Danh mục

Khổ vì trí tuệ hay là bi kịch của Hamlet của William Shakespears_3

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 133.46 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

tài liệu tham khảo môn sử dành cho giáo viên, học sinh trung học phổ thông đang trong kì ôn thi tốt nghiệp và cũng cố kiến thức cho kì thi cao đẳng, đại học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khổ vì trí tuệ hay là bi kịch của Hamlet của William Shakespears_3 Khổ vì trí tuệ hay là bi kịch của Hamlet của William ShakespearsVua Claudius là nhân vật cùng kiểu với nhân vật trong Ông Hoàng củaNiciolo Machiavelli. Hắn khôn ngoan, sắc sảo và trí tuệ của hắn đượcdùng vào mục đích duy nhất là giành quyền lực. Claudius hành độngđiên cuồng. Đã nghĩ là hắn làm. Chẳng bao giờ có mâu thuẫn giữa tưtưởng và hành động của hắn. Claudius giết anh. Hắn còn muốn giết cảHamlet. Hắn phái Hamlet sang Anh để mượn tay vua Anh giết Hamlet.Hắn rót thuốc độc vào cốc rượu của Hamlet. Hành động của Claudius làhành động của một chính trị gia có mưu mẹo, có thủ đoạn khôn ngoan.Hamlet nói chung không hành động. Nói đúng hơn, Hamlet không thựchiện kế hoạch hành động do mình vạch ra. ý nghĩa sâu sắc của vở kịchchính là ở đó.Những người bảo vệ quan điểm cho rằng, Hamlet là nhân vật hành động,thường phân tích như thế này: tuy có hoài nghi, do dự, nhưng trong quátrình nhận thức, Hamlet đã khắc phục những do dự, hoài nghi ấy để cuốicùng đứng lên chống lại nhà vua và thế giới ngục tù. Nhưng những gìmà Shakespeare phản ánh trong vở kịch lại buộc ta hiểu rằng, cái thếgiới tù ngục ấy và nói chung là toàn bộ hoàn cảnh vây quanh Hamlet đểucáng đến mức mà con người vừa định hành động, vừa muốn giành lạimột cái gì đó, anh ta lập tức buộc phải va chạm với sự đểu cáng kia, họctheo cách đểu cáng của nó để rồi ngập ngụa trong đó. Cuộc đấu tranhcủa Hamlet chống lại nhà vua thực tế chỉ có thể biến thành cuộc đấutranh giành giật quyền lực cá nhân. Và để giành phần thắng trong cuộcđấu tranh này, Hamlet buộc phải làm những điều bẩn thỉu giống nhưchính bọn Claudius, Polonius đã làm. Cho nên, Hamlet không hànhđộng. Đôi khi Hamlet cũng hành động. Nhưng vừa bắt đầu hành động,Hamlet đã hiểu ngay rằng, chàng đang tạo ra cái ác, chứ không làm đượcđiều thiện. Hamlet biết, trong khi theo đuổi mục đích, chàng đã coithường tính mạng của Ophelia. Hamlet trò chuyện với Ophelia thô bạovà lỗ mãng. Thực tế, Hamlet là nguyên nhân trực tiếp gây nên cái chếtcủa Ophelia. Ophelia phát điên trước hết là vì Hamlet, người nàng yêu,đã giết cha nàng.Cho nên, khi hành động và trong hành động, Hamlet không “vĩ đại”,chẳng “khổng lồ”. Hamlet chỉ là người khổng lồ khi chàng nghĩ suy vềđời sống, khi chàng vạch trần tội ác của xã hội, vạch trần dưới danhnghĩa một anh hề, một thằng điên. Khi ngoài đời rặt một sự bịp bợm, giảdối và đểu cáng thì chỉ những ai dám coi thường mọi quan hệ xã hội, chỉnhững thằng điên, anh hề mới có khả năng nói lên sự thật. Vua Lear điênnói lên sự thật. Thằng hề của Lear cũng nói lên sự thật. Donkihote vừa làanh hề, vừa là thằng điên nói lên sự thật. Hamlet giả điên, giả hề cũngnói lên sự thật. Nhưng phía sau những câu điên dại, những trò hề củaHamlet còn có cả một tấn bi kịch. Đó là bi kịch của lí trí, bi kịch của trítuệ. Trong Thể nghiệm của Mongtaigne cũng có một tấn bi kịch nhưvậy.Mongtaigne lấy đời sống cá nhân của chính bản thân làm đề tài cho Thểnghiệm. Cuốn sách của ông thấm nhuần tinh thần tự nhận thức. Đây làbiểu hiện độc đáo của thời đại mới, thời đại Phục hưng. Bởi sự quan tâmđến cá nhân con người, việc phân tích con người bên ngoài mọi giáo lí,tín điều là cái không thể có dưới thời trung cổ. Nhưng Mongtaigne sốngvào cái thời khủng hoảng của của những tư tưởng nhân văn. Triết họccủa ông về con người thể hiện sự khủng hoảng ấy. Mongtaigne đưa ranhững nhận xét về con người xuất phát từ quan điểm về bản chất đầymâu thuẫn, thiếu nhất quán của nó. Lòng tham lam, sự hiếu danh, nỗi sợhãi, do dự và nói chung là dục vọng không bao giờ buông thả con người.Cho nên con người là một bản thể đời đời bận rộn, ngả nghiêng, chaođảo. Mongtaigne nói: càng đi sâu khám phá cái tôi của bản thân, mìnhcàng khinh mình. Hoá ra Mongtaigne cũng là một Hamlet. Những nhậnxét, kết luận của Mongtaigne giúp ta hiểu đúng hơn nhân vật củaShakespeare. Hamlet nói: “Chẳng có gì là hay, chẳng có gì là dở, mà chỉlà ta nghĩ thế nào thì hoá ra thế ấy thôi”. Mongtaigne cho rằng, trí tuệcủa chúng ta luôn luôn cười nhạo chúng ta. Theo Mongtaigne, khôngphải bản thân sự vật, mà quan niệm ta gán cho sự vật là nguyên nhânkhiến ta đau khổ. Mâu thuẫn sinh ra từ trí tuệ. Vì có mâu thuẫn nên trítuệ mới sinh ra những tư tưởng kì quặc, hão huyền. Chúng ta tưởng rằngnhờ có trí tuệ mà ta trở thành chúa tể của muôn loài. Đó là sự nhầm lẫnrất thảm hại. Cứ thử dừng lại, đừng nhận thức gì cả, đừng phân tích, mổxẻ, khám phá thế giới, ta sẽ có sự thanh thản, yên tĩnh và bằng lặng. Bắtđầu nhận thức thế giới, lập tức, ta sẽ mất tất cả. Thế thì nhận thức để làmgì? Mongtaigne đã đặt ra câu hỏi thấm nhuần chủ nghĩa hoài nghi nhưvậy.Trí tuệ phát triển cao sẽ mang lại cho con người muôn vàn đau khổ. Đólà một trong những đề tài quan trọng nhất trong Thể nghiệm củaMongtaigne. Đó cũng là nguồn mạch mọi cơn bão lòng của Hamlet. Chỉcần đọc lại đoạn độc thoại nổi tiếng Sống hay không sống đã ...

Tài liệu được xem nhiều: