Kiến thức lớp 10 Bài thơ Tỏ Lòng của Phạm Ngũ Lão danh tướng nông dân
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiến thức lớp 10 Bài thơ Tỏ Lòng của Phạm Ngũ Lão danh tướng nông dânKiến thức lớp 10Bài thơ Tỏ Lòng của Phạm NgũLão –phần 4 Phạm Ngũ Lão: Danh tướng nông dânVương triều Trần, một vương triều với nhiều võ công hiểnhách, có những đóng góp quan trọng về văn hiến trongtiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam. Một trongnhững nét đặc sắc của triều Trần là việc xuất hiện nhữngvị tướng văn võ song toàn ở mọi tầng lớp, mà người tiêubiểu nhất là Thượng tướng quân Phạm Ngũ Lão, mộtdanh tướng xuất thân từ tầng lớp nông dân.Hoành sóc giang san cáp kỷ thuTam quân tỳ hổ khí thôn ngưuNam nhi vị liễu công danh tráiTu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu(Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão)Phạm Ngũ Lão sinh năm Ất Mão (1255) tại làng Phù Ủng(nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên) đúng vào lúcvương triều Trần đang động viên sức dân cả nước chuẩnbị cho cuộc chiến đấu chống giặc Nguyên - Mông lần thứ2. Ông cùng tuổi với Thượng tướng quân Trần Nhật Duật,hoàng tử thứ 6 của vua Trần Thái Tông, chú ruột vua TrầnNhân Tông, cũng là một danh tướng quân kiệt xuất củavương triều.Sinh thời, hai ông đều mến mộ và kính trọng đức độ, tàinăng của nhau. Phạm Ngũ Lão thoạt tiên là gia tướng củaHưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, một vị thánh tướngcủa dân tộc Việt Nam và thế giới. Chính những ngàytháng được rèn cặp dưới trướng Quốc công đã giúp ôngtrưởng thành toàn diện, phát huy sở trường văn võ củamình để sau này trở thành vị tướng tài năng kiệt xuất.Về việc xuất thân của ông đã trở thành huyền thoại dângian, chàng trai làng Phù Ủng - Đường Hào thuở nhỏ đãcó chí khí khác thường, tính tình khẳng khái. Khi ở làng cóngười đỗ tiến sĩ (Bùi Công Tiến) tổ chức ăn mừng, cả làngkéo đến, riêng Ngũ Lão thì không. Người mẹ hỏi con tạisao không đến, Ngũ Lão thưa với mẹ: chí làm trai phải lậpcông danh rạng rỡ non sông mà con chưa lập được bằngngười, đi mừng người ta nhục lắm.Cũng thời gian ấy, Hưng Đạo Vương có việc quân quavùng đất Phù Ủng, Ngũ Lão đang ngồi đan sọt ngoàiđường mải nghĩ không biết quan quân trảy đến, mộtngười lính dẹp đường quát mãi anh thanh niên vẫn cứtrầm tư bèn dùng giáo xuyên vào đùi kẻ cản đường, máuchảy đầm đìa, người lính không rút được giáo ra đangdùng dằng thì Hưng Đạo Vương lấy làm lạ hỏi đầu đuôisự việc. Qua đối đáp trôi chảy của chàng trai nông dân,Đức Ông đã phát hiện đây sẽ là một vị lương tướng củatriều đình, và sau này đúng là như vậy.Có thể hiểu, sự xuất thân của Phạm Ngũ Lão không quakhoa cử mà đi bằng con đường đặc biệt là lọt vào con mắtxanh của vị thánh tướng triều Trần đã cho thấy cách chiêumộ hiền tài phong phú của vương triều bấy giờ là phát huysức mạnh toàn dân. Với tài năng bẩm sinh và chí hướngđúng đắn của mình, lại được đích thân Trần Quốc Tuấnrèn cặp, Phạm Ngũ Lão mau chóng trở thành một trongnhững vị tướng xuất sắc nhất trong hai lần đánh tan giặcxâm lược Nguyên - Mông. Sau này, khi phò tá ba đời vuaTrần ông đã lập chiến công, nhiều lần đánh dẹp quân AiLao và quân Chiêm Thành cũng như các tù trưởng phảnloạn nơi biên giới.Phạm Ngũ Lão được Hưng Đạo Đại Vương gả con gáicho. Điều này rất hiếm xảy ra trong vương triều Trần. Đểlàm được điều đó một cách thuận tình đạt lý, Trần QuốcTuấn đã phải giáng con gái Anh Nguyên xuống làm connuôi. Chỉ riêng điều đó đã thấy sự nhìn xa trông rộng, pháthiện và trọng dụng hiền tài của Hưng Đạo Vương. Điều đócũng khẳng định sự tiến bộ vượt bậc trong thuật dùngngười hiền xuất thân từ tầng lớp bình dân để phát huy sĩkhí cả nước trong trị quốc và đánh giặc.Sử gia Phan Huy Chú trong Lịch triều Hiến chương loạichí, phần ghi chép và bàn về các vị tướng tài giỏi đã tônvinh 16 vị tướng từ thời Lý đến thời Lê sơ, riêng triều Trầncó 4 người là Trần Quốc Tuấn, Trần Nhật Duật, TrầnKhánh Dư và Phạm Ngũ Lão, điều đó cho thấy ngay cả sửquan thời phong kiến luôn bảo vệ tôn thất nhiều khi thiênlệch đã khách quan nhìn nhận tài năng quân sự của ông,xếp ông vào hàng danh tướng bậc nhất, đã khẳng định vaitrò vị trí của ông trong các võ công hiển hách của vươngtriều Trần.Về các chiến công của ông, theo sử chép thì chủ yếu làtrong các lần đánh dẹp Ai Lao và Chiêm Thành, nhưngthực ra, tài năng quân sự của ông đã được thể hiện vàkhẳng định nổi trội ngay từ khi tham gia cuộc trường chinhđánh quân Nguyên - Mông lần thứ hai.Tháng 9 năm 1284, để đối phó với tình hình căng thẳng từsức ép chiêu hàng của triều đình nhà Nguyên và sự lunglay giữa đánh hay hòa của nội bộ triều Trần, Trần QuốcTuấn cho tổng duyệt các quân tại Đông Bộ Đầu để nângcao sĩ khí toàn quân, củng cố tinh thần chiến đấu của cácvua Trần. Trong cuộc đại duyệt ấy, Trần Quốc Tuấn đãcắt cử bố phòng và điều những tướng tài giỏi nhất lên cácmặt trận quân sự quan trọng, Phạm Ngũ Lão được giaotrọng trách bố trí quân đội bảo vệ vùng biên giới ĐôngBắc, Thượng tướng quân Trần Nhật Duật bảo vệ vùngbiên giới Tây Bắc c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giảng văn cấp 3 kiến thức văn học tài liệu văn học Việt Nam bài thơ tỏ lòng Phạm Ngũ LãoGợi ý tài liệu liên quan:
-
TÌM HIỂU BÀI 'VIỆT BẮC' CỦA TỐ HỮU
15 trang 70 0 0 -
5 trang 30 0 0
-
Phân tích bài tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
18 trang 29 0 0 -
Phân tích bài Đây thôn vĩdạ - Hàn mặc tử
27 trang 28 0 0 -
Bài giảng Ngữ văn lớp 10: Bài thơ Tỏ lòng - Trường THPT Bình Chánh
27 trang 25 0 0 -
Những danh nhân Việt Nam tiêu biểu: Phần 1
69 trang 25 0 0 -
Chế Lan Viên với Điêu tàn và Vàng sao
16 trang 25 0 0 -
Văn mẫu lớp 10: Cảm nhận về vẻ đẹp người anh hùng thời Trần trong bài thơ Tỏ lòng
9 trang 25 0 0 -
Nguyên lí Tảng băng trôi trong tác phẩm 'Ông già và biển cả'.
12 trang 25 1 0 -
225 trang 25 0 0
-
Phân tích đầy đủ bài Việt Bắc của Tố Hữu
45 trang 24 0 0 -
Kiến thức lớp 12 'Chiếc thuyền ngoài xa' –Nguyễn Minh Châu-phần8
9 trang 23 0 0 -
CẢM THỨC CÔ ĐƠN TRONG THƠ ĐỖ PHỦ
17 trang 23 0 0 -
NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN
12 trang 22 0 0 -
Kiến thức lớp 10 Nguyễn Bỉnh Khiêm –Nhàn-tìm hiểu tác phẩm
10 trang 22 0 0 -
11 trang 22 0 0
-
Phân tích đoạn trích Trao Duyên
23 trang 21 0 0 -
Đề Thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Văn - Đề số 3
3 trang 21 0 0 -
Dàn bài ngữ văn lớp 10 - phần 2
7 trang 21 0 0 -
Trình bày ngắn gọn những nét chính về cuộc đời
8 trang 20 0 0