Danh mục

Khung năng lực giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ của giáo viên mầm non: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 499.27 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này đề xuất khung năng lực GDPTNNCT của GVMN đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ GVMN trong đổi mới căn bản toàn diện giáo dục hiện nay thông qua sử dụng nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận, tổng hợp đối sánh những vấn đề lý thuyết về khung năng lực GDPTNNCT của GVMN từ các nghiên cứu trên thế giới, phân tích bối cảnh giáo dục Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khung năng lực giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ của giáo viên mầm non: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt NamKHUNG NĂNG LỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮCHO TRẺ CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON: KINH NGHIỆM QUỐC TẾVÀ ĐỀ XUẤT CHO VIỆT NAM ThS. NCS. Vũ Thị Thúy TS. Lê Thái Hưng1 Tóm tắt: Giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ (GDPTNNCT) là một nhiệm vụ quan trọng của giáo viên mầm non, bởi sự phát triển ngôn ngữ của trẻ là yếu tố quyết định tới sự phát triển toàn diện và khả năng học tập suốt đời, sự thành công trong tương lai. Nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, đòi hỏi ở người giáo viên phải có những năng lực chuyên môn đặc thù, sự kết hợp của năng lực ngôn ngữ, năng lực giáo dục, sự hiểu biết về trẻ. Nghiên cứu này đề xuất khung năng lực GDPTNNCT của GVMN đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ GVMN trong đổi mới căn bản toàn diện giáo dục hiện nay thông qua sử dụng nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận, tổng hợp đối sánh những vấn đề lý thuyết về khung năng lực GDPTNNCT của GVMN từ các nghiên cứu trên thế giới, phân tích bối cảnh giáo dục Việt Nam. Từ khóa: Năng lực giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ của GVMN, Khung năng lực, Đánh giá năng lực, Giáo viên mầm non.1. Đặt vấn đề Vai trò của ngôn ngữ với sự phát triển của trẻ, cũng như tầm quan trọng củanăng lực giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong hoạt động giáo dục mầm nonđã được khẳng định qua nhiều nghiên cứu trong nước và thế giới. “Ở cấp học mầmnon, chất lượng các hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ mà mà giáo viên tạo ratrong môi trường lớp học tác động trực tiếp đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Đặcbiệt, trong các lớp học có trẻ hòa nhập thì việc tác động, hỗ trợ các em phụ thuộcrất nhiều vào năng lực giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ của giáo viên” (Justice,Mashburn, Hamre, & Pianta, 2008). Năng lực đọc hiểu của trẻ ở các cấp học trêncó liên quan mạnh mẽ tới quá trình giáo dục phát triển ngôn ngữ mà trẻ được thụhưởng trước đó. Bồi dưỡng và phát triển năng lực chuyên môn về ngôn ngữ cho1 Khoa Quản trị chất lượng, Trường Đại học Giáo dục - ĐHQGHN.Phần 3. ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC 311giáo viên có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giảng dạy và tổ chức các hoạt độngphát triển ngôn ngữ cho trẻ ở lớp học (Neuman & Cunningham, 2009), (Neuman &Wright, 2010). Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ở cấp học mầm non không những gắnliền với phát triển nhận thức, tư duy, tình cảm và các kỹ năng xã hội giúp cho trẻcó được sự phát triển toàn diện mà nó còn có ảnh hưởng suốt đời tới sự phát triểntrí tuệ, tâm hồn và nhân cách của mỗi con người. Chính vì vậy, trong chương trìnhgiáo dục mầm non, giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một nhiệm vụ quantrọng và xuyên suốt trong toàn bộ quá trình lao động của người GVMN. Lĩnh vựcgiáo dục phát triển ngôn ngữ vừa được đưa vào các thiết kế hoạt động và môn họcchủ đạo như nhận biết tập nói, nhận biết phân biệt và làm quen văn học; vừa đượctích hợp trong các môn học/ hoạt động khác như: âm nhạc, khám phá khoa học,làm quen với toán và tạo hình… Mặt khác, giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻcòn được đặc biệt chú ý trong mọi sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Vai trò quan trọngcủa nhiệm vụ giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ đòi hỏi người giáo viên phải cónhững năng lực nào để có thể đáp ứng các yêu cầu giáo dục phát triển ngôn ngữ chotrẻ. Như vậy, xác định khái niệm năng lực GDPTNNCT và xây dựng khung nănglực GDPTNNCT của GVMN là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa về khoa học.Bằng việc sử dụng nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận, bài báo này sẽ trình bàynhững vấn đề lý thuyết về khung năng lực GDPTNNCT của GVMN; trên cơ sở tổnghợp, so sánh và phân tích các kết quả nghiên cứu trên thế giới để đề xuất khungnăng lực GDPTNNCT của GVMN trong môi trường lao động nghề nghiệp sư phạmcủa GVMN ở Việt Nam làm tiền đề cho việc thiết kế bộ công cụ đo lường đánh giánăng lực GDPTNNCT của GVMN.2. Năng lực giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ của giáo viên mầm non đốivới lao động nghề nghiệp của giáo viên mầm non Giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non trước hết là dạy trẻ phát âmđúng, rõ ràng, biểu cảm âm thanh tiếng mẹ đẻ; phát triển vốn từ; dạy trẻ nói đúngngữ pháp và phát triển ngôn ngữ mạch lạc; sau đó là bước đầu làm quen với chữviết và ngôn ngữ viết; chuẩn bị nền tảng vững vàng cho trẻ bước vào giai đoạn họctập ở Tiểu học. Người giáo viên mầm non có ảnh hưởng trực tiếp, lâu dài tới nhâncách của từng trẻ. Mỗi lời nói, cử chỉ, hành vi của bản thân người GVMN cũng làtrực quan sinh động tác động trực tiếp tới trẻ. Toàn bộ vốn tri thức, kỹ năng, niềmtin và những nỗ lực chuyên môn của một người giáo viên mầm non sẽ ảnh hưởng vôcùng to lớn tới lớp trẻ em đa ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: