Danh mục

Khóa luận tốt nghiệp ngành Nông học: Ảnh hưởng của loại gốc ghép đến sinh trưởng cây giống cà phê vối trong vườn ươm tại Gia Lai

Số trang: 32      Loại file: docx      Dung lượng: 86.33 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu nhằm xác định được loại gốc ghép phù hợp với các giống cà phê vối trong giai đoạn vườn ươm bằng phương pháp ghép nối ngọn cây con.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khóa luận tốt nghiệp ngành Nông học: Ảnh hưởng của loại gốc ghép đến sinh trưởng cây giống cà phê vối trong vườn ươm tại Gia Lai TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA NÔNG HỌC ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA LOẠI GỐC GHÉP ĐẾN SINH  TRƯỞNG CÂY GIỐNG CÀ PHÊ VỐI TRONG VƯỜN ƯƠM TẠI GIA LAI Ngành: NÔNG HỌC Niên khóa: 2017 ­ 2021 Sinh viên thực hiện: LÊ ĐÌNH ĐẠT Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2020 2 ẢNH HƯỞNG CỦA LOẠI GỐC GHÉP ĐẾN SINH  TRƯỞNG CÂY GIỐNG CÀ PHÊ VỐI TRONG  VƯỜN ƯƠM TẠI GIA LAI Tác giả LÊ ĐÌNH ĐẠT Đề cương được đệ trình để đáp ứng yêu cầu thực hiện Đề tài khóa luận tốt  nghiệp  kỹ sư ngành Nông học HỘI ĐỒNG HƯỚNG DẪN TS. Võ Thái Dân ThS. Dương Thị Oanh ThS. Phạm Thị Lệ Thủy 3 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2020 4 MỤC LỤC Trang DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 2.1 Tình hình thời tiết khí hậu tỉnh Gia Lai trong thời gian làm thí nghiệm Bảng 2.2 Đặc điểm các giống cà phê sử dụng làm ngọn ghép Bảng 2.3 Quy cách chồi ghép sử dụng trong đề tài Bảng 2.4 Đặc điểm gốc ghép trước khi bố trí thí nghiệm Bảng 3.1 Dự kiến tiến độ thực hiện đề tài Bảng PL1 Giá thành sản xuất một cây giống DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 5 DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ctv Cộng tác viên LLL Lần lặp lại NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NSG Ngày sau ghép NT Nghiệm thức SCA Specialty Coffee Association (Hiệp hội Cà phê đặc sản) TCN Tiêu chuẩn ngành WASI Western Highland Agroforestry Scientific and Technical Institute  (Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên) 6 MỞ ĐẦU Đặt vấn đề Cà phê,  Coffea sp., là cây công nghiệp dài ngày, có thời gian cho thu hoạch  kéo dài khoảng 20 ­ 25 năm. Sản phẩm từ cà phê có giá trị  cao trong lĩnh vực tiêu  dùng và xuất khẩu. Trong nhiều thập niên qua, cà phê là loại hàng hóa quan trọng   mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn, góp phần thúc đẩy nền kinh tế của nước ta. Trong cơ  cấu cây cà phê  ở  Việt Nam, cà phê vối (Coffea canephora  var.  robusta) là cây trồng chính với diện tích chiếm trên 93% tổng diện tích cà phê các   loại. Hàng năm nước ta xuất khẩu từ 1,3 ­ 1,5 triệu tấn cà phê nhân, kim ngạch xuất  khẩu trên 3 tỷ USD. Ngành cà phê đã cung cấp trên 1 triệu việc làm cho nông dân   khu vực Tây Nguyên, đóng góp trên 10% kim ngạch xuất khẩu nông sản. Năng suất  cà phê vối bình quân của Việt Nam được xếp vào loại cao nhất thế  giới, khoảng   2,3 ­ 2,5 tấn/ha, gấp 3 lần so với năng suất bình quân của thế  giới.Tuy nhiên, do  phần lớn diện tích cà phê ở Việt Nam được phát triển tập trung trong thập niên 90  của thế kỷ trước với giống cây trồng do nông dân tự chọn lọc, đến nay nhiều vườn   cà phê đã bộc lộ nhiều nhược điểm như chất lượng giống thấp, tỷ lệ cây bị bệnh gỉ  sắt cao, nhiều vườn cây đã bắt đầu già cỗi (Bộ   NN&PTNT, 2016). Điều này sẽ là  thách thức lớn trong sản xuất cà phê ở nước ta hiện nay đối với việc tiếp tục đảm   bảo sản lượng và giữ vị thế xuất khẩu trên thị trường thế giới. Để đảm bảo hiệu quả sản xuất, cần lượng lớn các giống có chất lượng cao,  có khả  năng kháng sâu bệnh và chống chịu với các điều kiện bất lợi của  môi   trường.  Từ  lâu cà phê vối thường được nhân giống bằng hạt là chủ  yếu (nhân   giống hữu tính).  Tuy nhiên, cà phê vối là cây thụ  phấn chéo bắt buộc,   vườn cây  trồng từ  hạt có độ  đồng đều thấp, gây khó khăn trong chăm sóc và chế  biến.   Ở  những vùng trồng cà phê vối trên thế  giới, biện pháp nhân giống cà phê vối được  khuyến cáo là nhân giống vô tính, phổ  7 biến nhất là ghép nối ngọn cây con. Ưu điểm của phương pháp này là giữ lại phần   lớn các đặc tính tốt của cây mẹ, cây sinh trưởng và phát triển đồng đều, rút ngắn   được thời gian kiến thiết cơ  bản giúp cải tạo nhanh các vườn cà phê già cỗi. Tuy  nhiên có  ảnh hưởng về  khả  năng tiếp hợp giữa gốc ghép và ngọn ghép nên trong  quá trình sản xuất cây ghép, cây con bị  chết dẫn đến tỷ  lệ  xuất vườn thấp, hiện  tượng tiếp hợp kém giữa ngọn ghép và gốc ghép còn làm  ảnh hưởng đến sinh  trưởng và năng suất của cây ghép. Việc nghiên cứu xác định được tổ hợp gốc ghép  ­ ngọn ghép thích hợp cho sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cây cà phê là   cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Xuất phát từ  những vấn đề  trên, đề  tài “Ảnh hưởng của loại gốc ghép đến  sinh trưởng cây giống cà phê vối trong vườn ươm tại Gia Lai” sẽ được tiến hành. Mục tiêu Xác định được loại gốc ghép phù hợp với các giống cà phê vối trong giai   đoạn vườn ươm bằng phương pháp ghép nối ngọn cây con. Yêu cầu ­ Thí nghiệm được bố trí đồng nhất, tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn ngành. ­ Dựa vào kết quả theo dõi và phân tích thống kê để xác định được loại gốc  ghép phù hợp cho sinh trưởng của cây giống cà phê vối. Giới hạn của đề tài Thí nghiệm ghép được tiến hành trên gốc cà phê mít, gốc cà phê vối, gốc cà  phê chè với ngọn ghép TR4, TR9 và TR12 từ tháng 11 ­ 2/2021. Theo dõi các chỉ tiêu nông học, đo lượng nước thoát hơi giữa các tổ hợp ghép   ở 30, 45, 60 NSG. Đề tài chỉ giới hạn trong giai đoạn từ khi ghép đến lúc xuất vườn. 8 Chương 1 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: