Kiểm toán môi trường và những thách thức
Số trang: 20
Loại file: pdf
Dung lượng: 177.70 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Môi trường và sự phát triển bền vững hiện nay không chỉ là vấn đề riêng của mỗi quốc gia mà nó đã trở thành vấn đề toàn cầu đang được thế giới đặc biệt quan tâm. Không phải ngẫu nhiên mà các hội nghị quốc tế về môi trường tổ chức tại Bali lại thu hút sự chú ý theo dõi của tòan cầu bởi vì nó không chỉ ảnh hưởng đến
sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia mà nó còn ảnh hưởng tới sự tồn tại của chúng ta hiện nay và các thế hệ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiểm toán môi trường và những thách thức Kiểm toán môi trường và những thách thức đặt ra đối với kiểm toán nhà nước Việt Nam Môi trường và sự phát triển bền vững hiện nay không chỉ là vấn đề riêng của mỗi quốc gia mà nó đã trở thành vấn đề toàn cầu đang được thế giới đặc biệt quan tâm. Không phải ngẫu nhiên mà các hội nghị quốc tế về môi trường tổ chức tại Bali lại thu hút sự chú ý theo dõi của tòan cầu bởi vì nó không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia mà nó còn ảnh hưởng tới sự tồn tại của chúng ta hiện nay và các thế hệ tương lai. Môi trường và sự phát triển kinh tế của các quốc gia luôn có mối quan hệ ngược chiều. Nếu đặt mục tiêu phát triển kinh tế cao khả năng phải sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, khả năng xảy ra sự ô nhiễm từ các chất thải công nghiệp là rất lớn, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững của môi trường và ngược lại. Do đó, các quốc gia cần phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Với quan niệm rằng tất cả những gì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người và làm hủy hoại đến môi trường đều được coi là ô nhiễm môi trường do đó ô nhiễm môi trường có thể được chia thành các loại sau: - Ô nhiễm nguồn nước; - Ô nhiễm không khí; - Ô nhiễm về tiếng ồn; - Ô nhiễm từ các chất thải độc hại; - Ô nhiễm từ sự ảnh hưởng của quá trình phát triển xã hội: ví dụ quá trình đô thị hóa phát triển quá nhanh rất nhiều người không có công ăn việc làm do đó họ vào rừng chặt phá để duy trì cuộc sống. Lượng cây xanh mất đi đồng nghĩa chúng ta có ít O2 hơn để thở, dẫn tới môi trường sẽ bị ô nhiễm, hạn hán, lụt lội thường xuyên xảy ra… Có thể nhận thấy rằng việc ô nhiễm môi trường chính là nguyên nhân của hiện tượng nóng lên của khí hậu toàn cầu mà các nước trên thế giới đang phải đối mặt. Theo thống kê của các nhà khoa học thì từ năm 1885-1940 trái đất của chúng ta đã tăng lên 0.5oC và nếu không có các biện pháp kịp thời khắc phục hiện tượng này (hiệu ứng nhà kính) thì đến năm 2050 trái đất của chúng ta sẽ nóng lên từ 1,5-4,5oC khi đó phần lớn các khu vực thấp, đầm lầy, đảo nhỏ có thể bị chìm trong nước biển và diện tích đất liền ngày càng bị thu hẹp. Có 05 nguy cơ mà các nước sẽ phải đối mặt với sự biến đổi của khí hậu, đó là: - Năng suất đất nông nghiệp bị giảm; - Gia tăng tình trạng thiếu nước; - Thời tiết ngày một khắc nghiệt (hạn hán, lũ lụt thường xuyên xảy ra); - Các hệ sinh thái mất cân bằng; - Gia tăng bệnh tật. Như vậy có thể thấy môi trường có vị trí và vai trò vô cùng to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của loài người, do đó vấn đề là làm sao để duy trì, bảo vệ và phát triển môi trường một cách bền vững? Cơ quan, tổ chức, cá nhân nào thực hiện công việc đó? Trên thế giới, một số nước đã có thể giải đáp các câu hỏi trên đó chính là các cơ quan kiểm toán tối cao có tiến hành hoạt động kiểm toán môi trường. Khái niệm kiểm toán môi trường bắt đầu xuất hiện vào những năm đầu của thập kỉ 80 sau hàng loạt các thảm họa môi trường xảy ra tại Anh và Mỹ: “Kiểm toán môi trường là công cụ quản lý bao gồm một quá trình đánh giá có tính hệ thống, định kỳ và khách quan được văn bản hóa về việc làm thế nào để thực hiện tổ chức môi trường, quản lý môi trường và trang thiết bị môi trường đó hoạt động tốt”. Trong các loại hình kiểm toán thì kiểm toán môi trường được coi là một loại hình kiểm toán đặc biệt bởi các lý do sau: - Môi trường hiện nay là một vấn đề mang tính toàn cầu và nó ảnh hưởng tới tất cả các nước trên thế giới; - Môi trường cung cấp các nguyên liệu cần thiết cho sự tồn tại của con người và sự phát triển của các nền kinh tế như: gỗ, nước, không khí, các tài nguyên khoáng sản…; - Có rất nhiều đối tượng khác nhau tham gia vào hoạt động môi trường; - Có rất nhiều tổ chức cùng tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường; - Kiểm toán môi trường đòi hỏi kiến thức rất rộng về các môn khoa học khác nhau: địa lý, hóa học, kiểm toán… Kiểm toán môi trường phải trả lời được câu hỏi do các nhà quản lý đưa ra: - Chúng tôi đang làm gì? Có phải tuân thủ các luật, quy định về môi trường của Chính phủ hay không? - Chúng tôi có thể làm tốt hơn được không? Ở những khu vực không được quy định, các hoạt động có cần được tăng cường để giảm thiểu tác động môi trường hay không? - Chúng tôi có thể sử dụng các nguyên vật liệu đầu vào khác với chi phí rẻ hơn để thay thế không? Quy trình sản xuất đã là tối ưu chưa? - Chúng tôi có thể giảm thiểu các sản phẩm hỏng trong quá trình sản xuất không? Nếu có bằng cách nào? Sản phẩm của chúng tôi có thân thiện với môi trường không? - Chúng tôi có thể giảm thiểu các chất thải độc hại thải ra trong quá trình sản xuất không? Chúng tôi có thể giảm thiểu các chi phí xử lý môi trường nhưng vẫn tuân thủ các quy định về môi trường của pháp luật hay không? Nếu có bằng cách nào? Chính bởi tính phức tạp của hoạt động kiểm toán môi trường do đó khi tiến hành kiểm toán, kiểm toán viên phải tiến hành cả 03 loại hình kiểm toán đó là: kiểm toán tài chính; kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động. - Kiểm toán tài chính: kiểm toán viên phải đi sâu vào xem xét việc chi tiêu quản lý quỹ cho hoạt động bảo vệ môi trường của Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ có đúng mục đích và đúng quy định hay không? Chi phí DN bỏ ra cho việc xử lý môi trường, nghiên cứu cải tiến thay đổi các nguyên vật liệu đầu vào, chi phí cho việc nộp phạt vi phạm môi trường…được thể hiện đúng và đủ trên các báo cáo tài chính của DN hay chưa? Việc chi tiêu theo các khoản chi phí đó có đúng theo quy định hay không? - Kiểm toán tuân thủ: kiểm toán viên đi sâu vào xem xét việc tuân thủ các cam kết quốc tế về môi trường của các quốc gia như các Nghị định thư; Công ước quốc tế; Chủ trương của Liên Hợp Quốc; Chương trình nghị sự; Các hướng dẫn…đồng thời kiểm toán viên cũng cần đi sâu xem xét việc tuân thủ các chính sách pháp luật của Nhà nước về môi trường của các DN, đôi khi cũng phải xem xét các quy đị ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiểm toán môi trường và những thách thức Kiểm toán môi trường và những thách thức đặt ra đối với kiểm toán nhà nước Việt Nam Môi trường và sự phát triển bền vững hiện nay không chỉ là vấn đề riêng của mỗi quốc gia mà nó đã trở thành vấn đề toàn cầu đang được thế giới đặc biệt quan tâm. Không phải ngẫu nhiên mà các hội nghị quốc tế về môi trường tổ chức tại Bali lại thu hút sự chú ý theo dõi của tòan cầu bởi vì nó không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia mà nó còn ảnh hưởng tới sự tồn tại của chúng ta hiện nay và các thế hệ tương lai. Môi trường và sự phát triển kinh tế của các quốc gia luôn có mối quan hệ ngược chiều. Nếu đặt mục tiêu phát triển kinh tế cao khả năng phải sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, khả năng xảy ra sự ô nhiễm từ các chất thải công nghiệp là rất lớn, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững của môi trường và ngược lại. Do đó, các quốc gia cần phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Với quan niệm rằng tất cả những gì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người và làm hủy hoại đến môi trường đều được coi là ô nhiễm môi trường do đó ô nhiễm môi trường có thể được chia thành các loại sau: - Ô nhiễm nguồn nước; - Ô nhiễm không khí; - Ô nhiễm về tiếng ồn; - Ô nhiễm từ các chất thải độc hại; - Ô nhiễm từ sự ảnh hưởng của quá trình phát triển xã hội: ví dụ quá trình đô thị hóa phát triển quá nhanh rất nhiều người không có công ăn việc làm do đó họ vào rừng chặt phá để duy trì cuộc sống. Lượng cây xanh mất đi đồng nghĩa chúng ta có ít O2 hơn để thở, dẫn tới môi trường sẽ bị ô nhiễm, hạn hán, lụt lội thường xuyên xảy ra… Có thể nhận thấy rằng việc ô nhiễm môi trường chính là nguyên nhân của hiện tượng nóng lên của khí hậu toàn cầu mà các nước trên thế giới đang phải đối mặt. Theo thống kê của các nhà khoa học thì từ năm 1885-1940 trái đất của chúng ta đã tăng lên 0.5oC và nếu không có các biện pháp kịp thời khắc phục hiện tượng này (hiệu ứng nhà kính) thì đến năm 2050 trái đất của chúng ta sẽ nóng lên từ 1,5-4,5oC khi đó phần lớn các khu vực thấp, đầm lầy, đảo nhỏ có thể bị chìm trong nước biển và diện tích đất liền ngày càng bị thu hẹp. Có 05 nguy cơ mà các nước sẽ phải đối mặt với sự biến đổi của khí hậu, đó là: - Năng suất đất nông nghiệp bị giảm; - Gia tăng tình trạng thiếu nước; - Thời tiết ngày một khắc nghiệt (hạn hán, lũ lụt thường xuyên xảy ra); - Các hệ sinh thái mất cân bằng; - Gia tăng bệnh tật. Như vậy có thể thấy môi trường có vị trí và vai trò vô cùng to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của loài người, do đó vấn đề là làm sao để duy trì, bảo vệ và phát triển môi trường một cách bền vững? Cơ quan, tổ chức, cá nhân nào thực hiện công việc đó? Trên thế giới, một số nước đã có thể giải đáp các câu hỏi trên đó chính là các cơ quan kiểm toán tối cao có tiến hành hoạt động kiểm toán môi trường. Khái niệm kiểm toán môi trường bắt đầu xuất hiện vào những năm đầu của thập kỉ 80 sau hàng loạt các thảm họa môi trường xảy ra tại Anh và Mỹ: “Kiểm toán môi trường là công cụ quản lý bao gồm một quá trình đánh giá có tính hệ thống, định kỳ và khách quan được văn bản hóa về việc làm thế nào để thực hiện tổ chức môi trường, quản lý môi trường và trang thiết bị môi trường đó hoạt động tốt”. Trong các loại hình kiểm toán thì kiểm toán môi trường được coi là một loại hình kiểm toán đặc biệt bởi các lý do sau: - Môi trường hiện nay là một vấn đề mang tính toàn cầu và nó ảnh hưởng tới tất cả các nước trên thế giới; - Môi trường cung cấp các nguyên liệu cần thiết cho sự tồn tại của con người và sự phát triển của các nền kinh tế như: gỗ, nước, không khí, các tài nguyên khoáng sản…; - Có rất nhiều đối tượng khác nhau tham gia vào hoạt động môi trường; - Có rất nhiều tổ chức cùng tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường; - Kiểm toán môi trường đòi hỏi kiến thức rất rộng về các môn khoa học khác nhau: địa lý, hóa học, kiểm toán… Kiểm toán môi trường phải trả lời được câu hỏi do các nhà quản lý đưa ra: - Chúng tôi đang làm gì? Có phải tuân thủ các luật, quy định về môi trường của Chính phủ hay không? - Chúng tôi có thể làm tốt hơn được không? Ở những khu vực không được quy định, các hoạt động có cần được tăng cường để giảm thiểu tác động môi trường hay không? - Chúng tôi có thể sử dụng các nguyên vật liệu đầu vào khác với chi phí rẻ hơn để thay thế không? Quy trình sản xuất đã là tối ưu chưa? - Chúng tôi có thể giảm thiểu các sản phẩm hỏng trong quá trình sản xuất không? Nếu có bằng cách nào? Sản phẩm của chúng tôi có thân thiện với môi trường không? - Chúng tôi có thể giảm thiểu các chất thải độc hại thải ra trong quá trình sản xuất không? Chúng tôi có thể giảm thiểu các chi phí xử lý môi trường nhưng vẫn tuân thủ các quy định về môi trường của pháp luật hay không? Nếu có bằng cách nào? Chính bởi tính phức tạp của hoạt động kiểm toán môi trường do đó khi tiến hành kiểm toán, kiểm toán viên phải tiến hành cả 03 loại hình kiểm toán đó là: kiểm toán tài chính; kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động. - Kiểm toán tài chính: kiểm toán viên phải đi sâu vào xem xét việc chi tiêu quản lý quỹ cho hoạt động bảo vệ môi trường của Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ có đúng mục đích và đúng quy định hay không? Chi phí DN bỏ ra cho việc xử lý môi trường, nghiên cứu cải tiến thay đổi các nguyên vật liệu đầu vào, chi phí cho việc nộp phạt vi phạm môi trường…được thể hiện đúng và đủ trên các báo cáo tài chính của DN hay chưa? Việc chi tiêu theo các khoản chi phí đó có đúng theo quy định hay không? - Kiểm toán tuân thủ: kiểm toán viên đi sâu vào xem xét việc tuân thủ các cam kết quốc tế về môi trường của các quốc gia như các Nghị định thư; Công ước quốc tế; Chủ trương của Liên Hợp Quốc; Chương trình nghị sự; Các hướng dẫn…đồng thời kiểm toán viên cũng cần đi sâu xem xét việc tuân thủ các chính sách pháp luật của Nhà nước về môi trường của các DN, đôi khi cũng phải xem xét các quy đị ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kĩ năng tài chính kiến thức tài chính kĩ năng kế toán kiến thức kiểm toán kĩ năng kiểm toánGợi ý tài liệu liên quan:
-
12 trang 55 0 0
-
5 trang 39 0 0
-
Ảnh hưởng của dân trí tài chính đến quản lý chi tiêu của sinh viên Việt Nam
17 trang 39 1 0 -
Kiến thức tài chính của sinh viên Việt Nam: Thực trạng và các vấn đề đặt ra
12 trang 38 0 0 -
Accounting glossary - dictionary_4
20 trang 28 0 0 -
Quản trị tài chính - GV: Lê Hồng Nhung
66 trang 27 0 0 -
Quan tâm gì khi đánh giá cổ phiếu thủy sản?
9 trang 26 0 0 -
3 trang 25 0 0
-
5 trang 24 0 0
-
5 trang 24 0 0