Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) là một nhân cách văn hoá lớn, một nhà tư tuởng - triết học lớn, một đại thụ bao trùm bóng mát cả vườn cây văn học Việt Nam thế kỷ XVI. Ông là người có khả năng “huyền cơ tham tạo hoá”
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiến thức lớp 10 Nguyễn Bỉnh Khiêm –Nhàn- đôi điều cần bàn về mối quan hệ của tác giảKiến thức lớp 10Nguyễn Bỉnh Khiêm –Nhàn-phần 4Đôi điều cần bàn lại về mối quan hệ giữaNguyễn Bỉnh Khiêm - Nguyễn Dữ -Phùng Khắc KhoanNguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) là một nhân cách văn hoá lớn,một nhà tư tuởng - triết học lớn, một đại thụ bao trùm bóng mátcả vườn cây văn học Việt Nam thế kỷ XVI. Ông là người có khảnăng “huyền cơ tham tạo hoá” (nắm được cái lẽ huyền vi của tạohoá) như La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp có ngợi ca; là “một bậc kỳtài, hiền danh muôn thuở” như Phan Huy Chú đã xưng tụng. Vănchương của ông “không cần điêu luyện mà tự nhiên, giản dị màrất lưu loát, thanh đạm mà có nhiều vị” (…) “như gió mát trăngthanh, nghìn năm sau còn tưởng thấy” mà Vũ Khâm Lân đã nhậnđịnh trong bài Phả ký; “thanh tao, tiêu sái, hồn hậu, phong nhã, cóý thú tự nhiên” như Phan Huy Chú đã bình trong Văn tịch chí ởsách Lịch triều hiến chương loại chí. Ông sống gần trọn thế kỷXVI, đã chứng kiến những cảnh tranh giành xâu xé giữa các tậpđoàn phong kiến bấy giờ, hết Lê - Mạc rồi Trịnh - Nguyễn. Nếutrừ khoảng 8 năm ông ra làm quan cho nhà Mạc tại triều đìnhtrung ương thì thời gian còn lại ông đều sống ở quê nhà (44 nămtrước khi xuất chính và 44 năm sau khi cáo quan về vườn), nhờthế mà ông có dịp gần gũi nhân dân, thấu hiểu dân tình khốn khổtrong cảnh binh đao. Đây cũng là một trong những yếu tố hìnhthành tư tưởng thân dân của Tuyết Giang phu tử, với tấm lòng ưuthời mẫn thế, tiên ưu hậu lạc đến già vẫn không nguôi, đúng nhưVũ Khâm Lân đã viết: “Tuy ở nhà 44 năm mà không ngày nàoquên đời, lòng ưu thời mến tục đều bộc lộ trong thơ” (Phả ký).Ông sống trên đất nhà Mạc, giữa thời chiến tranh tao loạn, vậymà vẫn đứng vững như cây tùng, cây bách trong giá rét mùađông; giữa những bão táp biến động của thời thế. Không chỉ thếmà lúc bấy giờ các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh, Nguyễnđều nể vì, kính ngưỡng ông; họ trực tiếp hoặc gián tiếp bằngcách phái những thủ túc thân cận đến cầu kiến ông, xin những lờimách bảo của ông về thời cuộc. Bao trùm lên cuộc đời ông, đã cónhiều câu chuyện lưu truyền trong dân gian với những giai thoạikhá lý thú mà các cụ ngày trước đã từng chép lại trong các sáchnhư Sấm Trạng Trình, Phả ký chẳng hạn. Bài viết nhỏ này sẽ đặtvấn đề bàn lại những gì mà các bậc tiên Nho đã viết xung quanhcác mối quan hệ giữa Bạch Vân cư sĩ với Nguyễn Dữ và PhùngKhắc Khoan.Vấn đề thứ nhất: CÓ PHẢI NGUYỄN BỈNH KHIÊM VÀ PHÙNGKHẮC KHOAN L À ANH EM CÙNG MẸ KHÁC CHA ?1. Theo truyền thuyết và giai thoại lưu truyền trong dân gianxưa nay và theo gia phả họ Phùng ở Phùng Xá, Sơn Tây (tức tỉnhHà Tây cũ, gần đây thuộc Hà Nội) thì Tuyết Giang phu tử khôngchỉ là thầy dạy học của Phùng Khắc Khoan mà còn là người anhcùng mẹ khác cha với Phùng tiên sinh. Chuyện này kể ra cũng lạ!Phùng Khắc Khoan (1528-1613) tự là Hoằng Phu, hiệu Nghị Trai,Mai Nham Tử, người ở kẻ Bùng, xã Phùng Xá, huyện ThạchThất, trấn Sơn Tây. Ông có tài cả văn lẫn võ, thông giỏi nhiều lĩnhvực: kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn học, thuật số v.v..,được nhân dân tôn vinh là Trạng Bùng (thật ra ông không đậuTrạng nguyên, mà chỉ đậu Nhị giáp Tiến sĩ xuất thân, tức Hoànggiáp vào năm 1580, lúc 53 tuổi, tại hành tại Vạn Lại, Thanh Hoá,chỉ đứng sau Nguyễn Văn Giai). Khi đi sứ nhà Minh ông đã đượcvua Minh phong là Trạng nguyên. Ông làm quan trải mấy đời vuacủa nhà Lê trung hưng (thời Lê-Trịnh còn ở Thanh Hoá cho đếnkhi đuổi được nhà Mạc, về lại Thăng Long); từng giữ nhiều chứcvụ, mà chức vụ cuối đời là Thượng thư bộ Công, Thượng thư bộHộ, tước Mai Lĩnh hầu rồi Mai Quận công. Khi mất được truy tặngThái phó.Ai cũng biết rằng truyền thuyết và giai thoại, xét đến cùng tuy ítnhiều có cái cốt lõi sự thật lịch sử, nhưng dù sao cũng vẫn làtruyền thuyết, là giai thoại, khó có sức thuyết phục vì thiếu tínhkhoa học.Nhưng nếu không có nó thì các nhân vật lịch sử của ta ít nhiều sẽmất đi vẻ uy linh, đẹp đẽ mà người đời qua bao thế hệ từngngưỡng vọng và thêu dệt nên. Tài liệu xưa nhất hiện còn đã đềcập đến mối quan hệ anh em này giữa Trạng Trình và TrạngBùng là bản gia phả họ Phùng ở Phùng Xá, Thạch Thất, SơnTây, mang tên Ký lục tiên tổ sự tích, hiện để tại nhà thờ PhùngKhắc Khoan ở Phùng Xá. Bản phả ký này do tằng tôn (chắt nội -tức cháu 3 đời, vậy người này gọi cụ Trạng Bùng bằng cố, tứctằng tổ). Điều đó có nghĩa là có thể người chắc nội trên đã theolời truyền của gia tộc và trong dân gian mà ghi lại ?; và một vănbản nữa có nhan đề là Mai Lĩnh hầu thành mẫu chí truyện(Truyện ông Mai Lĩnh hầu hoàn thành chí nguyện của mẹ).Truyện này do người đời sau chép lại (không rõ người chép),được đóng chung trong sách Danh gia thi truyện tập (Tập thơ vàtruyện các nhà nổi tiếng), trong đó còn có chép Ngôn chí thi tậpcủa Phùng tiên sinh. Sách Danh gia thi truyện tập được hoànthành vào tháng giêng năm Giáp D ...