Khởi nghĩa Bà Triệu và những dấu tích văn hóa trên vùng đất Hậu Lộc (Thanh Hóa)
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 583.07 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết khái quát lại những nét tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu và những dấu ấn văn hóa trên vùng đất Hậu Lộc (Thanh Hóa) - nơi diễn ra những trận chiến oanh liệt, quả cảm của nghĩa quân Bà Triệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khởi nghĩa Bà Triệu và những dấu tích văn hóa trên vùng đất Hậu Lộc (Thanh Hóa) NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI KHỞI NGHĨA BÀ TRIỆU VÀ NHỮNG DẤU TÍCH VĂN HÓA TRÊN VÙNG ĐẤT HẬU LỘC (THANH HÓA) NCS. Nguyễn Thị Thanh Nga1 Tóm tắt: Năm 248, Bà Triệu đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy chống lại ách đô hộ của nhàNgô. Dù chưa giành thắng lợi nhưng cuộc khởi nghĩa đã trở thành biểu tượng cho ý chí, khátvọng giành độc lập của dân tộc. Bài viết khái quát lại những nét tiêu biểu của cuộc khởinghĩa Bà Triệu và những dấu ấn văn hóa trên vùng đất Hậu Lộc (Thanh Hóa) - nơi diễn ranhững trận chiến oanh liệt, quả cảm của nghĩa quân Bà Triệu. Từ khóa: Bà Triệu; khởi nghĩa; đền thờ Bà Triệu; lễ hội lịch sử. Từ sau thất bại của An Dương Vương năm 179 TCN, lịch sử dân tộc bước vào hànhtrình gian khổ giành lại nền độc lập tự chủ. Mở đầu là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưngnăm 40, đánh đuổi quân Đông Hán, giành lại nền độc lập của dân tộc trong 3 năm. Sau đókhoảng 200 năm, từ mảnh đất xứ Thanh, Bà Triệu đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy khởi nghĩa,khiến cho “toàn thể Châu Giao đều chấn động”. 1. Khởi nghĩa Bà Triệu - những tư liệu lịch sử Sau khi nhà Đông Hán (23 - 220) sụp đổ, vùng đất Giao Châu rơi vào sự cai trị củaĐông Ngô. Dưới thời Ngô, chính sách vơ vét bóc lột, cai trị hà khắc ngày càng tàn bạo. Chínhquyền đô hộ của nhà Ngô thi hành chính sách nhất quán “lấy binh uy mà ức hiếp”, “chínhhình bạo ngược, phú liễm không biết thế nào là cùng”, khiến cho trăm họ Giao Châu cămphẫn và nổi dậy chống lại. Cuộc khởi nghĩa do Bà Triệu lãnh đạo nổ ra vào năm 248 từ miềnnúi Nưa huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá tiêu biểu cho toàn bộ phong trào đấu tranh chốnglại ách đô hộ của nhà Ngô. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép về sự kiện này ngắn gọn: Vào năm Mậu Thìn (248)“Người Cửu Chân lại đánh hãm thành ấp, châu quận rối động. Ngô Vương cho Hành Dươngđốc quân đô úy Lục Dận làm Thứ sử kiêm hiệu uý. Dận đến nơi, lấy ân đức tín nghĩa hiểu dụ,dân ra hàng phục đến hơn 3 vạn nhà, trong châu lại yên. Sau người con gái ở quận Cửu Chânlà Triệu Ẩu tập hợp dân chúng đánh chiếm các quận huyện (Ẩu vú dài 3 thước, vắt ra saulưng, thường ngồi trên đầu voi đánh nhau với giặc). Dận dẹp yên được. (Sách Giao Chỉ chíchép: Trong núi ở quận Cửu Chân có người con gái họ Triệu, vú dài 3 thước, không lấychồng, họp đảng cướp bóc các quận, huyện, thường mặc áo ngắn màu vàng, chân đi giày mũicong, ngồi đầu voi mà chiến đấu, sau chết làm thần)”2. Theo thần tích và tư liệu dân gian, Bà Triệu Ẩu (Triệu Thị Trinh, Triệu Trinh Nương)sinh ngày 2 tháng 10 năm Bính Ngọ (226) tại vùng đất Quân Yên (nay là làng Cẩm Trướng,xã Định Công, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá). Cha mẹ bà mất sớm, bà ở với anh trai TriệuQuốc Đạt là một huyện lệnh có thế lực trong vùng Cửu Chân. Từ nhỏ bà vốn ham thích luyện1 Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Liên kết, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa2 Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1, Bản in nội các quan bản, Nxb Khoa học Xã hội, 2004, tr 167 - 168. 55 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔItập võ nghệ như bậc nam nhi nên có võ nghệ cao cường. Triệu Trinh Nương có sở thích vàorừng săn thú dữ, trợ giúp kẻ yếu, căm giận cảnh bất bình trong thiên hạ, bởi vậy được dânlàng thương yêu. Sách Việt Nam sử lược chép: “đến độ 20 tuổi gặp phải người chị dâu ác nghiệt, bà ấygiết đi rồi vào ở trong núi. Bà ấy là một người có sức mạnh, lại có chí khí và lắm mưu lược.Khi vào ở trong núi chiêu mộ hơn 1.000 tráng sĩ để làm thủ hạ. Anh thấy thế mới can mà, thìbà bảo rằng: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp đường sóng dữ, chém cá tràng kình ở bểĐông, quét sạch bờ cõi, để cứu dân ra khỏi nới đắm đuối, chứ không thèm bắt chước ngườiđời cúi đầu cong lưng để làm tỳ thiếp người ta”3. Người anh trai của bà trước hành động nghĩacả của em gái cũng đã đồng tình ủng hộ và tham gia khởi nghĩa. Người dân Cửu Chân ứngnghĩa mỗi ngày một đông và tôn bà lên làm chủ soái. Từ Quân Yên, Bà Triệu đã tổ chức chonghĩa quân vượt sông Chu đến vùng núi Nưa4 xây dựng căn cứ. Nhân dân khắp nơi theogương Bà Triệu đã nổi dậy khởi nghĩa, tham gia vào phong trào, biến núi Nưa thành căn cứvững mạnh của nghĩa quân. Rừng rậm Ngàn Nưa với đỉnh núi thiêng sừng sững, đèo dốc quanh co, sông suối hiểmtrở là bức thành lũy tự nhiên bao bọc và bảo vệ cho nghĩa quân và nhân dân trước nguy cơ cáccuộc tấn công của giặc Ngô. Trên đỉnh ngàn Nưa thuộc xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn có ditích lịch sử danh lam thắng cảnh quốc gia động Am Tiêm và nhiều địa danh về khởi nghĩa BàTriệu như: ao Hóp - nơi lấy nước sinh hoạt cho nghĩa quân, bùng C ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khởi nghĩa Bà Triệu và những dấu tích văn hóa trên vùng đất Hậu Lộc (Thanh Hóa) NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI KHỞI NGHĨA BÀ TRIỆU VÀ NHỮNG DẤU TÍCH VĂN HÓA TRÊN VÙNG ĐẤT HẬU LỘC (THANH HÓA) NCS. Nguyễn Thị Thanh Nga1 Tóm tắt: Năm 248, Bà Triệu đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy chống lại ách đô hộ của nhàNgô. Dù chưa giành thắng lợi nhưng cuộc khởi nghĩa đã trở thành biểu tượng cho ý chí, khátvọng giành độc lập của dân tộc. Bài viết khái quát lại những nét tiêu biểu của cuộc khởinghĩa Bà Triệu và những dấu ấn văn hóa trên vùng đất Hậu Lộc (Thanh Hóa) - nơi diễn ranhững trận chiến oanh liệt, quả cảm của nghĩa quân Bà Triệu. Từ khóa: Bà Triệu; khởi nghĩa; đền thờ Bà Triệu; lễ hội lịch sử. Từ sau thất bại của An Dương Vương năm 179 TCN, lịch sử dân tộc bước vào hànhtrình gian khổ giành lại nền độc lập tự chủ. Mở đầu là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưngnăm 40, đánh đuổi quân Đông Hán, giành lại nền độc lập của dân tộc trong 3 năm. Sau đókhoảng 200 năm, từ mảnh đất xứ Thanh, Bà Triệu đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy khởi nghĩa,khiến cho “toàn thể Châu Giao đều chấn động”. 1. Khởi nghĩa Bà Triệu - những tư liệu lịch sử Sau khi nhà Đông Hán (23 - 220) sụp đổ, vùng đất Giao Châu rơi vào sự cai trị củaĐông Ngô. Dưới thời Ngô, chính sách vơ vét bóc lột, cai trị hà khắc ngày càng tàn bạo. Chínhquyền đô hộ của nhà Ngô thi hành chính sách nhất quán “lấy binh uy mà ức hiếp”, “chínhhình bạo ngược, phú liễm không biết thế nào là cùng”, khiến cho trăm họ Giao Châu cămphẫn và nổi dậy chống lại. Cuộc khởi nghĩa do Bà Triệu lãnh đạo nổ ra vào năm 248 từ miềnnúi Nưa huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá tiêu biểu cho toàn bộ phong trào đấu tranh chốnglại ách đô hộ của nhà Ngô. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép về sự kiện này ngắn gọn: Vào năm Mậu Thìn (248)“Người Cửu Chân lại đánh hãm thành ấp, châu quận rối động. Ngô Vương cho Hành Dươngđốc quân đô úy Lục Dận làm Thứ sử kiêm hiệu uý. Dận đến nơi, lấy ân đức tín nghĩa hiểu dụ,dân ra hàng phục đến hơn 3 vạn nhà, trong châu lại yên. Sau người con gái ở quận Cửu Chânlà Triệu Ẩu tập hợp dân chúng đánh chiếm các quận huyện (Ẩu vú dài 3 thước, vắt ra saulưng, thường ngồi trên đầu voi đánh nhau với giặc). Dận dẹp yên được. (Sách Giao Chỉ chíchép: Trong núi ở quận Cửu Chân có người con gái họ Triệu, vú dài 3 thước, không lấychồng, họp đảng cướp bóc các quận, huyện, thường mặc áo ngắn màu vàng, chân đi giày mũicong, ngồi đầu voi mà chiến đấu, sau chết làm thần)”2. Theo thần tích và tư liệu dân gian, Bà Triệu Ẩu (Triệu Thị Trinh, Triệu Trinh Nương)sinh ngày 2 tháng 10 năm Bính Ngọ (226) tại vùng đất Quân Yên (nay là làng Cẩm Trướng,xã Định Công, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá). Cha mẹ bà mất sớm, bà ở với anh trai TriệuQuốc Đạt là một huyện lệnh có thế lực trong vùng Cửu Chân. Từ nhỏ bà vốn ham thích luyện1 Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Liên kết, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa2 Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1, Bản in nội các quan bản, Nxb Khoa học Xã hội, 2004, tr 167 - 168. 55 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔItập võ nghệ như bậc nam nhi nên có võ nghệ cao cường. Triệu Trinh Nương có sở thích vàorừng săn thú dữ, trợ giúp kẻ yếu, căm giận cảnh bất bình trong thiên hạ, bởi vậy được dânlàng thương yêu. Sách Việt Nam sử lược chép: “đến độ 20 tuổi gặp phải người chị dâu ác nghiệt, bà ấygiết đi rồi vào ở trong núi. Bà ấy là một người có sức mạnh, lại có chí khí và lắm mưu lược.Khi vào ở trong núi chiêu mộ hơn 1.000 tráng sĩ để làm thủ hạ. Anh thấy thế mới can mà, thìbà bảo rằng: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp đường sóng dữ, chém cá tràng kình ở bểĐông, quét sạch bờ cõi, để cứu dân ra khỏi nới đắm đuối, chứ không thèm bắt chước ngườiđời cúi đầu cong lưng để làm tỳ thiếp người ta”3. Người anh trai của bà trước hành động nghĩacả của em gái cũng đã đồng tình ủng hộ và tham gia khởi nghĩa. Người dân Cửu Chân ứngnghĩa mỗi ngày một đông và tôn bà lên làm chủ soái. Từ Quân Yên, Bà Triệu đã tổ chức chonghĩa quân vượt sông Chu đến vùng núi Nưa4 xây dựng căn cứ. Nhân dân khắp nơi theogương Bà Triệu đã nổi dậy khởi nghĩa, tham gia vào phong trào, biến núi Nưa thành căn cứvững mạnh của nghĩa quân. Rừng rậm Ngàn Nưa với đỉnh núi thiêng sừng sững, đèo dốc quanh co, sông suối hiểmtrở là bức thành lũy tự nhiên bao bọc và bảo vệ cho nghĩa quân và nhân dân trước nguy cơ cáccuộc tấn công của giặc Ngô. Trên đỉnh ngàn Nưa thuộc xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn có ditích lịch sử danh lam thắng cảnh quốc gia động Am Tiêm và nhiều địa danh về khởi nghĩa BàTriệu như: ao Hóp - nơi lấy nước sinh hoạt cho nghĩa quân, bùng C ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đền thờ Bà Triệu Lễ hội lịch sử Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu Văn hóa vật thể Văn hóa phi vật thểTài liệu liên quan:
-
Văn hóa phi vật thể - linh hồn của di sản Tây Nguyên
3 trang 61 0 0 -
Một số biểu tượng trong dân ca Tày
10 trang 35 0 0 -
Phố cổ Hội An - TS. Nguyễn Thị Tình
4 trang 30 0 0 -
Tìm hiểu không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
3 trang 27 0 0 -
Nghề sơn mài ở tương Bình Hiệp - từ góc nhìn di sản văn hóa phi vật thể
6 trang 26 0 0 -
Thờ cúng thành hoàng ở Việt Nam qua tài liệu Hán Nôm
11 trang 25 0 0 -
Thạc sĩ - Nhạc sĩ Huỳnh Khải: Đờn ca tài tử rất dễ thích nghi
2 trang 23 0 0 -
Bản dịch Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể
19 trang 23 0 0 -
Bài giảng Công tác quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số
45 trang 23 0 0 -
Di sản Then của các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam
4 trang 23 0 0