Danh mục

Kiến thức khuyến nông cứu sống cả đàn trâu

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 99.96 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ở xã Chiềng Ken, huyện Văn Bàn (Lào Cai) ai cũng cảm phục chị Nông Thị Khoải, dân tộc Giáy đảm đang công việc gia đình, động viên chồng con công tác xã hội. Càng phục hơn khi biết tin chị giữ trọn vẹn cả đàn trâu trên 100 con của gia đình và hàng xóm qua mùa rét đậm rét hại kéo dài trên 40 ngày vừa qua mà không con nào bị ốm và chết do rét và thiếu ăn. Làm nghề nông nhưng mở thêm quầy dịch vụ nhỏ phục vụ đồng bào trong thôn xã,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiến thức khuyến nông cứu sống cả đàn trâu Kiến thức khuyến nông cứu sống cả đàn trâu Ở xã Chiềng Ken, huyện Văn Bàn (Lào Cai) ai cũng cảm phục chịNông Thị Khoải, dân tộc Giáy đảm đang công việc gia đình, động viênchồng con công tác xã hội. Càng phục hơn khi biết tin chị giữ trọn vẹn cảđàn trâu trên 100 con của gia đình và hàng xóm qua mùa rét đậm rét hại kéodài trên 40 ngày vừa qua mà không con nào bị ốm và chết do rét và thiếu ăn. Làm nghề nông nhưng mở thêm quầy dịch vụ nhỏ phục vụ đồng bàotrong thôn xã, chị Khoải luôn bận rộn với nhiều việc nội trợ không tên tronggia đình để chồng yên tâm công tác xã hội, các con theo học. Thỉnh thoảngrảnh việc xã anh An Văn Phong, chồng chị mới giúp được vài việc lớn nhưlấy củi, làm đất gieo cấy, trồng rau. Thấy đồng cỏ làng rộng, năm 2004, chị Khoải bàn với chồng thế chấpbìa đỏ thổ cư vay 50 triệu đồng từ ngân hàng thương mại huyện mua 5 cặptrâu sinh sản, sau 3 năm trâu tăng đến 20 con, chị Khoải trở thành một trongnhững chủ chăn nuôi trâu giàu nhất xã, mỗi năm bán 5 đến 8 con đem lạinguồn thu 30 đến 40 triệu đồng. Khoản thu từ chăn nuôi cộng với làm dịchvụ bán hàng khô, làm thêm đậu phụ và chăn nuôi lợn thịt đã đem lại nguồnthu mỗi năm không dưới 80 triệu đồng. Hỏi về bí quyết giữ đàn trâu trong rét, chị Khoải tủm tỉm cười: Emquây chuồng, đốt lửa sưởi ấm, cho ăn uống đầy đủ và tiêm thuốc tăng sức đềkháng cho trâu nên chúng sống qua mùa đông yên lành. Nói gọn như chịnhưng để làm được từng ấy việc trong điều kiện chồng suốt ngày thườngtrực giải quyết sự vụ ở Uỷ ban nhân dân xã, ba con đang theo học xa nhà,bản thân chị lại đang ở tuổi ngoài 40, một mình lăn lộn với công việc thậtkhông đơn giản chút nào. Chị Khoải lý giải, việc chăn trâu chị thuê hẳn1 người, mỗi tuần vợ chồng chị mới vào kiểm tra một lần. Riêng mấy ngàyrét, xã hoãn các buổi họp không cần thiết để chống rét cho gia súc, nênchồng chị có thời gian cùng giúp nhau che chắn chuồng trại, chăm sóc đàntrâu. Anh chị mua vải bạt quây quanh chuồng trại, che chắn thêm bằng lớphàng rào cây lau cây chít khô và đốt củi sưởi ấm cho chúng. Ngoài khẩuphần ăn chống rét bằng cỏ tươi và các chất bột tăng thêm, chị Khoải nhậnthấy những trâu chết thường mắc các bệnh viêm phổi và cước chân, chị vậndụng kiến thức thú y được học qua lớp khuyến nông để bàn với chồng muathêm thuốc bổ, thuốc kháng sinh tiêm cho những con trâu yếu sức, vì vậy màđàn trâu gia đình vẫn được bảo toàn trong đợt rét kéo dài. Kinh nghiệm nàyđược chị phổ biến cho các hộ trong xóm, nhờ vậy hàng trăm con trâu xómKen và thôn Hát Tình thoát khỏi mùa rét an toàn. Bằng kiến thức khuyến nông và nắm khuyến cáo hàng ngày trên cácphương tiện thông tin đại chúng, chị Nông Thị Khoải không chỉ giữ trọn vẹnđược đàn trâu gia đình mình mà còn phổ biến kinh nghiệm cho nhiều hộđồng bào Mông, Xa Phó trong thôn tránh được thiệt hại cho trâu bò trongđợt rét vừa qua. Chị được UBND huyện Văn Bàn biểu dương và lấy làm tấmgương để các hộ chăn nuôi học tập kinh nghiệm chống rét cho gia súc trongnhững mùa đông tới./.

Tài liệu được xem nhiều: