Danh mục

Kiểm định và bảo dưỡng ô tô P4

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 495.64 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chẩn đốn kỹ thuật: • Trong quá trình sử dụng ôtô, trạng thái kỹ thuật của xe bị thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Để xác định tình trạng kỹ thuật của xe ta có thể tháo rời các cụm, các tổng thành để phát hiện hư hỏng. Nếu làm như vậy sẽ phá hỏng trạng thái tiếp xúc của bề mặt làm việc của các chi tiết máy, ngồi ra còn tăng công lao động, tăng tổng chi phí lao động kỹ thuật. • Hiện nay ở nước ta cũng như các nước khác đều dùng máy...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiểm định và bảo dưỡng ô tô P4 Chương 3 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHẨN ĐỐN TÌNH TRẠNG KỸ THUẬT CỦA ÔTÔI. KHÁI NIỆM VỀ CHẨN ĐỐN KỸ THUẬT 1. Chẩn đốn kỹ thuật: • Trong quá trình sử dụng ôtô, trạng thái kỹ thuật của xe bị thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Để xác định tình trạng kỹ thuật của xe ta có thể tháo rời các cụm, các tổng thành để phát hiện hư hỏng. Nếu làm như vậy sẽ phá hỏng trạng thái tiếp xúc của bề mặt làm việc của các chi tiết máy, ngồi ra còn tăng công lao động, tăng tổng chi phí lao động kỹ thuật. • Hiện nay ở nước ta cũng như các nước khác đều dùng máy móc thiết bị để tiến hành kiểm tra trạng thái kỹ thuật của ôtô, của các cụm, tổng thành… mà không cần phải tháo rời chúng. Phương pháp xác định tình trạng kỹ thuật này được gọi là phương pháp chẩn đốn kỹ thuật. • Chẩn đốn kỹ thuật dựa trên hệ thống các quy luật, các tiêu chuẩn đặc trưng cho trạng thái kỹ thuật của ôtô để phán đốn tình trạng kỹ thuật tốt xấu của ôtô. Khi chẩn đốn kỹõ thuật do không tháo rời các chi tiết nên không thể trực tiếp phát hiện hư hỏng mà phải thông qua các triệu chứng để phát hiện gián tiếp các hư hỏng ở bên trong. Thí dụ: Để đánh giá độ hao mòn của xéc măng - xi lanh người ta dùng thiết bị đo lượng khí cháy lọt xuống các te hoặc để đánh giá tình trạng kỹ thuật của hệ thống phanh ở các bánh xe người ta đo lực phanh ở các bánh xe (hay quãng đường phanh, …) 2 . Mục đích của chẩn đốn kỹ thuật: Công nghệ chẩn đốn kỹ thuật ra đời nhằm làm thay đổi và nâng cao chất lượng của công tác bảo dưỡng kỹ thuật. Nó đánh giá trạng thái kỹ thuật của đối tượng được kiểm tra một cách chính xác, khách quan và nhanh chóng, nâng cao tính tin cậy của xe, dự báo được khả năng hoạt động an tồn của đối tượng được kiểm tra và quyết định các phương án bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời những hư hỏng đã phát hiện, thế nên sẽ tăng được khả năng an tồn trong giao thông. - 89 - Nâng cao được tuổi bền, giảm chi phí do không phải tháo lắp và giảm được hao mòn của chi tiết. Do phát hiện kịp thời những biến xấu kỹ thuật, kịp thời điều chỉnh các bộ phận nhất là hệ thống cung cấp nhiên liệu làm giảm tiêu hao nhiên liệu, dầu nhờn nên giảm giá thành vận chuyển. Ngày nay chẩn đốn kỹ thuật đã trở thành một phương pháp chính để kiểm tra trạng thái kỹ thuật của ôtô, của tổng thành mà không phải tháo rời nó, đã trở thành một yếu tố công nghệ bảo dưỡng và sửa chữa ôtô.3 . Vị trí công tác chẩn đốn kỹ thuật trong dây chuyền bảo dưỡng và sửa chữa ôtô: • Chẩn đốn trạng thái kỹ thuật của ôtô là một khâu quan trọng trong quá trình sản xuất của một xí nghiệp vận tải ôtô, nhằm bảo đảm chất lượng và hạ giá thành bảo dưỡng, sửa chữa. Dựa vào kết quả của chẩn đốn có thể hiệu chỉnh lại chu kỳ bảo dưỡng, sửa chữa cho phù hợp. Như vậy, sử dụng tốt chẩn đốn kỹ thuật kết hợp với bảo dưỡng, sửa chữa sẽ giảm bớt cường độ lao động, hạ giá thành vận chuyển. • Vì vậy để phát hiện, phân loại những xe ôtô có nhiều hư hỏng người ta phải tiến hành chẩn đốn kỹ thuật trước khi đưa vào bảo dưỡng để phân biệt khối lượng công việc sửa chữa và công việc bảo dưỡng riêng biệt. Bố trí theo cách này có thể giảm chi phí bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa thường xuyên khoảng 15% và năng suất lao động tăng lên gấp đôi. • Người ta có thể bố trí chẩn đốn kỹ thuật trước bảo dưỡng kỹ thuật cấp I, cấp II lúc này nhiệm vụ của chẩn đốn kỹ thuật trước các cấp bảo dưỡng là khác nhau. Người ta dựa vào kết quả của chẩn đốn kỹ thuật mà xử lý các hư hỏng của ôtô tại các vị trí sửa chữa, sau đó đưa vào vị trí bảo dưỡng. • Các vị trí chẩn đốn và bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa thường xuyên, thường bố trí theo sơ đồ dây chuyền sau : Kiểm tra Cầu rửa xe Chẩn đoán tổng Vị trí-chờ sửa 90 - Chẩn đoán tổng quát trước BD-I quát trước BD-II Hình 1. Dây chuyền sản xuất trong xí nghiệp bảo dưỡng ôtô Theo cách bố trí này, ôtô sau khi qua kiểm tra (kiểm tu) sẽ đến cầu rửa xe để làm vệ sinh xe sạch sẽ, đến vị trí chờ sửa, sau đó tùy theo kết quả quan sát, theo hành trình km xe đã chạy được đến một trong hai dây chuyền chẩn đốn trước bảo dưỡng sửa chữa, tuỳ theo tình trạng sau chẩn đốn mà xe được đến một trong ba dây chuyền bảo dưỡng, sửa chữa. Sau đó xe được đưa vào khu vực chờ xuất xưởng. Tuy phân theo tuyến bảo dưỡng, nhưng các tuyến quan hệ chặt chẽ với nhau được điều hành chung bởi phòng kỹ thuật.4 . ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: