Danh mục

Kiểu nhân vật đạo sĩ và dật sĩ trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 413.55 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bằng sự kết hợp hài hòa yếu tố kì và thực, với trí tưởng tượng phong phú và bay bổng, nhà văn đã xây dựng thành công các loại hình nhân vật trong tập truyện, trong đó không thể không nhắc tới kiểu nhân vật đạo sĩ và dật sĩ mang hình bóng và tâm sự của ông. Đây cũng là nội dung chính được luận giải trong bài báo này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiểu nhân vật đạo sĩ và dật sĩ trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn DữTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINHHO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATIONTẠP CHÍ KHOA HỌCJOURNAL OF SCIENCEKHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNSOCIAL SCIENCES AND HUMANITIESISSN:1859-3100 Tập 14, Số 8 (2017): 28-37Vol. 14, No. 8 (2017): 28-37Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website: http://tckh.hcmue.edu.vnKIỂU NHÂN VẬT ĐẠO SĨ VÀ DẬT SĨTRONG TRUYỀN KÌ MẠN LỤC CỦA NGUYỄN DỮLê Văn Tấn1*, Kim Ki Hyun21Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam2Khoa Văn học - Học viện Khoa học xã hộiNgày tòa soạn nhận bài: 10-5-2017; Ngày phản biện đánh giá: 13-5-2017; Ngày chấp nhận đăng: 27-8-2017TÓM TẮTTruyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ đánh dấu một bước tiến dài của sự phát triển thể loạitruyện ngắn truyền kì trung đại Việt Nam. Bằng sự kết hợp hài hòa yếu tố kì và thực, với trí tưởngtượng phong phú và bay bổng, nhà văn đã xây dựng thành công các loại hình nhân vật trong tậptruyện, trong đó không thể không nhắc tới kiểu nhân vật đạo sĩ và dật sĩ mang hình bóng và tâm sựcủa ông. Đây cũng là nội dung chính được luận giải trong bài báo này.Từ khóa: Nguyễn Dữ, nhân vật dật sĩ, nhân vật đạo sĩ, Truyền kì mạn lục, truyện ngắntruyền kì.ABSTRACTThe Taoist hermit and the recluse in the Truyen ki man luc of Nguyen DữTruyen ki man luc of Nguyễn Dữ marks a long stride in the development of the fantasy shortstory medium in medieval Vietnam. Using a harmonious combination of realistic and mysticfactors, the imaginative mind, the author managed to develop different types of characters in thecollection, among which were the Taoist hermit and the recluse which carried the reflection of hislife and thoughts. This is the main content of the article.Keywords: Nguyễn Dữ, recluse character, Taoist hermit character, Truyen ki man luc,fantasy short story.1.Đặt vấn đềNguyễn Dữ được đánh giá là mộttrong những danh nho hầu như sống “nhàndật” chốn lâm tuyền suốt cuộc đời củamình. Ông là người làng Gia Phúc, HồngChâu, nay là xã Đoàn Tùng, Thanh Miện,Hải Dương. Nguyễn Dữ là con trai cả củaTiến sĩ, Thượng thư Nguyễn Tường Phiêu.Ngay từ nhỏ, ông đã nổi tiếng là thôngminh ham học hỏi, lại được hấp thụ sở họccủa cha nên ông có vốn hiểu biết rộng, đọc*Email: tanlv0105@gmail.com28nhiều, nhớ nhiều, từng ôm ấp lí tưởng quantrường, lấy văn chương nối nghiệp nhà.Sau khi đậu Hương tiến (học vị Cử nhân)Nguyễn Dữ thi Hội và đạt trúng trường,từng làm Tri huyện Thanh Toàn (có sáchghi Thanh Tuyền), nay là Bình Xuyên,Vĩnh Phúc nhưng chỉ được một năm thìông từ quan với lí do là chăm sóc mẹ già,giữ trọn đạo hiếu. Từ đó “mấy năm dưTẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCMkhông đặt chân đến chốn thị thành”1. Vàđây cũng là thời gian Nguyễn Dữ sáng tácáng “thiên cổ kì bút” Truyền kì mạn lục.Trong tập truyện, tác giả đã xây dựngthành công kiểu nhân vật đạo sĩ và dật sĩ(cũng có thể gọi là hình tượng người ẩndật) mang hình bóng và tư tưởng của chínhnhà văn. Dưới đây cũng tôi sẽ đi sâu khảosát và đánh giá về sự xuất hiện và ý nghĩacủa hai kiểu nhân vật có nhiều liên đới này.2.Nội dung nghiên cứu2.1. Kiểu nhân vật đạo sĩKhảo sát tập Truyền kì mạn lục,chúng tôi nhận thấy có 7/20 truyện xuấthiện hình kiểu nhân vật là đạo sĩ. Đó là cáctruyện sau đây: 1) Chuyện Nghiệp oan củaĐào Thị, 2) Chuyện đối tụng ở Long cung,3) Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi thiên tào,4) Chuyện cây gạo, 5) Chuyện gã Trà đồnggiáng sinh, 6) Chuyện chức Phán sự đềnTản Viên, và 7) Chuyện tướng Dạ Xoa.Số lượng tác phẩm xuất hiện kiểunhân vật đạo sĩ như vậy có thể gọi là nhiều.Điều này lí giải sự ảnh hưởng Đạo giáo khásâu sắc trong tư tưởng của nhà văn. Hầuhết các nhân vật đạo sĩ được nhắc đến ởđây có đặc điểm là tài ba, phép thuật tinhthông, có thể trừ được yêu ma ở hạ giới,giúp người dân tránh được nhiều tai họa.Các đạo sĩ dù ở rất xa, ở rất sâu, rất caotrong rừng núi nhưng khi người dân mắcphải nghiệp oan hay ma quỷ lộng hành, họđều nhận lời mời hoặc tự nguyện, tự biết đểtrở về mà giúp đỡ. Nếu như đạo sĩ, trong1Cù Hựu - Nguyễn Dữ, Tiễn đăng tân thoại - Truyền kìmạn lục, đã dẫn, tr.204. Trích dẫn tác phẩm trong bài viết,từ đây đều lấy từ cuốn này.Lê Văn Tấn và tgktrường hợp này mang hình bóng của tácgiả, thì rõ ràng, dù lựa chọn cuộc sống ẩnsong Nguyễn Dữ vẫn không nguôi ngóngtrông về thế sự. Triều chính lúc đó có thểkhiến cho ông bất hợp tác nhưng ông vẫnbiết rõ nó đang diễn ra như thế nào. Và mốiquan hoài thế sự của ông ở đây được đặcbiệt hướng tới cuộc sống, hạnh phúc củangười dân. Điều này khiến cho các đạo sĩxuất hiện trong tác phẩm đều có đặc điểmlà thiện tâm, hiền lành, giúp đỡ vô điềukiện. Ví như sư Pháp Vân trong ChuyệnNghiệp oan của Đào Thị vốn đã nhìn thấutâm địa xấu xa của ả Hàn Than nên đã nhắcsư Vô Kỉ: “Người con gái này, nết khôngcẩn nguyện, tính bén lẳng lơ, tuổi đã trẻtrung, sắc lại lộng lẫy, ta e lòng thiềnkhông phải đá, sắc đẹp dễ mê người; tuysen hồn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: