Danh mục

Khí tượng học synốp (Phần nhiệt đới) - Trần Công Minh Phần 8

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.24 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nếu bão di chuyển trong khu vực sống thịnh hành (DR: Dominant Ridge) trong điều kiện sống yếu (WR: Weak Ridge) giữa hai bộ phận áp cao có chiều ngang khá hẹp bão sẽ di chuyển theo quỹ đạo 1 hướng từ đông sang tây do được dẫn đường bởi đới gió đông thịnh hành.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khí tượng học synốp (Phần nhiệt đới) - Trần Công Minh Phần 8 113bão khác nhau. Chẳng hạn nếu bão di chuyển trong khu vực sống thịnh hành (DR:Dominant Ridge) trong điều kiện sống yếu (WR: Weak Ridge) giữa hai bộ phận áp cao cóchiều ngang khá hẹp bão sẽ di chuyển theo quỹ đạo 1 hướng từ đông sang tây do được dẫnđường bởi đới gió đông thịnh hành. Trong trường hợp dòng khí ở phần cực tây của bộ phậnáp cao phía đông khá mạnh bão sẽ được dẫn về phía tây bắc đến sát sống yếu, từ điểm nàybão có thể chuyển hướng và trước khi chuyển hướng bão thường dừng lại một thời gian.Nếu khu vực sống yếu có chiều ngang không đủ lớn bão sẽ di chuyển theo hướng tây namtheo quỹ đạo 3 và cuốn vào theo dòng dẫn ở phía đông nam của bộ phận áp cao phía tây vàtiếp tục di chuyển về phía tây nam. Nhưng nếu sống yếu mở ra đủ rộng thì bão sẽ chuyểnhướng bắc, sau đó di chuyển theo quỹ đạo 2 về hướng đông bắc do bão tiến vào đới gió tâyôn đới (MW: Midle Westerlies). Trong một số trường hợp bão có thể tiến tới rãnh ôn đớivốn là rãnh lạnh, gia nhập vào rãnh này và tan đi. Nếu bão di chuyển tới sát xích đạo vàvào vùng đới gió tây xích đạo thịnh hành (EW: Equatoria Westerlies) thì bão sẽ di chuyểnvề phía đông nam ở phần phía tây khu vực đới gió tây này và về phía tây bắc nếu nằm ởphần phía đông khu vực như trên hình vẽ. Hình 4.23. Các quỹ đạo bão trong mô hình chuẩn (hình trên), quỹ đạo thực chiếm tần suất 60% trong thời kỳ 1989-1996 (hình dưới) (Car III.L.E, 1997) Quỹ đạo thực trong thời kỳ 8 năm (1989-1996) (Hình 4.23, hình dưới) cho thấy cácđường quỹ đạo có xu thế nằm theo hướng đông đông nam và tây tây bắc. Đó là quỹ đạochủ yếu vào giữa và cuối mùa bão trên Biển Đông. b) Mô hình hướng cực (Hình 4.24). Đặc điểm của mô hình này là sự mở rộng của sống yếu giữa hai bộ phận áp cao và kéo 114dài theo hướng tây nam - đông bắc của bộ phận áp cao phía đông cũng nhu sự xuất hiệndòng khí thịnh hành hướng cực ở phía tây phần biến dạng này hoặc sự mạnh lên của dòngkhí ở phần cực tây của bộ phận áp cao phía đông (hình 4.24). Hình 4.24. Các quỹ đạo bão trong mô hình hướng cực (hình trên) và quỹ đạo thực trong thời kỳ tám năm (1989 - 1986) (Car III.L.E,1997) Trong hình thế này, bão ban đầu di chuyển theo hướng tây nam - đông bắc trong khuvực dòng khí hướng cực (PO: Polar Orientation) sau đó di chuyển về hướng đông bắc vàđông khi tiến vào khu vực đới gió tây ôn đới. Trên hình 4.24, hình dưới là quỹ đạo thựctheo mô hình hướng cực cũng trong thời kỳ tám năm như đã nói ở trên. Tần suất của cácquỹ đạo này chiếm gần 30% các trường hợp bão xảy ra trong khu vực. Theo mô hình vòng hoàn lưu gió mùa và mô hình bão kép (chỉ chiếm tần suất khoảng10%, các quỹ đạo của bão được thể hiện trên hình 4.25. c) Mô hình vòng hoàn lưu gió mùa (Hình 4.25 và 4.26). Về cơ bản mô hình này tương tự như mô hình hướng cực nhưng ở phía tây của bộphận biến dạng của bộ phận áp cao phía đông là vòng hoàn lưu gió mùa ngược chiều kimđồng hồ. Do tác động của vòng hoàn lưu này mà quỹ đạo hướng cực sẽ chuyển hướng vềphía tây theo vòng hoàn lưu từ đông sang tây nằm giữa bộ phận áp cao phía tây và vònghoàn lưu gió mùa trong khu vực sống thịnh hành. Trong hình thế này, bão ban đầu di chuyển theo hướng tây nam - đông bắc trong khuvực dòng khí hướng cực (PO: Polar Orientation) sau đó di chuyển về hướng đông bắc và 115đông khi tiến vào khu vực đới gió tây ôn đới.Hình 4.25. Hình 4.26.Các quỹ đạo bão trong mô hình vòng gió mùa (Car Các qũy đạo bão trong mô hình bão kép (CarIII.L.E, 1997) III.L.E, 1997) G: Tâm vòng gió mùa - - - - Ranh giới khu vực - - - - Ranh giới khu vực Khu vực tốc độ gió cựcđ ại Khu vực tốc độ gió cực đại Quỹ đạo đặctrưng d) Mô hình bão kép (Hình 4.26) Hình 4.27. Tần suất khu vực synôp Trên mô hình này bão phía tây nằm trong khu vực dòng hướng xích đạo sẽ di chuyểnvề phía tây nam và có khả năng tiến vào khu vực sống thịnh hành, tiếp đó di chuyển từđông sang tây. Còn cơn bão phía đông nằm trong khu vực dòng hướng cực sẽ di chuyển vềphía tây bắc cũng có khả năng tiến vào khu vực đới gió tây ôn đới và di chuyển về phíađông bắc. Nếu bão ở phía tây đủ mạnh và có phạm vi lớn hơn hẳn bão ở phía đông nó sẽgây ảnh hưởng và cuốn cơn bão phía đông di chuyển về phía tây bắc. Ngược lại nếu bão ởphía đông đủ mạnh và có phạm vi đủ lớn sẽ đẩy bão phía tây hơi di chuyển chếch về phíanam. Cars ...

Tài liệu được xem nhiều: