Danh mục

Khoa học thường thức - Hãy trả lời em tại sao? (Tập 2): Phần 2

Số trang: 100      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.92 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 39,000 VND Tải xuống file đầy đủ (100 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thế giới vũ trụ quanh ta chứa bao điều bí ẩn mà con người đang muốn khám phá. Biết bao nhiêu câu hỏi thắc mắc về thế giới vũ trụ mà ta muốn giải đáp. Tất cả những thắc mắc đó sẽ được giải đáp trong tài liệu này. Được phân bổ một cách khoa học, Khoa học thường thức - Hãy trả lời em tại sao? sẽ là cỗ máy google giúp giải đáp hàng trăm các câu hỏi xoay quanh mọi chủ đề của thế giới quanh ta. Mời các em cùng tìm hiểu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khoa học thường thức - Hãy trả lời em tại sao? (Tập 2): Phần 2 61 Tại sao ruồi hay lấy chân thoa vào nhau? Một cách mặc nhiên và tự nhiên, ai cũng coi ruồi là có hại. Tiếng kêu vo ve của nó cũng đủ làm cho ta bực bội rồi. Rồi, nó bu, nó bò trên da làm cho ta nhột nhột. Nhưng không phải đến thế kỷ XIX người ta mới thấy rằng bên ngoài cái vẻ hiền lành vô tội của ruồi lại che đậy một kẻ thù tệ hại, ghê gớm nhất của con người. Người ta đã phát hiện ra ruồi mang vô số mầm bệnh và mỗi năm giết chết hàng triệu con người. Nhìn con ruồi ngoe nguẩy mấy cái chân của chúng, khi thì thoa hai chân với nhau, khi thì gãi gãi như muốn kỳ cọ thân thể chúng, ta có cảm tưởng ruồi ăn ở sạch sẽ, muốn tẩy sạch những gì bám trên cơ thể chúng. Chính cử động “kỳ cọ” đó là hành động giết người của chúng đấy. Những gì bám trên cơ thể, trên lông chân của chúng? Vi trùng! Đủ thứ: vi trùng lao, vi trùng thương hàn, vi trùng kiết lỵ... Chúng đã thu thập những thứ vi trùng ấy ở chỗ các rác rưởi dơ bẩn, cống rãnh. Khi gặp thức ăn của ta, chúng mới rải các thứ vi trùng này vào. Ăn những thức ăn ấy, thế là ta “lãnh đủ”. Bằng cách nào ruồi có thể chứa và chở vi trùng đi như vậy? Bằng mắt thường, bạn tưởng đâu thân thể con ruồi nhẵn nhụi lắm. Nhưng, cứ đưa nó lên kính hiển vi mà coi, nó không nhẵn nhụi chút nào đâu. Toàn thân nó, miệng nó, những cái chân của nó đều có móng vuốt và lún phún 106 lông. Và lưỡi ruồi bao bằng một lớp nước miếng dính như keo. Với một thân thể như vậy thì khi đậu xuống chỗ nào, dù chỉ là chốc lát, vi trùng thiếu gì chỗ đeo bám trên thân thể ruồi. Thế là vi trùng được chở bằng “máy bay ruồi” đi chu du. Mỗi chân ruồi - ruồi có sáu chân - đều có móng vuốt, có lông. Chỉ bấy nhiêu cũng chở được bộn vi trùng rồi. Đã thế, chân đó lại được phết một thứ keo dính nữa. Chính nhờ vậy mà ruồi có thể bò trên trần nhà như con thằn lằn mà không bị rớt. Và nó có thể bò ở bất cứ tư thế nào dù là góc thẳng đứng. Và đã bao giờ bạn thấy ruồi bò trên tấm kiếng cửa sổ thẳng đứng của bạn mà bị té vì trơn trượt chưa? Nhờ cái chất keo dính ở chân, ruồi chấp hết. Ruồi đậu, ruồi bò trên mọi mặt phẳng, láng cách mấy cũng chấp, nghiêng - thậm chí thẳng đứng - cũng chấp luôn. Và ruồi cũng nằm trong số các sinh vật có mặt lâu đời nhất trên mặt đất này. Người ta tìm được các địa khai ruồi cho thấy cách nay nhiều triệu năm, ruồi đã góp mặt với đời rồi. Làm thế nào để tuyệt diệt ruồi? Khó, nhưng không khó! Làm cách nào cho ruồi không có chỗ sinh sản nữa. Muốn vậy, hãy gìn giữ vệ sinh ở mọi nơi và mọi lúc, nghĩa là ăn và ở sạch. 62 Châu chấu, một thiên tai? Từ thời xa xưa, châu chấu đã từgn gây ra nhưng đau khổ khôn lường cho con người. Thời đó, dĩ nhiên, người 107 ta coi tai ương này là do Trời giáng xuống để trừng phạt loài người. Châu chấu cũng là thiên tai như lụt lội, dịch tễ, hạn hán... Nhưng, tai họa châu chấu chỉ thỉnh thoảng mới xảy ra và trên những vùng đất khác nhau. Tại miền tây Hoa Kỳ, từ năm 1874 đến năm 1876, châu chấu đã gây thiệt hại đáng giá 200 triệu đô la. Châu chấu là một dòng họ lớn có tên khoa học là “acrididae” và giòng họ này có rất nhiều chi họ. Tuy nhiên, giống côn trùng có cái tên tức cười là “châu chấu 17 tuổi” (17 years locust) lại không phải là một chi họ nhà châu chấu mà thuộc chi họ nhà ve sầu. Nhiều nhà khoa học đã và đang nghiên cứu vấn đề tại sao vào một lúc nào đó, tại một vùng nào đó, lại có một “đám mây” châu chấu xuất hiện rồi sau đó biến đâu mất, thời gian sau lại xuất hiện. Dường như những loại châu chấu “thiên tai” có hai thời kỳ hay là hai giai đoạn: sống lẻ loi và sống tập thể. Tập tính và lối sống của châu chấu ở mỗi giai đoạn hoàn toàn khác nhau. Chẳng những thế chúng còn khác cả về hình dạng, màu sắc và cấu trúc thân thể. Trong thời kỳ sống lẻ loi, châu chấu không ưa quần tụ với nhau và sống lờ phờ, đờ đẫn. Màu sắc của nó “tiệp” với môi trường đang sống. Trong thời kỳ sống quần tụ tập thể, châu chấu có màu đen và vàng, đồng thời ưa quần tụ thành đám rất lớn. Lúc đó chúng rất hoạt động, rất nóng nảy và thân nhiệt cao. Còn có những khác biệt nữa. Cũng may thời kỳ sống lẻ loi là thời kỳ bình thường và kéo dài. 108 Đến một mùa nào đó, châu chấu lẻ loi như cảm thấy một sức thôi thúc phải tụ tập lại với nhau, thế là chúng sản sinh ra loại trứng sẽ nở ra loại châu chấu có năng hướng quần tụ. Loại châu chấu này nóng nảy, không lúc nào ở yên. Thế là chúng đi lang thang và tụ họp lại với nhau thành từng đám nho nhỏ, những đám nho nhỏ thành đám vừa vừa, những đám vừa vừa thành đám lớn, những đám lớn thành “đám mây” châu chấu cả triệu con. Và thế là chúng bay tới một miền nào đó gieo rắc tai họa! 63 Bằng cách nào loài chim biết thời điểm di trú? Sự di trú của nhiều giống chim đã làm cho những người cổ xưa phải ngạc nhiên. Từ trước Công nguyên cả ngàn năm, Homer đã nói đến sự kiện này rồi. Rồi các triết gia Hy Lạp như Aristotle cũng đã nghiên cứu vấn đề này. Vậy mà, mấy ngàn năm sau với kỹ thuật tân kỳ mà người ta vẫn chưa trả lời được một cách đầy đủ mọi thắc mắc li ...

Tài liệu được xem nhiều: