Danh mục

Kinh nghiệm nâng cao năng suất và chất lượng chè của một số nước trên thế giới

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 210.21 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này đi sâu vào nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao năng suất, chất lượng chè của các nước trên thế giới từ đó rút ra bài học kinh nghiệm áp dụng trong điều kiện sản xuất chè của Việt Nam hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm nâng cao năng suất và chất lượng chè của một số nước trên thế giớiKHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNGKINH NGHIỆM NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CHÈ CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI Hà Thị Thanh Đoàn Trường Đại học Hùng Vương TÓM TẮT Năng suất chè Việt Nam thuộc nhóm thấp so với năng suất chè thế giới, đặc biệt chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm chè Việt Nam thấp, thị trường không ổn định. Câu hỏi mà ngành chè quan tâm nhất hiện nay là làm sao quy hoạch tốt nguồn nguyên liệu, nâng cao chất lượng chè phục vụ xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh, khẳng định thương hiệu chè của Việt Nam trên thị trường thế giới. Bài bào này đi sâu vào nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao năng suất, chất lượng chè của các nước trên thế giới từ đó rút ra bài học kinh nghiệm áp dụng trong điều kiện sản xuất chè của Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Cây chè, giâm hom, bón phân, mật độ, đốn, hái, năng suất, chất lượng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây chè được phát hiện và sử dụng làm thứ nước uống đầu tiên ở Trung Quốc. Đến nay chè đãtrở thành thứ nước uống thông dụng và phổ biến trên toàn thế giới. Mọi người ưa thích nước chèkhông những vì hương thơm độc đáo của nó, mà còn do nước chè rất có lợi cho sức khỏe. Uống chèchống được lạnh, khắc phục được sự mệt mỏi của cơ bắp và hệ thần kinh trung ương, kích thích vỏđại não, làm tinh thần minh mẫn sảng khoái, hưng phấn trong những thời gian lao động căng thẳngcả về trí óc và chân tay. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, chè cũng là một loại thuốc, một cây kháng sinh tốt mà khôngđộc đối với cơ thể con người. Từ lâu các nhà khoa học Nga đã chứng minh tác dụng cản trùng vàái trùng của tanin chè và kết luận rằng tanin chè có tác dụng kháng khuẩn cao, chữa được bệnh lỵvà có khả năng bình thường hóa hoạt động của hệ vi khuẩn có ích trong ruột. Chè còn ức chế đượcnhiều loại vi khuẩn khác như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tụ huyết, vì thế người ta còn dùng chèđể rửa và đắp lên vết thương mưng mủ, chữa các vết bỏng, làm thuốc sát trùng ngoài da. Thời giangần đây, các hội nghị quốc tế về chè và sức khỏe con người tại Calcutta - Ấn Độ (1993), ThượngHải - Trung Quốc (1995), Bắc Kinh - Trung Quốc (1996), Shizuoka - Nhật Bản (1996) đã thôngbáo tác dụng của chè xanh về chức năng điều hòa sinh lý của con người ngoài giá trị về dinh dưỡngvà hương vị đặc biệt của chè thành phẩm. Chất catesin của chè xanh còn có chức năng phòng ngừaung thư bằng cách củng cố hệ miễn dịch phòng ngừa bệnh huyết áp cao hay bệnh đái tháo đường,ngăn ngừa cholesterol tăng cao trong máu, chống lão hóa bằng cách cung cấp cho cơ thể con ngườichất chống oxy hóa. Ngoài ra các nhà bác học Nhật Bản đã phát hiện và chứng minh tanin chè cóthể hấp thu mạnh các chất độc thâm nhập vào cơ thể con người, như chất phóng xạ Strontium 90.Người ta cho rằng tanin có tác dụng nhanh đến nỗi Strontium đã bị hấp thu trước khiến nó khôngvào kịp tới tủy xương, uống chè có thể chống được sự nhiễm phóng xạ, vì vậy nước chè là một loạinước uống của thời đại nguyên tử. KHCN 1 (30) - 2014 139KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG Theo Balu L. Bumb & Carlos A. Banante (1996), năng suất đóng góp trên 80% sản lượng câytrồng, 20% còn lại là do diện tích. Hiện nay gần như 100% sản lượng tăng thêm của các cây trồngchính tại Việt Nam là nhờ tăng năng suất. Có 3 con đường để tăng năng suất, đó là: i) Cải thiện giống; ii) Tăng cường đầu tư; iii) Cải tiếnkỹ thuật canh tác. Nghiên cứu, tìm hiểu kinh nghiệm của các nước trong việc nâng cao năng suất cây trồng nóichung và cây chè nói riêng rất có ý nghĩa trong điều kiện Việt Nam hiện nay. 2. KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 2.1. Nghiên cứu giâm hom chè Nhân giống vô tính là biện pháp chủ yếu trong trồng trọt chè vì biện pháp này sẽ tạo ra sự đồngđều về hình thái, giữ được đặc trưng đặc tính của cây mẹ, năng suất chất lượng cao và ổn định, thờikỳ kiến thiết cơ bản ngắn, hệ số nhân giống cao. Trong đó, giâm hom chè là phương pháp phổ biếnvà hiệu quả kinh tế nhất hiện nay. Để giâm hom chè đạt kết quả tốt cần phải đảm bảo đầy đủ yêu cầu của cơ sở kỹ thuật giâm hom.Theo Hartmen và Kester (1988) cho biết có 3 nguồn nhân tố chính ảnh hưởng tới kết quả giâmhom: Vật liệu dùng để giâm, kỹ thuật xử lý hom giâm và môi trường giâm. Theo Anon (1986) cho biết chiều dài hom chè thích hợp cho giâm cành ở Kenya từ 3- 4cm. Môi trường giâm hom theo nghiên cứu của Chakravartee và cộng sự (1996) kết luận môi trườngpH dưới 5 thì hom giâm ra rễ tốt nhất, tác giả cũng kết luận túi bầu có kích thước đường kính 8cmvà cao 28cm, vườn ươm cao trên 1,5 m thích hợp cho vườn giâm hom chè. Tác giả Patabava (1987) nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến vườn chè giâ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: