Chôm chôm là loài cây vùng nhiệt đới Đông Nam Á, có tên khoa học là Nephelium lappaceum L, thuộc họ Bồ đào ( Sapindaceae ). Tên gọi chôm chôm tượng hình cho trạng thái lông của quả loài cây này, nên người Trung Quốc gọi nó là hồng mao đan, người Mã Lai gọi là rambutan (trái có lông). Cây chôm chôm là giống cây được trồng đầu tiên ở Đông Nam Á. Ngày nay được trồng trong các vùng có vĩ độ từ 15° Nam tới 15° Bắc, gồm : châu Phi, châu Đại Dương, Trung Mỹ và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm chăm sóc cây Chôm Chôm Cây Chôm Chôm Chôm chôm là loài cây vùng nhiệt đới Đông Nam Á, có tên khoa học là Nephelium lappaceum L, thuộc họ Bồ đào ( Sapindaceae ). Tên gọi chôm chôm tượng hình cho trạng thái lông của quả loài cây này, nên người Trung Quốc gọi nó là hồngmao đan, người Mã Lai gọi là rambutan (trái có lông).Cây chôm chôm là giống cây được trồng đầu tiên ở Đông Nam Á. Ngày nayđược trồng trong các vùng có vĩ độ từ 15° Nam tới 15° Bắc, gồm : châu Phi,châu Đại Dương, Trung M ỹ và đặc biệt càng ngày càng được trồng nhiều ởchâu Úc và quần đảo Hawai. Cây chôm chôm thích ứng với những vùng đấtkhông bị ngập nước. Tại Việt Nam, chôm chôm được trồng chủ yếu ở cáctỉnh thuộc lưu vực sông Đồng Nai và khu vực Nam Trung Bộ1 - Đặc tínhCây chôm chôm thường cao từ 12 đến 15 m, tàng cây hình nón, lá đơn,phiến lá hình trái xoan, đầu và đuôi lá nhọn, mọc cách, màu xanh hoặc xanhđậm, ngọn búp có lớp bao màu hơi đỏ, hoa nhỏ màu trắng, hoa tự chùm ởđầu cành, dài từ 3 đến 5 mm, tỏa mùi thơm dịu, Trái mọc thành chùm màuđỏ, vàng hay vàng cam, đường kính 4-6 cm. Vỏ có nhiều lông nhọn, mềm,cong. Cơm thường dính vào hột, nhưng có lo¹i cơm tách rời hột dễ dàng.Cơm dày, trắng trong, ít nước hơn vải, mùi vị ngon, hơi chua, trái chín trongkhoảng 15-18 tuần sau khi kết quả. Chôm chôm có 2 mùa trái trong 1 năm.Đối với cây trưởng thành có thể thu hoạch từ 5.000 đến 6.000 trái mỗi mùa(độ 60-70 kg). Bầu noãn của hoa chôm chôm có hai tâm bì (lá noãn), tuynhiên thường chỉ có một tâm bì phát triển thành quả ( rất ít khi cả hai pháttriển thành quả), thời gian phát triển thông thường từ 13 đến 16 tuần lễ. Tỉ lệphần thịt quả tăng nhanh bắt đầu từ tuần thứ 9 tới tuần thứ 13, sau đó chậmhẳn cho tới lúc thu hoạch.Các vùng đồng bằng châu Á nhiệt đới là nơi phù hợp cho việc trồng và pháttriển cây chô m chôm, và có thể trồng ở độ cao 600m. Chôm chôm có rấtnhiều giống, tuy nhiên ở Việt Nam chỉ có phân biệt chôm chôm thường,chôm chôm tróc vỏ, chôm chôm nhãnCây chôm chôm được phân bố ở một số nước trong khu vực Đông Nam Ánhư: Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Malaysia, Philippinnes.Hạt chôm chôm chứa 35-40% chất dầu béo đặc, có cấu trúc của hạt ca cao,có mùi dễ chịu, gồm phần lớn là arachidin, cùng với olein và stearin. Vỏ quảchứa tanin và một saponi độc.Vỏ cây và quả xanh có chứa tanin.2 - Cách gieo trồngCó thể nhân giống chôm chôm bằng hạt hoặc chiết nhánh. Hoa chôm chômhoặc có giống đực hoặc có 2 giống, nên không có khả năng tự thụ phấn đểtạo quả nên cần có côn trùng như ong, bướm để phân nhụy.Lá chôm chôm đòi hỏi mùa nắng tương đối ngắn, khoảng 2 đến 3 tháng, khítrời khô hạn để tượng hoa và hoa sẽ nở sau trận mưa lớn đầu tiên của mùanắng kế tiếp. Chôm chôm đòi hỏi, đất tốt, đất sâu. Vì nhân giống bằng hộtthì không giống cây mẹ và lâu ra trái nên nhân dân hay trồng chôm chômbằng cách triết cành hoặc chôm chôm tháp. Khi chiết cành nên dùng gỗ cònnon.Chôm chôm trồng hột chỉ nên dùng để làm gốc ghép vì cây hột lâu ra trái vàcho trái ít, gần ba phần tư cây hột lại là cây đực, các cây hột là cây cái cũngít đậu trái vì ít thụ phấn. Cây tháp thấp hơn cây hột, khoảng 4-5m, tàng câysum xuê hơn cây hột.Hột chôm chôm khó nảy mầm, khả năng nảy mầm cũng tự mất đi rất nhanh,sau hai tuần thì hột nảy mầm thất thường, sau ba tuần thì hột không nảymầm nữa. Nên trồng hột vào giỏ, thùng, thúng để tránh khỏi cấy lại sau đó.Khi nhân giống bằng hột thì đặt hột nằm ngang, cho một phần hột trồi lênkhỏi mặt đất khoảng vài mm, sau 15 đến 20 ngày hột sẽ nảy mầm, khi đócần phải che các cây con lại tránh bị nắng. Cây con sẽ kém phát triển nếu đấttrồng thiếu chất sắt, độ kiềm. Do vậy cần hoà thuốc Sequestrene vào nướckhi tưới cây ( khoảng 10g trong 4 lít nước ). Khi cây đủ lớn mới bắt đầughép, có thể ghép thân cây hột với nhánh cây tốt, hoặc ghép mắt ngủ trêncây con (đã mọc được 3-5 tháng) khoảng 20cm trên gốc ghép. Mắt ghép cắtở cành đã mọc được từ 9 tháng trở lên, hoặc tuốt lá cành làm gỗ ghép trước15 ngày nhằm kích thích những mầm ngủ mau mọc lại. Sau 20-25 ngày thìtháo băng ghép, sau khi ghép thành công thì cắt cụt thân gốc ghép ở phiatrên và cách xa chỗ ghép, và phải để cho mầm cây mọc được 30-40cm thìcắt tiếp thân gốc ghép khoảng 2cm trên chỗ ghép. Thông thường tỷ lệ ghépthành công là 90%.Nên đào lỗ để trồng trước 3 tháng và trộn đều phân với đất khi đặt cây ghép.Ngoài 30 kg phân chuồng được ủ kỹ, cần thêm ở mỗi lỗ 50kg urê, 50g triplesuper phosphate, 50 g sulfat kali và 500 g vôi có chứa ma-nhê. Chôm chômtrồng hột theo khoảng cách 12 x 12 m, nhưng chôm chôm chiết cành hayghép thì trồng khít hơn, cách nhau 9 m. Chôm chôm cơm vàng cũng trồngkhít hơn, cách nhau 8 m.Mật độ trồng hợp lý là từ 300 đến 500 cây/ha; trồng xen chôm chôm đực; ...