảm biên độ, thành phần vĩ hướng trong đới gió tây tăng. Hệ quả là rãnhĐông Á trong thời gian này cũng nông dần. Dòng dẫn đưa áp cao Siberi lệch về phíađông, sống áp cao Siberi cũng có xu thế phát triển về phía đông nam. Khi đó quỹ đạocủa không khí lạnh sẽ đi qua biển đông Trung Quốc qua vịnh Bắc Bộ vào Việt Nam.Vào cuối đợt lạnh phía đông Bắc Bộ sống áp cao suy yếu, dòng khí lạnh xâm nhậpqua biển với độ ẩm lớn trong điều kiện vẫn tồn tại nghịch nhiệt ở phía đông Bắc Bộkhi đó có thể xuất hiện mưa nhỏ, mưa phùn. Ta hãy xem xét hình thế của một đợt mưa nhỏ, mưa phùn từ 15 đến 18/3/2005 ở phíađông Bắc Bộ. Ngay từ ngày 14 đã có thể thấy một số dấu hiệu suy yếu của sống áp cao 50Siberi ở phía đông Bắc Bộ. Khí áp ở đây tiếp tục giảm, các đường đẳng áp dãn ra, phầnsống phát triển trên Biển Đông Trung Quốc thể hiện rõ. Trên Bắc Bộ các đường đẳng áp códạng vĩ hướng rõ rệt (Hình 2.11) ở Bạch Long Vĩ gió lệch đông hơn nên gió đông đôngbắc có tốc độ yếu 2m/s. Hình 2.11. Hình thế synôp ở mặt đất với áp cao phát triển lệch đông đang suy yếu trong hình thế gây mưa nhỏ mưa phùn Ngày 14-3-2005 Miền Bắc nằm sâu trong sống áp cao phát triển lệch đông với phần ápcao đang có dấu hiệu suy yếu: biến áp giảm, các đường đẳng áp ở phía đông dãn ra,gradien khí áp ngang giảm (Hình 2.11). Gió tây nam ở nhánh phía đông rãnh trên cao phát triển từ mực 700mb đến 500mb,nghịch nhiệt dưới 1500m. Chính đới gió tây nam này ngăn chặn sự phát triển theo chiềucủa mây Sc. Do độ ẩm khá lớn (11,4g/kg) do gió đông nam nên dưới lớp nghịch nhiệt xuấthiện các loại mây mỏng Cufra, St cho mưa nhỏ, mưa phùn. Cần lưu ý là dòng tây nam ởphía trước rãnh đưa không khí nóng tới cao không miền đông bắc, ngược lại với trườnghợp gió tây bắc ở cánh rãnh phía sau đưa không khí lạnh tới làm tăng độ bất ổn định vàtăng cường sự phát triển của mây như trường hợp ngày 13/3/2005 trước đợt mưa nhỏ, mưaphùn này. 51 Hình 2.12. Các hình thế synôp mặt đất gây sương mù trên vịnh Bắc Bộ và vùng phụ cận khi không khí cực đới biến tính tăng độ ẩm và nhiệt độ trong thời kỳ gió mùa đông bắc suy yếu. C: cao áp; T: thấp áp Một hình thế thời tiết khác cũng đặc trưng cho các tháng mùa đông đó là hình thếgây sương mù. Vào giữa mùa đông khi những đợt xâm nhập lạnh mạnh vào Bắc Bộ,không khí lạnh sau front lạnh đưa lại thời tiết trời quang mây tạo điều kiện cho mặt đấtphát xạ rất mạnh. Phía dưới nghịch nhiệt front hình thành sương mù bức xạ ở miền núivà vùng ven, kéo dài cho tới phía bắc dãy Bạch Mã. Vào cuối mùa đông sương mù bìnhlưu hình thành trong khu vực sống áp cao đang suy yếu, có thể tạo hình thế yên khí áptrên vịnh Bắc Bộ (Hình 2.12a, b). Đặc b ...