Thông tin tài liệu:
Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, một câu hỏi được đặt ra là liệu sự kiện này có đem lại động lực để thay đổi thể chế trong khu vực ngân hàng của nước này hay không? Hiện nay, Trung Quốc là một trong những nền kinh tế tiền tệ hoá nhất trên thế giới. Cuối năm 2000 tín dụng ngân hàng bằng 117% GDP. Tuy nhiên, 4 NHTM quốc doanh lớn của Trung Quốc chiếm tới trên 70% thị trường tiền gửi và tín dụng. Lãi suất do Chính phủ quy định và các ngân hàng ít gặp......
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KHU VỰC NGÂN HÀNG SAU KHI GIA NHẬP WTO: KINH NGHIỆM TRUNG QUỐC VÀ THỰC TIỄN VIỆT NAMKHU VỰC NGÂN HÀNG SAU KHI GIA NHẬP WTO: KINH NGHIỆMTRUNG QUỐC VÀ THỰC TIỄN VIỆT NAM Khu vực ngân hàng Trung Quốc sau khi gia nhập WTO Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, một câu hỏi được đặt ra là liệu sự kiện này có đem lạiđộng lực để thay đổi thể chế trong khu vực ngân hàng của nước này hay không? Hiện nay,Trung Quốc là một trong những nền kinh tế tiền tệ hoá nhất trên thế giới. Cuối năm 2000 tíndụng ngân hàng bằng 117% GDP. Tuy nhiên, 4 NHTM quốc doanh lớn của Trung Quốcchiếm tới trên 70% thị trường tiền gửi và tín dụng. Lãi suất do Chính phủ quy định và cácngân hàng ít gặp rủi ro về giá. Chiến lược trung hạn của Trung Quốc là phát triển các thể chếtài chính lành mạnh không bị tổn thương bởi làn sóng cạnh tranh nước ngoài và phát triển thịtrường liên ngân hàng tạo điều kiện cho tự do hoá lãi suất và quản lý rủi ro. Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc có 5 năm để chuyển đổi và Chính phủ Trung Quốccam kết như sau: (1) Các ngân hàng nước ngoài (NHNNg) được phép thực hiện tất cả cáchình thức giao dịch ngoại hối với khách hàng nước ngoài ngay khi gia nhập; (2) Trong vòng 1năm sau khi gia nhập WTO, các NHNNg sẽ được phép thực hiện tất cả các hình thức giaodịch ngoại hối với khách hàng Trung Quốc tại các thành phố được chỉ định. Danh sách nhữngthành phố này được Chính phủ Trung Quốc mở rộng thêm 4 thành phố mỗi năm; (3) Trongvòng 2 năm sau khi gia nhập WTO, các NHNNg được phép cho doanh nghiệp vay bằng bảntệ; (4) 5 năm sau khi gia nhập WTO, các NHNNg được phép quan hệ với khách hàng cá nhânTrung Quốc; (5) NH nước ngoài được phép thành lập liên doanh ngay khi gia nhập; (6) Trongvòng 5 năm sau khi gia nhập WTO, phía nước ngoài được phép sở hữu toàn phần đối với cácngân hàng Trung Quốc. Bức tranh về thị trường ngân hàng ở Trung Quốc: Khoảng một nửa số dân của TrungQuốc có tài khoản ngân hàng. Tỉ lệ tín dụng/ GDP vào cuối năm 2000 là 117%, là tỉ lệ caonhất trên thế giới. Các NHTM quốc doanh chiếm khoảng 70% thị phần với mạng lưới rộngkhắp (125 nghìn chi nhánh và 1,6 triệu nhân viên). Tuy nhiên, vào đầu những năm 1990 cácngân hàng này hoạt động không hiệu quả và tình hình chỉ được cải thiện vào những năm2000 do nền kinh tế tăng trưởng mạnh. Ngân hàng bán lẻ là một lĩnh vực đang phát triểnmạnh ở Trung Quốc, đặc biệt là tín dụng tiêu dùng cá nhân trong đó chủ yếu là cho vay muanhà. Đây có vẻ là thế mạnh của các ngân hàng nội địa nhờ các mối quan hệ chặt chẽ và amhiểu tập quán địa phương hơn các đối tác nước ngoài. Mặc dù vậy, các NHNNg cũng đangrất cố gắng lấn sân trong lĩnh vực này. Thị trường thẻ ở Trung Quốc cũng là thị trường đầytiềm năng. Tuy nhiên, các ngân hàng nội địa mới chỉ dừng ở mức phát hành thẻ ghi nợ là chủyếu. Trên thực tế, loại thẻ này ít được khách hàng ưa chuộng và áp dụng rộng rãi vì ít tiện íchvà không kết nối được với nhau. Chính vì vậy, các NHNNg sẽ nhắm vào thị trường thẻ tíndụng. Đây là lĩnh vực mà họ có nhiều năm kinh nghiệm và có thể khắc phục được nhữngđiểm yếu của hệ thống thẻ ghi nợ nội địa. Dịch vụ ngân hàng điện tử cũng là mối lo ngại củacác NHTM Trung Quốc vì các NHNNg khắc phục được các hạn chế về địa lý bằng cách mởrộng dịch vụ Internet banking. Tiến trình thâm nhập của các NHNNg vào Trung Quốc: cuối năm 1999, trước khi TrungQuốc gia nhập WTO, đã có rất nhiều các tổ chức tài chính nước ngoài có mặt tại Trung Quốcdù qui mô vẫn còn hạn chế. Luật Ngân hàng Thương mại cũng được áp dụng đối với cácNHNNg tại Trung Quốc. Việc thành lập và hoạt động của các tổ chức tài chính nước ngoàichủ yếu dựa trên Luật của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa về các tổ chức tài chínhnước ngoài. Theo Luật này, một NHNNg được phép tham gia kinh doanh ngoại hối, nhận tiềngửi, cho vay, môi giới và thanh toán nhưng chủ yếu cho các công ty có vốn nước ngoài. Cuốinăm 1999, có 13 NHNNg thành lập dưới hình thức 100% vốn nước ngoài hay liên doanh tạiTrung Quốc. Bên cạnh đó, các NHNNg đang thành lập 157 chi nhánh ở trong nước. Yêu cầutối thiểu để một NHNNg được thành lập dưới hình thức 100% vốn trực thuộc hay liên doanhlà phải có tổng tài sản 10 tỉ USD, để mở chi nhánh là 20 tỉ USD. Tổng tài sản của NHNNg tạiTrung Quốc là 31,8 tỉ USD, tương đương 2% tổng tài sản ngân hàng năm 1999. Dư nợ củacác NHNNg là 21,8 tỉ USD và tiền gửi là 5,2 tỉ USD. Về giao dịch bản tệ, các NHNNg cho vaykhoảng 6,7 tỉ RMB, tương đương 3,7% tổng mức cho vay và tiền gửi khoảng 5,44 tỉ RMB,tương đương 12,7% tổng tiền gửi. Những con số này cho thấy sự thâm nhập của các NHNNgđến thời điểm đó là không đáng kể. Tiền vay trên tổng tài sản chiếm khoảng 69% trong khi tỉlệ tiền vay bằng bản tệ trên tài sản chỉ là 0,25%. Tiền gửi/ tổng tài sản chỉ là 16,4% trong khitỉ lệ tiền gửi bằng bản tệ/ tài sản thấp hơn 0,25%. Rõ ràng, NHNNg hạn chế các hoạt động ởTrung Quốc ở mức phục vụ cho các khách hàng riêng của họ và chủ yếu giao dịch bằngngoại tệ. Đây là kết quả của việc ch ...