Danh mục

Kinh nghiệm phát triển hệ thống đổi mới quốc gia ở một số nước châu Á và bài học cho Việt Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 95.87 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kinh nghiệm xây dựng và phát triển Hệ thống đổi mới quốc gia ở một số nước châu Á có thể gợi suy nhiều điều cho Việt Nam trong việc phát triển Hệ thống đổi mới quốc gia. Cách tư duy này mở ra cơ hội Việt Nam nhằm giải quyết những thách thức lớn về tăng trưởng dài hạn và quan trọng hơn, phát triển Hệ thống đổi mới quốc gia góp phần làm gia tăng sức cạnh tranh của Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm phát triển hệ thống đổi mới quốc gia ở một số nước châu Á và bài học cho Việt NamJOURNAL OF SCIENCE OF HNUEEducational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6B, pp. 29-35This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1075.2016-0097KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐỔI MỚI QUỐC GIAỞ MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAMHoàng Thị ThinhKhoa Lí luận Chính trị - Giáo dục Công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà NộiTóm tắt. Kinh nghiệm xây dựng và phát triển Hệ thống đổi mới quốc gia ở một số nướcchâu Á có thể gợi suy nhiều điều cho Việt Nam trong việc phát triển Hệ thống đổi mớiquốc gia. Cách tư duy này mở ra cơ hội Việt Nam nhằm giải quyết những thách thức lớn vềtăng trưởng dài hạn và quan trọng hơn, phát triển Hệ thống đổi mới quốc gia góp phần làmgia tăng sức cạnh tranh của Việt Nam.Từ khóa: Hệ thống đổi mới quốc gia, đổi mới công nghệ, nâng cấp liên tục năng lực côngnghệ, khoa học và công nghệ, tiếp cận hệ thống.1.Mở đầuĐổi mới công nghệ là một vấn đề từ lâu đã dành được sự quan tâm chú ý ở nước ta, đượcxem là một nhân tố tạo nên ưu thế cạnh tranh của quốc gia. Để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả củahoạt động đổi mới công nghệ, cách tiếp cận theo hướng xây dựng và phát triển Hệ thống đổi mớiquốc gia (National Innovation System - NIS), coi đó là một khuôn khổ thể chế quan trọng trongviệc kết nối, làm gia tăng các năng lực sáng tạo, đổi mới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ(KH&CN) đã được nhiều quốc gia quan tâm áp dụng.Trên thế giới, vấn đề nghiên cứu và vận dụng cách tiếp cận NIS đã được nhiều tác giả chú ý.Có khá nhiều công trình nghiên cứu về NIS nói chung và cả những công trình nghiên cứu cho mộtsố quốc gia cụ thể như: Charles Edquist với công trình nghiên cứu “Systems of Innovation, Pinter,London and New York” [2]; Chris Freeman với công trình nghiên cứu “The National System ofInnovation in Historical Pespective” [3]... Trong các công trình nghiên cứu này, các tác giả đã phântích và làm rõ thực chất của NIS, nguồn gốc lí thuyết và lịch sử của cách tiếp cận NIS.Ở Việt Nam, vấn đề xây dựng NIS trong một vài năm gần đây thu hút được sự chú ý củanhiều nhà nghiên cứu như công trình: “Đổi mới tư duy hoạt động và quản lí khoa học và công nghệở nước ta sau hội nhập WTO theo cách tiếp cận NIS về khoa học và công nghệ” [8] của tác giảTrần Đình Quân; “Thị trường khoa học công nghệ” của tác giả Vũ Đình Cự (2004) [1]; “Hệ thốngđổi mới quốc gia và một số vấn đề đặt ra ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Ngọc Trân [9]. . . Cáccông trình này đã đề cập đến sự cần thiết của việc xây dựng Hệ thống đổi mới quốc gia ở ViệtNam, coi đó là động lực thúc đẩy đổi mới công nghệ.Tuy nhiên, hiện nay hướng nghiên cứu vận dụng kinh nghiệm phát triển NIS của các nướctrên thế giới nói chung và các nước ở khu vực châu Á nói riêng trên cơ sở đó rút ra các bài học đểNgày nhận bài: 20/5/2016. Ngày nhận đăng: 15/8/2016.Liên hệ: Hoàng Thị Thinh, e-mail: hoangthinhhnue@gmail.com29Hoàng Thị Thinhđề xuất những chính sách thích đáng góp phần xây dựng và hoàn thiện NIS ở Việt Nam còn khámới mẻ. Vì vậy, việc nghiên cứu này là cần thiết cả về lí luận và thực tiễn.2.2.1.Nội dung nghiên cứuMột số quan niệm về Hệ thống đổi mới quốc gia và vai trò của nó đối vớiviệc nâng cấp liên tục năng lực công nghệ ở Việt Nam hiện nay2.1.1. Một số quan niệm về Hệ thống đổi mới quốc giaVào những năm cuối của thế kỉ XX, nhiều học thuyết được nêu ra để giải thích nguyên nhântại sao một số quốc gia lại tụt hậu, trong khi có những quốc gia khác lại vươn lên những vị trí hàngđầu trong lĩnh vực đổi mới. Cách tiếp cận Hệ thống Đổi mới Quốc gia đã đưa ra những luận cứđể chứng minh rằng sở dĩ có sự khác biệt nêu trên ở các quốc gia tựu trung lại là ở cơ cấu tổ chứccủa quốc gia đó.Theo C. Freeman: “NIS là một mạng lưới các tổ chức, thiết chế trong các khu vực tư nhânvà công cộng cùng phối hợp hoạt động lẫn nhau trong quá trình nghiên cứu, nhập khẩu, cải tiến vàphổ biến các công nghệ mới” [3].Theo Lundvall: “NIS bao gồm những yếu tố và các mối quan hệ tương tác trong các hoạtđộng sáng tạo, phổ biến và sử dụng tri thức mới có ích lợi về kinh tế... diễn ra trong hoặc bắt nguồntừ bên trong biên giới của một quốc gia” [5].Theo Pate và Pavitt: “NIS bao gồm các tổ chức thiết chế trong nước, hệ thống các kích thíchvà năng lực quyết định tốc độ và chiều hướng cải tiến công nghệ (hoặc là tốc độ và cấu thành củacác hoạt động tạo ra đổi mới) trong một nước” [6].Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD): “NIS là một hệ thống các cơ quanthuộc các lĩnh vực công và tư nhân, mà hoạt động của nó nhằm khám phá, du nhập, biến đổi vàphổ biến các công nghệ mới. Đó là hệ thống có tính tương hỗ của các doanh nghiệp công và tư,các trường đại học và các cơ quan Chính phủ, nhằm hướng tới sự phát triển của KH&CN trongphạm vi quốc gia” [7].GS. Vũ Đình Cự quan niệm:“NIS là một công cụ hàng đầu để liên tục nâng cao sức cạnhtranh của sản phẩm KH&CN nói riên ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: