Danh mục

Kiến thức - thái độ - hành vi về sàng lọc trước sinh ở quý I và các yếu tố liên quan của thai phụ tại trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Bình Thuận

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 322.29 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xác định tỷ lệ thai phụ có kiến thức đúng, thái độ đúng, hành vi đúng về SLTS ở quý I thai kỳ và một số yếu tố liên quan trong nhóm thai phụ có tuổi thai 11 tuần – 13 tuần 6 ngày đến khám thai tại phòng khám thai Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản (TTCSSKSS) tỉnh Bình Thuận.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiến thức - thái độ - hành vi về sàng lọc trước sinh ở quý I và các yếu tố liên quan của thai phụ tại trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Bình Thuận Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học KIẾN THỨC – THÁI ĐỘ - HÀNH VI VỀ SÀNG LỌC TRƯỚC SINH Ở QUÝ I VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA THAI PHỤ TẠI TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN TỈNH BÌNH THUẬN Phạm Thu Huyền*, Vũ Thị Nhung** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Sàng lọc trước sinh (SLTS) ở quý I thai kỳ bằng xét nghiệm combined test cung cấp cho thai phụ thông tin để họ có thể theo dõi thai kỳ của chính mình, cũng như tình huống phải chấm dứt thai kỳ khi thai kỳ bất thường. Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy việc SLTS còn giúp ổn định tâm lý thai phụ. Tuy nhiên, chương trình SLTS vẫn còn nhiều hạn chế do thiếu trang thiết bị và nhân lực thực hiện. Một yếu tố khác cũng gây hạn chế không nhỏ là nhận thức, hiểu biết và thái độ của thai phụ về ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của SLTS chưa được đầy đủ. Vì vậy, cần có một khảo sát về kiến thức, thái độ, hành vi về SLTS trong những đối tượng này để có biện pháp khắc phục những thiếu sót, qua đó có thể giúp chương trình SLTS đạt hiệu quả cao. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ thai phụ có kiến thức đúng, thái độ đúng, hành vi đúng về SLTS ở quý I thai kỳ và một số yếu tố liên quan trong nhóm thai phụ có tuổi thai 11 tuần – 13 tuần 6 ngày đến khám thai tại phòng khám thai Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản (TTCSSKSS) tỉnh Bình Thuận. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên 383 thai phụ có tuổi thai 11 tuần – 13 tuần 6 ngày đến khám thai tại phòng khám thai TTCSSKSS tỉnh Bình Thuận trong thời gian từ tháng 11/2017 tới tháng 6/2018. Kết quả nghiên cứu: Tỉ lệ thai phụ có kiến thức đúng về SLTS ở quý I thai kỳ: 20,1%, tỉ lệ thai phụ có thái độ đúng về SLTS ở quý I thai kỳ: 30,8%, tỉ lệ thai phụ có hành vi đúng về SLTS ở quý I thai kỳ: 31,9%, những thai phụ có thái độ đúng về SLTS có hành vi đúng gấp 1,9 lần so với nhóm thai phụ có thái độ sai về SLTS, những thai phụ đã từng nghe về SLTS có thái độ đúng gấp 28,9 lần so với nhóm thai phụ chưa từng nghe về SLTS, những thai phụ đã từng nghe về SLTS có hành vi đúng gấp 35,7 lần so với nhóm thai phụ chưa từng nghe về SLTS. Kết luận: Thai phụ tới khám thai tại TTCSSKSS tỉnh Bình Thuận có kiến thức đúng, thái độ đúng và hành vi đúng về SLTS thấp. Mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa thái độ và việc đã từng nghe về SLTS, giữa hành vi với thái độ, giữa hành vi với việc đã từng nghe về SLTS. Từ khóa: kiến thức, thái độ, hành vi, sàng lọc trước sinh ABSTRACT KNOWLEDGE - ATTITUDES - PRACTICE REGARDING PRENATAL SCREENING IN FIRST- TRIMESTER AND SOME RELATED FACTORS FROM REPRODUCTIVE HEALTH CENTER IN BINH THUAN PROVINCE Pham Thu Huyen, Vu Thi Nhung * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 101 – 104 Background: The first trimester combined screening (FTS) provides information for pregnant womens to monitor their own pregnancy and terminate pregnancy abnormalities. In addition, studies show that FTS helps to stabilize maternal psychology. However, FTS is still limited due to the lack of equipment and human resource. Another factor is insufficient understanding, attitude and behaviors of pregnant women regarding FTS. Therefore, a survey on knowledge, attitudes and practice regarding FTS should be undertaken to overcome *Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Bình Thuận, **Hội Phụ sản TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: PGS TS BS. Vũ Thị Nhung ĐT: 0903383005 Email: bsvnhung@yahoo.com.vn Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 101 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 shortcomings, thereby enabling FTS to be highly effective. Objectives: To determine the prevalence of pregnant womens at 11+0 to 13+6 weeks of gestation who sought prenatal care from Reproductive Health Center in Binh Thuan province with adequate knowledge, positive attitude and positive practice regarding FTS and some related factors. Study Design: A cross-sectional study of 383 pregnant women at 11+0 to 13+6 weeks of gestation who sought prenatal care from Reproductive Health Center in Binh Thuan province from November 2017 to June 2018 was conducted. Results: The prevalence of adequate knowledge of pregnant womans regarding FTS was 20.1%, the prevalence of positive attitudes of pregnant womans regarding FTS was 30.8% , the prevalence of positive practice of pregnant womans regarding FTS was 31.9%, the number of positive practices in group of pregnant women having positive attitud ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: