Trong khi bệnh vàng lá gân xanh (greening) hoành hành khắp các vùng trồng cây có múi ở đồng bằng sông Cửu Long, khiến các vườn cây thường chỉ cho thu hoạch 3 - 4 mùa là phải trồng lại, vườn cam và bưởi da xanh của anh Nguyễn Văn Ba ở ấp 3, xã An Thái Trung (Cái Bè, Tiền Giang) lại có tuổi vườn trên 20 năm, vẫn xanh tốt. Anh Ba được Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam tặng danh hiệu “Nhà vườn trồng cây có múi có tuổi thọ cao nhất” vùng.Anh Ba đã...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm canh tác vườn cam có tuổi thọKinh nghiệm canh tác vườn cam cótuổi thọ Trong khi bệnh vàng lá gân xanh (greening) hoành hành khắp cácvùng trồng cây có múi ở đồng bằng sông Cửu Long, khiến các vườn câythường chỉ cho thu hoạch 3 - 4 mùa là phải trồng lại, vườn cam và bưởida xanh của anh Nguyễn Văn Ba ở ấp 3, xã An Thái Trung (Cái Bè,Tiền Giang) lại có tuổi vườn trên 20 năm, vẫn xanh tốt. Anh Ba đượcViện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam tặng danh hiệu “Nhà vườn trồngcây có múi có tuổi thọ cao nhất” vùng. Anh Ba đã dùng phân hữu cơ kết hợp phân vô cơ bón cho cam trongnhiều giai đoạn như bón lót, bón định kỳ. Với 1,6 ha vườn cam và bưởi daxanh, hàng năm anh sử dụng 25 tấn phân hữu cơ (đặc biệt có 2 tấn phân dơi)ủ cho hoai mục, trộn nấm đối kháng Trichoderma chia 4 lần bón trong năm.Anh cho trồng cỏ phủ mặt liếp giữ ẩm, chống xói mòn, cắt cỏ bằng máy vàduy trì cỏ trong vườn quanh năm. Trong 6 tháng mùa khô, cỏ được cắt chừagốc 20 cm, mùa mưa chừa 10 cm. Trong mùa mưa liếp thoát nước, mực “nước chết” trong mương luôn thấphơn 80 - 90 cm so với mặt liếp. Mùa khô tưới chủ động mỗi 2 - 3 ngày/lầnvừa tiết kiệm nước tưới và cây không bị sốc ra hoa, lá không theo ý muốn,mệt cây. Đất vườn anh Ba luôn tơi xốp, thông thoáng, độ ẩm phù hợp vớicây cam, tránh thối rễ. Anh còn chủ động cho cây ra đọt non để áp dụng biệnpháp diệt rầy mềm và rầy chổng cánh, ngăn ngừa nhiễm virus gây bệnhgreening, chủ động cho vườn cam ra hoa cho thu hoạch vào thời điểm có giácao. Cây giống là yếu tố quan trọng cho việc phát triển sinh khối cây, năngsuất và chất lượng trái. Khi mới có khuyến cáo về trồng giống cam sành gốcghép Volka sạch bệnh, anh Ba là một trong những người đi đầu đưa vàotrồng trong sự “nghi ngờ”, dị nghị của nhiều chủ vườn. Gốc Volka có bộ rễkhỏe giúp cây phát triển nhanh, khả năng chịu khô hạn cao. Kết quả là vườncam phát triển nhanh, thời kỳ kiến thiết c ơ bản (sau trồng đến khi cho thuhoạch xong vụ trái bói khoảng 3 năm) sinh khối vườn cây của anh Ba lớngấp rưỡi, gấp hai so với vườn trồng cây giống khác. Về quản lý dịch bệnh trên vườn cam, anh Ba đã kết hợp giữa sử dụngthuốc bảo vệ thực vật an toàn và áp dụng IPM. Nhiều sinh vật hữu ích cũngcó điều kiện sinh sôi nảy nở trong đất như giun, trên tàn cây như kiến vàng,bọ rùa giúp cây trồng sinh trưởng tốt, ít tốn tiền thuốc và công phun xịt. Nhờvậy, ngay từ vụ cam đầu tiên vườn của anh Ba cho thu hoạch bình quân 10kg/cây so với 3 - 5 kg/cây của các mô hình hàng xóm. Các năm tiếp theo,năng suất vườn cam của anh Ba cao gấp rưỡi so với các mô hình cùng tuổitrong vùng và về phân loại trái thì cao hơn hẳn nên bán “có tiền” hơn. Vàonăm thứ 20, cũng trên diện tích vườn đó, anh Ba thu về 800 triệu đồng, saukhi trừ đi chi phí, nhân công còn lãi khoảng 600 triệu đồng. Chia sẻ với các nhà vườn trồng cam trong các hội thảo dự án, anh Ba đúckết: Áp dụng phân hữu cơ không chỉ có tác dụng tốt trong cải tạo đất mà còngiúp vườn cam xanh tốt, kéo dài tuổi thọ. Để tránh bệnh thối rễ, cần kết hợpvới bón vôi, ủ Trichoderma với phân hữu cơ bón định kỳ hàng năm. Sử dụngthuốc bảo vệ thực vật linh hoạt như dùng dầu khoáng khi cây đồng loạt rađọt non, dùng thuốc bảo vệ thực vật gốc sinh học hoặc hữu cơ. Chủ độnghạn chế dịch bệnh tấn công vườn cây bằng cách chăm sóc cho vườn câymạnh khỏe và tạo ra hệ sinh thái bền vững trong khu vườn. Mạnh dạn đầu tưứng dụng trong thâm canh vườn, vì thực chất đầu tư đủ và đúng giúp tiếtgiảm chi phí trong tổng doanh số cam.