Không gian thần thoại và tâm thức hướng ngã của Hàn Mặc Tử
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 223.61 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Thi ca Hàn Mặc Tử thể hiện một thế giới nội tâm phức tạp và phong phú. Ở đó, ta bắt gặp tâm thức hướng ngã của ông. Tâm thức hướng ngã là một kiểu biểu hiện của bản năng chết (Thanatos) với mong muốn nhờ cái chết thu nhận mọi đau đớn, thanh tẩy những niềm đau và thanh trừng tội lỗi. Bài viết trình bày các nội dung chính sau: Hệ hình không gian thần thoại trong thơ Hàn Mặc Tử; Giải phẫu phân tâm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Không gian thần thoại và tâm thức hướng ngã của Hàn Mặc Tử KHÔNG GIAN THẦN THOẠI VÀ TÂM THỨC HƯỚNG NGÃ CỦA HÀN MẶC TỬ NGUYỄN HỮU TẤN – BÙI THỊ THÚY HẰNG Khoa Ngữ văn1. MỞ ĐẦUThi ca Hàn Mặc Tử thể hiện một thế giới nội tâm phức tạp và phong phú. Ở đó, ta bắtgặp tâm thức hướng ngã của ông. Tâm thức hướng ngã là một kiểu biểu hiện của bảnnăng chết (Thanatos) với mong muốn nhờ cái chết thu nhận mọi đau đớn, thanh tẩynhững niềm đau và thanh trừng tội lỗi. Cái chết theo như tâm thức nhân loại là sự trởvề: về với sự thanh sạch ban đầu, về với bản nguyên, về với sự bảo vệ và về với giảithoát khỏi sự tồn tại.Bản năng chết trong thơ ca của Hàn thường gắn liền với cổ mẫu Mẹ với biểu hiện trựctiếp là kiểu hình Không gian thần thoại. Dạng không gian nghệ thuật này không phảichỉ có ở sáng tác của Hàn Mặc Tử nhưng theo khảo sát của chúng tôi, chưa có nhà thơnào xây dựng kiểu không gian này với tầm vóc như Hàn Mặc Tử. Bởi lẽ, Không gianthần thoại trong thơ ông không chỉ là phông nền mà còn là giá trị tự thân của một biểutượng ngầm. Bằng phép hội ý tự do của Phân tâm học, ta có thể khám phá ra tư duynghệ thuật của thi nhân. Trong phạm vi bài báo khoa học này, chúng tôi chỉ viết về tâmthế hướng ngã của Hàn Mặc Tử qua hệ hình Không gian thần thoại.2. HỆ HÌNH KHÔNG GIAN THẦN THOẠI TRONG THƠ HÀN MẶC TỬKhông gian chiều sâu trong thơ Hàn Mặc Tử xuất hiện rất phong phú. Hiếm có một nhàthơ nào mà cảm thức không gian lại thể hiện đậm nét như thơ Hàn.Trong thơ Hàn Mặc Tử, ta thường hay gặp khoảng không gian chiều sâu bất tận. Trướchết, không gian trong thơ Hàn Mặc Tử là không gian bất định mang tên là Không gianphiếm chỉ. Không gian này trong thơ Hàn Mặc Tử được gợi lên bởi một loạt các từphiếm chỉ, có khi là những chỉ từ cũng được dùng với tư cách phiếm chỉ hóa: “Tôi vẫnở đây hay ở đâu / Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu / Sao bông phượng nở trong màu huyết /Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu” (Những giọt lệ); và “Ở đây sương khói mờ nhânảnh / Ai biết tình ai có đậm đà? (Đây thôn Vỹ Dạ) “Khách xa gặp lúc mùa xuân chín /Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng” (Mùa xuân chín) [5]…“Tôi vẫn ở đây hay ở đâu” câu thơ như một tiếng vọng đang chới với giữa một khônggian vô định hình. Trạng ngữ kép “ở đây” và “ở đâu” nói lên sự mất phương hướngđịnh hướng trong tâm thức sâu xa của Hàn. Cả hai trạng ngữ, một phiếm chỉ, một cụ thểlàm nên một sự hư hao và tô đậm thêm sự choáng ngợp trong tâm hồn nhà thơ. Ở câusau, trạng ngữ “trời sâu” như xoay vần chủ thể “tôi”, khiến chủ thể thêm chao đảo, ngảnghiêng. Hàn Mặc Tử không viết trời cao mà lại viết “trời sâu”, có phải chăng trờicũng sâu như chính nỗi muộn phiền vô bờ bến của Hàn? Khoái cảm về kiểu không gianKỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2013-2014Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 12/2013, tr: 144-150KHÔNG GIAN THẦN THOẠI VÀ TÂM THỨC HƯỚNG NGÃ CỦA HÀN MẶC TỬ 145chiều sâu này luôn tương ứng với sự nhận thức muộn phiền trước “quan niệm hoàncảnh” của nhà thơ.Nhưng kiểu không gian này chưa phải là chủ yếu trong thơ ca Hàn Mặc Tử. Mà chủyếu, khoái cảm của Hàn lại gắn với ba kiểu không gian khác. Đầu tiên là kiểu Khônggian giấc mộng. Hiếm thấy nhà thơ nào xây dựng không gian giấc mộng trong thơ mìnhnhiều như Hàn Mặc Tử. Trong không gian đó, Hàn Mặc Tử biểu hiện khoái cảm củamình rất mãnh liệt và rất tự nhiên. Đây là kiểu không gian được nhà thơ định danh bằngcác định ngữ như “mộng”, “mơ”, “ngàn thế giới”… Ví dụ: “Anh đứng cách xa hàngthế giới/ Ngắm nhìn trong mộng miệng em cười / Em cười anh cũng cười theo nữa/ Đểnhắn hồn em đã tới nơi” (Lưu luyến); “Hương khói ở đâu ngoài xứ mộng/ Cứ là mỗiphút mỗi nên thơ” (Huyền ảo); “Mơ khách đường xa, khách đường xa / Áo em trắngquá nhìn không ra” (Đây thôn Vỹ Dạ); “Khói trầm lan nhẹ ngấm không gian / Giâyphút buồn lây đến mộng vàng /… Bóng người thục nữ ẩn trong mơ” (Mơ hoa); “A ha!Ta vốn người trong mộng / Hư thực như là một ý thơ/ Ta đi góp nhặt từng tia sáng / Vàkết duyên tình để ước mơ” (Người ngọc) [5]…Nói theo ngôn ngữ của Bachelard, một nhà Phân tâm học vật chất nổi tiếng, không giangiấc mơ trong thơ Hàn Mặc Tử là một kiểu “mơ lồng trong mơ” [7]. Trong những giấcmơ ấy, không gian là nơi ẩn nấp lí tưởng của con người trước những thực tại gây đauđớn cho những ham muốn bản năng của mình. Trước những thực tại của xã hội kìm nénđi ham muốn nguyên thủy, con người luôn luôn bị đau đớn và luôn luôn tìm cách thỏamãn những ham muốn nguyên thủy ấy. Nhưng càng tìm cách thỏa mãn những hammuốn ấy, thì văn hóa càng lại ràng buộc phải loại bỏ chúng đi. Sự đau đớn ấy là conđường dẫn đến tuyệt vọng [3]. Từ tuyệt vọng dẫn đến ám thị triệt tiêu bản năng sống,muốn quay lại về những khởi nguyên, muốn quay về lại vật chất nguyên thủy đã làmnên sự sống. Quá trình về nguồn này, không có ý nghĩa nào kh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Không gian thần thoại và tâm thức hướng ngã của Hàn Mặc Tử KHÔNG GIAN THẦN THOẠI VÀ TÂM THỨC HƯỚNG NGÃ CỦA HÀN MẶC TỬ NGUYỄN HỮU TẤN – BÙI THỊ THÚY HẰNG Khoa Ngữ văn1. MỞ ĐẦUThi ca Hàn Mặc Tử thể hiện một thế giới nội tâm phức tạp và phong phú. Ở đó, ta bắtgặp tâm thức hướng ngã của ông. Tâm thức hướng ngã là một kiểu biểu hiện của bảnnăng chết (Thanatos) với mong muốn nhờ cái chết thu nhận mọi đau đớn, thanh tẩynhững niềm đau và thanh trừng tội lỗi. Cái chết theo như tâm thức nhân loại là sự trởvề: về với sự thanh sạch ban đầu, về với bản nguyên, về với sự bảo vệ và về với giảithoát khỏi sự tồn tại.Bản năng chết trong thơ ca của Hàn thường gắn liền với cổ mẫu Mẹ với biểu hiện trựctiếp là kiểu hình Không gian thần thoại. Dạng không gian nghệ thuật này không phảichỉ có ở sáng tác của Hàn Mặc Tử nhưng theo khảo sát của chúng tôi, chưa có nhà thơnào xây dựng kiểu không gian này với tầm vóc như Hàn Mặc Tử. Bởi lẽ, Không gianthần thoại trong thơ ông không chỉ là phông nền mà còn là giá trị tự thân của một biểutượng ngầm. Bằng phép hội ý tự do của Phân tâm học, ta có thể khám phá ra tư duynghệ thuật của thi nhân. Trong phạm vi bài báo khoa học này, chúng tôi chỉ viết về tâmthế hướng ngã của Hàn Mặc Tử qua hệ hình Không gian thần thoại.2. HỆ HÌNH KHÔNG GIAN THẦN THOẠI TRONG THƠ HÀN MẶC TỬKhông gian chiều sâu trong thơ Hàn Mặc Tử xuất hiện rất phong phú. Hiếm có một nhàthơ nào mà cảm thức không gian lại thể hiện đậm nét như thơ Hàn.Trong thơ Hàn Mặc Tử, ta thường hay gặp khoảng không gian chiều sâu bất tận. Trướchết, không gian trong thơ Hàn Mặc Tử là không gian bất định mang tên là Không gianphiếm chỉ. Không gian này trong thơ Hàn Mặc Tử được gợi lên bởi một loạt các từphiếm chỉ, có khi là những chỉ từ cũng được dùng với tư cách phiếm chỉ hóa: “Tôi vẫnở đây hay ở đâu / Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu / Sao bông phượng nở trong màu huyết /Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu” (Những giọt lệ); và “Ở đây sương khói mờ nhânảnh / Ai biết tình ai có đậm đà? (Đây thôn Vỹ Dạ) “Khách xa gặp lúc mùa xuân chín /Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng” (Mùa xuân chín) [5]…“Tôi vẫn ở đây hay ở đâu” câu thơ như một tiếng vọng đang chới với giữa một khônggian vô định hình. Trạng ngữ kép “ở đây” và “ở đâu” nói lên sự mất phương hướngđịnh hướng trong tâm thức sâu xa của Hàn. Cả hai trạng ngữ, một phiếm chỉ, một cụ thểlàm nên một sự hư hao và tô đậm thêm sự choáng ngợp trong tâm hồn nhà thơ. Ở câusau, trạng ngữ “trời sâu” như xoay vần chủ thể “tôi”, khiến chủ thể thêm chao đảo, ngảnghiêng. Hàn Mặc Tử không viết trời cao mà lại viết “trời sâu”, có phải chăng trờicũng sâu như chính nỗi muộn phiền vô bờ bến của Hàn? Khoái cảm về kiểu không gianKỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2013-2014Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 12/2013, tr: 144-150KHÔNG GIAN THẦN THOẠI VÀ TÂM THỨC HƯỚNG NGÃ CỦA HÀN MẶC TỬ 145chiều sâu này luôn tương ứng với sự nhận thức muộn phiền trước “quan niệm hoàncảnh” của nhà thơ.Nhưng kiểu không gian này chưa phải là chủ yếu trong thơ ca Hàn Mặc Tử. Mà chủyếu, khoái cảm của Hàn lại gắn với ba kiểu không gian khác. Đầu tiên là kiểu Khônggian giấc mộng. Hiếm thấy nhà thơ nào xây dựng không gian giấc mộng trong thơ mìnhnhiều như Hàn Mặc Tử. Trong không gian đó, Hàn Mặc Tử biểu hiện khoái cảm củamình rất mãnh liệt và rất tự nhiên. Đây là kiểu không gian được nhà thơ định danh bằngcác định ngữ như “mộng”, “mơ”, “ngàn thế giới”… Ví dụ: “Anh đứng cách xa hàngthế giới/ Ngắm nhìn trong mộng miệng em cười / Em cười anh cũng cười theo nữa/ Đểnhắn hồn em đã tới nơi” (Lưu luyến); “Hương khói ở đâu ngoài xứ mộng/ Cứ là mỗiphút mỗi nên thơ” (Huyền ảo); “Mơ khách đường xa, khách đường xa / Áo em trắngquá nhìn không ra” (Đây thôn Vỹ Dạ); “Khói trầm lan nhẹ ngấm không gian / Giâyphút buồn lây đến mộng vàng /… Bóng người thục nữ ẩn trong mơ” (Mơ hoa); “A ha!Ta vốn người trong mộng / Hư thực như là một ý thơ/ Ta đi góp nhặt từng tia sáng / Vàkết duyên tình để ước mơ” (Người ngọc) [5]…Nói theo ngôn ngữ của Bachelard, một nhà Phân tâm học vật chất nổi tiếng, không giangiấc mơ trong thơ Hàn Mặc Tử là một kiểu “mơ lồng trong mơ” [7]. Trong những giấcmơ ấy, không gian là nơi ẩn nấp lí tưởng của con người trước những thực tại gây đauđớn cho những ham muốn bản năng của mình. Trước những thực tại của xã hội kìm nénđi ham muốn nguyên thủy, con người luôn luôn bị đau đớn và luôn luôn tìm cách thỏamãn những ham muốn nguyên thủy ấy. Nhưng càng tìm cách thỏa mãn những hammuốn ấy, thì văn hóa càng lại ràng buộc phải loại bỏ chúng đi. Sự đau đớn ấy là conđường dẫn đến tuyệt vọng [3]. Từ tuyệt vọng dẫn đến ám thị triệt tiêu bản năng sống,muốn quay lại về những khởi nguyên, muốn quay về lại vật chất nguyên thủy đã làmnên sự sống. Quá trình về nguồn này, không có ý nghĩa nào kh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Không gian thần thoại Không gian tâm thức Thơ Hàn Mặc Tử Giải phẫu phân tâm Tuyển tập thơ ca Hàn Mặc TửGợi ý tài liệu liên quan:
-
84 trang 22 0 0
-
hàn mặc tử - tác phẩm chọn lọc: phần 2
106 trang 20 0 0 -
Hàn Mặc Tử và Bích Khê trong quan niệm của một số nhà phê bình văn học ở miền Nam từ 1945 đến 1975
8 trang 19 0 0 -
101 trang 17 0 0
-
Những biểu hiện của văn hóa tâm linh trong thơ Hàn Mặc Tử
15 trang 16 0 0 -
Sắc màu dân gian trong thơ Hàn Mặc Tử
8 trang 15 0 0 -
Biện pháp so sánh tu từ trong thơ Hàn Mặc Tử
12 trang 13 0 0 -
Tác phẩm và lời bình về Hàn Mạc Tử: Phần 2
161 trang 13 0 0 -
Nỗi niềm khao khát và mặc cảm chia lìa trong Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
4 trang 11 0 0 -
Biểu tượng trăng trong thơ Chế Lan Viên - Hàn Mặc Tử - Bích Khê
5 trang 11 0 0