Danh mục

Kinh nghiệm phỏng vấn của tôi

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 121.59 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mình nhớ rắng đây là thời gian bắt đầu thực tập cũng như có những sự chuẩn bị để bước vào giai đoạn đi làm chính thức, mình xin chia sẻ một vài tình huống bản thân đã gặp phải khi đi xin việc với mong muốn các bạn có thể tham khảo chút ít, vì thời gian này năm trước mình cũng đã rất hoang mang vì không có nhiều sự hỗ trợ tư vấn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm phỏng vấn của tôi Kinh nghiệm phỏng vấn của tôi Hi các bạn, mình là Hồng Nguyên, cựu sinh viên Đối ngoại (K04.402.A). Mình nhớ rắng đây là thời gian bắt đầu thực tập cũng như có những sự chuẩn bị để bước vào giai đoạn đi làm chính thức, mình xin chia sẻ một vài tình huống bản thân đã gặp phải khi đi xin việc với mong muốn các bạn có thể tham khảo chút ít, vì thời gian này năm trước mình cũng đã rất hoang mang vì không có nhiều sự hỗ trợ tư vấn. Trước tiên là hồ sơ xin việc. Xu hướng bây giờ thường viết bằng tiếng Anh. Gồm có 2 bản tự viết là CV và resume. Theo mình hiểu thì CV là bản trình bày những thông tin của cá nhân, sao cho nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng quát về ướng viên; còn resume sẽ trình bày ngắn gọn sự hiểu biết và hứng thú của mình đối với vị trí, công ty dự tuyển. CV rất quan trọng, hãy bỏ công sức ra để hoàn thiện nó. Có thể tham khảo một số mẫu, nhưng tùy vào công việc mong muốn mà chú trọng đến từng phần thích hợp. 1. Thông tin cá nhân ứng viên (Personal Information) 2. Quá trình học tập (Educational Level): nên kẻ bảng hoặc nêu một cách ngắn gọn, đầy đủ, khoa học. Có thể bắt đầu từ cấp 3. Nêu đủ các lớp ngoại khóa (Anh văn, vi tính, kỹ năng mềm…) và những chứng nhận đã đạt. 3. Kỹ năng (Skill): bạn hãy suy nghĩ kỹ xem mình có những kỹ năng nào nổi bật. Mỗi người là một sự khác biệt, hãy xác định xem mình mạnh ở điểm nào và yếu ở điểm nào, đừng thấy bạn bè ai cũng ghi là: có kỹ năng giao tiếp tốt, ham học hỏi… thì mình cũng ghi như vậy. Tìm hiểu với công việc mình mong muốn sẽ đòi hỏi những kỹ năng như thế nào, và mình đáp ứng được những kỹ năng nào. Có những kỹ năng thông thường như sử dụng vi tính hoặc ngoại ngữ thành thạo, có những kỹ năng mềm như giao tiếp, lãnh đạo, thuyết phục…Trong quá trình đi học, bạn là người có thể thu hút sự chú ý của đám đông bằng những câu chuyện hay hành động của mình, hoặc có thể phân công tốt công việc cho các thành viên khi làm nhóm… đó chính là kỹ năng, những tính cách đó sẽ tương ứng với tên gọi kỹ năng trong công việc. 4. Mục tiêu nghề nghiệp (Career Objective): Bạn muốn sử dụng khả năng của mình để gắn bó và phát triển trong lĩnh vực nào, vì sao? Trong vòng 5 hay 10 năm sau bạn sẽ ở đâu trên nấc thang sự nghiệp của mình, bạn mong muốn đạt được những thành tựu nào. 5. Kinh nghiệm làm việc (Working Experience): một số công việc bán thời gian và những gì bạn học hỏi được từ đó. Thường mục này không chú trọng nếu chọn ứng viên là sinh viên mới tốt nghiệp. 6. Thông tin khác (Additional Information): bất cứ điều gì về bản thân mà bạn muốn nhà tuyển dụng biết thêm về mình. Tính cách, sở thích (khi bạn nói thích đọc sách hãy nêu cụ thể loại sách gì, thích đi du lịch thì cụ thể thêm chẳng hạn đã đi được những đâu và thấy gì thú vị; tóm lại những điều cụ thể về cá nhân bạn sẽ thu hút chú ý hơn là chỉ nói một cách chung chung). Các hoạt động ngoại khóa cũng là một phần quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá tính cách năng động, cởi mở, sẵn sàng vì tập thể… của ứng viên, vì vậy nếu bạn từng tham gia các hoạt động xã hội, dù là nhỏ (MHX, nhặt rác tình nguyện, đi bộ đồng hành…) cũng nên đề cập đến. 7. Người tham chiếu (References): thường là thầy cô hoặc một người hiểu rõ quá trình học tập phấn đấu để có thể đảm bảo cho những thông tin bạn nêu. Ở nước ngoài nó khá quan trọng nhưng VN thì không quan trọng lắm. Hãy cố gắng viết một Cv hoàn chỉnh, rồi tùy từng công việc bạn apply mà có thể thay đổi một số nội dung cho phù hợp. Hồ sơ xin việc cần kèm theo chứng nhận cho những thành tích bạn đã nêu. Mình kèm đây bản CV theo mẫu của HSBC, các bạn tham khảo thôi chứ mình không giỏi English lắm, các bạn có thể làm tốt hơn. Kinh nghiệm làm bài test sơ tuyển. Sau khi qua vòng hồ sơ, ứng viên thường được gọi làm bài test. Tùy công việc, bài test thường được thiết kế để kiểm tra khả năng tính toán, khả năng logic, khả năng thư ký… của ứng viên. Thực ra ban đầu mình không có kinh nghiệm làm test, nghe một số bạn nói thì có thể mua sách GMAT hoặc tải cái bài test trên mạng về làm thử. Riêng mình từng làm bài test của P&G, HSBC, ACB, Cocacola. Cứ làm xong bài trước thì rút kinh nghiệm cho bài sau. Tất cả đều bằng tiếng Anh, có từ 3 đến 5 phần. Gồm những bài toán nhỏ, suy luận một chút, bấm máy hoặc phải tính nhẩm, đại loại như có 1 vòi nước chảy vào bể với vận tốc 5m3/giờ, đồng thời dưới dáy bể có vòi xả với vận tốc 2m3/giờ, hỏi sau bao lâu bể đầy (đại loại, không nhớ chính xác), hoặc P&G cho những bài toàn rất gần với môn thống kê. Phần gồm các đoạn văn ngắn để thử khả năng suy nghĩ logic: David nhà ở London, thích ăn kem và chơi với Mina; Luis nhà ở Milan, thích bóng chuyền, đọc sách và chơi với Mike, Peter; Mina nhà ở Boston, thích thả diều, ăn kem, trượt tuyết và chơi với Peter, David…. Hỏi: ai vừa ở cùng chỗ, vừa chơi cùng nhau; ai có chung sở thích nhưng không chơi cùng nhau…(đại loại) Cocacola có phần thi cho một hình vu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: