Danh mục

Kiến thức và thực hành bán thuốc điều trị tiêu chảy trẻ em của nhân viên nhà thuốc tư nhân tại thị trấn Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 386.65 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mô tả kiến thức, báo cáo thực hành và thực hành thực tế trong bán thuốc điều trị tiêu chảy ở trẻ em theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Bộ Y tế của 44 nhân viên nhà thuốc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiến thức và thực hành bán thuốc điều trị tiêu chảy trẻ em của nhân viên nhà thuốc tư nhân tại thị trấn Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH BÁN THUỐC ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY TRẺ EM CỦA NHÂN VIÊN NHÀ THUỐC TƯ NHÂN TẠI THỊ TRẤN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI Phạm Thị Thu Thủy*, Nguyễn Lâm Vương* TÓM TẮT Mở đầu: Tiêu chảy là bệnh đứng thứ hai trong các bệnh mắc nhiều nhất ở khu vực phía Nam Việt Nam. Khi có trẻ bị tiêu chảy, người dân thường có xu hướng tìm đến các nhà thuốc hay quầy thuốc tây đầu tiên. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mô tả kiến thức và thực hành của nhân viên nhà thuốc tây trong bán thuốc điều trị tiêu chảy ở trẻ em. Mục tiêu: Mô tả kiến thức, báo cáo thực hành và thực hành thực tế trong bán thuốc điều trị tiêu chảy ở trẻ em theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Bộ Y tế của 44 nhân viên nhà thuốc. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu khảo sát 44 nhà thuốc, quầy thuốc trên thị trấn Trảng Bom. Nghiên cứu được thực hiện theo hai phần: tình huống giả định để mô tả thực hành thực tế và bộ câu hỏi tự điền để mô tả báo cáo thực hành của nhân viên nhà thuốc trong bán thuốc điều trị tiêu chảy trẻ em. Kết quả: 75% nhân viên nhà thuốc biết ít nhất ba dấu hiệu mất nước và 93,2% biết ít nhất ba dấu hiệu cảnh báo khi đánh giá tình trạng trẻ tiêu chảy. Tuy nhiên, trong thực hành thực tế, tỷ lệ nhân viên nhà thuốc khai thác dấu hiệu mất nước ở trẻ là 2,3% và dấu hiệu cảnh báo là 9,3%. Men vi sinh (93,2%) và Oresol (90,9%) là hai nhóm thuốc được lựa chọn nhiều nhất trong báo cáo thực hành của nhân viên nhà thuốc, trong khi thực hành thực tế cho thấy hai nhóm thuốc được bán nhiều nhất là men vi sinh và thuốc chống tiêu chảy với tỷ lệ đều là 69,8%. Ngoài ra, tỷ lệ nhân viên nhà thuốc có tư vấn cho khách hàng trong thực hành thực tế cũng thấp hơn nhiều so với báo cáo thực hành của họ. Kết luận: Kết quả của nghiên cứu này cho thấy kiến thức và thực hành thực tiễn của nhân viên nhà thuốc không phải lúc nào cũng song hành cùng nhau. Mặc dù các nhân viên nhà thuốc có kiến thức về xử trí tiêu chảy trẻ em nhưng thực hành thực tế cho thấy các nhân viên nhà thuốc vẫn còn nhiều hạn chế trong việc đánh giá, lựa chọn thuốc và tư vấn trường hợp trẻ tiêu chảy như theo khuyến cáo của WHO và Bộ Y tế. Từ khóa: tiêu chảy, thực hành, nhân viên nhà thuốc, trẻ em. ABSTRACT KNOWLEDGE AND PRACTICE REGARDING THE TREATMENT OF PEDIATRIC DIARRHEA AMONG PHARMACISTS IN TRANG BOM TOWN, DONG NAI PROVINCE Pham Thi Thu Thuy, Nguyen Lam Vuong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 306 - 313 Background: Diarrhea is the second most common disease in the South of VietNam. A large number of people attend primary care for their children who have diarrhea from private pharmacies. We conducted this study to explore knowledge and practice of pharmacists in the treatment of pediatric diarrhea in private pharmacies. * BM Thống kê-Khoa YTCC, Đại học Y Dược TPHCM Tác giả liên lạc: BS. Phạm Thị Thu Thủy ĐT: 01227905800 Email: phamthuthuy9336@gmail.com 306 Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Objectives: To describe knowledge, self-reported practice and actual practice of 44 pharmacists in the treatment of pediatric diarrhea compared with recommendation of the World Health Organization (WHO) and the Ministry of Health. Method: The setting was 44 pharmacists in 44 private pharmacies at TrangBom town of DongNai province. The study was separated into two phases: a simulated client to record actual practice and a structured questionnaire to descirbe the knowledge and self-reported practice of pharmacy staffs in treatment of pediatric diarrhea. Results: 75% and 93.2% of interviewed staffs correctly named ≥3 dehydration signs and ≥3 warning signs of a child with diarrhea that prompted an immediate visit to a health facility, respectively. However, 2.3% and 9.1% of them asked in terms of actual practice. Almost all pharmacy staffs interviewed named probiotics (93.2%) as the most frequently recommended type of product, followed by Oresol (90.9%). However, results of simulated client surveys indicated that probiotics (69.8%) and antidiarrheals (69.8%) were the most commonly dispensed drugs in their actual practice. A similar trend was seen regarding consultations and advice, whereas many surveyed staffs knew consultation contents, only a few provided them to caregivers. Conclusion: Results of the study show that knowledge and practice of pharmacy st ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: