Danh mục

Biểu tượng trăng trong thơ Chế Lan Viên - Hàn Mặc Tử - Bích Khê

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 382.99 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sử dụng biểu tượng trong kiến tạo thế giới nghệ thuật, được xem như một phương thức hữu hiệu đặc biệt để tạo nên cái hay, cái đẹp, cái lấp lánh diệu kỳ đa nghĩa của thơ. Khảo sát biểu tượng trăng trong thơ Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Bích Khê, chúng ta sẽ lý giải được sự đặc biệt trong tư duy nghệ thuật độc đáo khó lẫn của các nhà thơ tài hoa này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biểu tượng trăng trong thơ Chế Lan Viên - Hàn Mặc Tử - Bích Khê BIỂU TƯỢNG TRĂNG TRONG THƠ CHẾ LAN VIÊN - HÀN MẶC TỬ - BÍCH KHÊ NGUYỄN THỊ MỸ THÁI - HOÀNG THỊ HUẾ Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Sử dụng biểu tượng trong kiến tạo thế giới nghệ thuật, được xem như một phương thức hữu hiệu đặc biệt để tạo nên cái hay, cái đẹp, cái lấp lánh diệu kỳ đa nghĩa của thơ. Khảo sát biểu tượng trăng trong thơ Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Bích Khê, chúng ta sẽ lý giải được sự đặc biệt trong tư duy nghệ thuật độc đáo khó lẫn của các nhà thơ tài hoa này. Từ khoá: trăng, biểu tượng1. Thơ là tiếng nói của tâm hồn, của trái tim, là những xúc cảm mãnh liệt được thể hiện qualớp vỏ ngôn từ - những diễn ngôn đậm chất sáng tạo nghệ thuật của chủ thể trữ tình. Thế giớimuôn màu muôn vẻ và vô cùng bí ẩn. Thế giới trong thơ cũng vậy. Một hình ảnh của thế giớihiện thực, một thực thể duy nhất của thực tại nhưng lại có thể trở thành một biểu tượng vớinhiều ý nghĩa khác nhau trong thơ ca “Thực tiễn của việc sáng tạo văn chương nói chung, Thơmới nói riêng là sự xâm nhập, đào sâu vào thế giới nội tâm, vô thức, tiềm thức, khám phánhững bí ẩn thẳm sâu trong bản chất đời sống tâm linh của con người.” [1, tr. 270]. Một bàithơ hay, một tác phẩm văn chương có thể sống mãi với thời gian phải vượt thoát ra khỏinhững phạm vị hạn hẹp về phương diện ngữ nghĩa của từ ngữ để chuyển tải những thông điệpcủa tác giả đến độc giả. Và thông điệp ấy tất yếu phải cần có một sự giải mã hợp lý, phải cósự tương tác giữa ý nghĩa biểu vật và ý nghĩa biểu niệm của diễn ngôn.2. Trong các nhà Thơ mới Việt Nam, mỗi một nhà thơ có một phong cách riêng, một giọngđiệu riêng, một kiểu cảm quan nghệ thuật riêng. Tuy nhiên, có thể nói các tác giả của Trườngthơ Loạn mà tiêu biểu là Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Bích Khê là những tác giả đã có sự gặpgỡ trong quan niệm về nghệ thuật, về những xúc cảm thẩm mỹ, tạo nên được một thế giớibiểu tượng thơ ca mang phong vị của tượng trưng, siêu thực, góp phần không nhỏ trong quátrình cách tân thơ Việt Nam.Từ khi xuất hiện trên thi đàn Việt Nam cho đến nay, Thơ mới vẫn có một sức cuốn hút lạ kỳđối với những người yêu thơ. Tiềm ẩn trong vương quốc Thơ mới là những giá trị thẩm mỹcủa ngôn từ nghệ thuật với những cách tân lớn từ ngôn ngữ của thơ trung đại đến với ngônngữ thơ hiện đại giàu sức gợi và tính nhạc, lạ hóa với bút pháp trữ tình lãng mạn, tượng trưngsiêu thực. Phương thức sử dụng hệ thống biểu tượng được xem như một kiểu tín hiệu nghệthuật đặc biệt để tạo nên cái hay, cái đẹp, cái lấp lánh diệu kỳ đa nghĩa của thơ. Khảo sát mộtsố biểu tượng thơ của Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Bích Khê, chúng ta sẽ lý giải được sự đặcbiệt trong tư duy nghệ thuật độc đáo khó lẫn của các nhà thơ tài hoa này. Thế giới biểu tượngtrong thơ vừa là cái nhìn rất riêng mang đậm dấu ấn của chủ thể sáng tạo - của nhà thơ nhưngcũng là vừa là một thông điệp có giá trị thẩm mỹ, có tính khái quát và phổ biến cao, mở ranhiều lớp nghĩa, nhiều tầng bậc ý nghĩa với những chiều kích liên tưởng khác nhau của độcgiả, làm tăng thêm giá trị nghệ thuật của những sáng tác thi ca.Biểu tượng được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Theo Jean Chevalier, ngay từ khởi thủy, biểutượng đã là một dấu hiệu, một cơ sở quy ước của niềm tin. Nó là sự hội tụ của hai ý tưởng chiara và kết lại, phân ly và tái hợp, nó là dấu hiệu bị đập vỡ, gãy vỡ và nối kết. Ở đó, cảm xúc luônluôn nổi trội, biểu hiện thành những nỗi lo sợ hay mừng vui khôn xiết tả, những cảm xúc khônglời... Một cách hiểu khác, biểu tượng nắm giữ những gì vốn vượt chạy khỏi chúng ta để mà bịKỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần thứ haiTrường Đại học Sư phạm Huế, tháng 10/2014: tr. 300-304BIỂU TƯỢNG TRĂNG TRONG THƠ CHẾ LAN VIÊN – HÀN MẶC TỬ- BÍCH KHÊ 301tiêu tán trong hư vô. Biểu tượng cho ta thấy những gì mà không có nó, hoàn toàn bị ẩn giấu đốivới chúng ta. Biểu tượng trong văn học được truyền đạt thông qua ngôn ngữ. Biểu tượng khôngnhững làm cho rõ ràng mà còn làm cho trở nên chân thật những thực tại kinh nghiệm. Biểutượng bao gồm cả ý thức và vô thức, cô đúc các sản phẩm tôn giáo và đạo đức, sáng tạo và thẩmmỹ, nhuốm màu xúc cảm và tưởng tượng của con người, liên hệ đến kinh nghiệm của tập thể.Đặc trưng của văn học là nghệ thuật ngôn từ. Mà ngôn từ là một dạng ký hiệu - ký hiệu chứađựng giá trị biểu vật và giá trị biểu niệm. Ngôn từ trong văn học không chỉ là ngôn từ vớinghĩa tả thực, nghĩa đen, nghĩa vốn có của nó mà ngôn từ nghệ thuật phải diễn tả được mộtnội dung nào đó khác hơn với cái vốn có của nó.Biểu tượng trong văn học là một hệ thống tín hiệu ẩn đằng sau lớp vỏ ngôn ngữ của ngôn từnghệ thuật. Trong thơ, tính biểu tượng càng rõ hơn bởi đặc trưng hình thức của thơ là sự biểu ...

Tài liệu được xem nhiều: