Danh mục

Kinh nghiệm quản lí phát triển đội ngũ giảng viên nữ trên cơ sở bình đẳng giới của một số nước trên thế giới

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 102.75 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phát triển đội ngũ giảng viên nữ trong trường đại học đã được các quốc gia trên thế giới quan tâm từ nhiều thập niên trước. Các chính sách, chiến lược, phương thức đã được thí điểm, thực hiện ở các nước nhằm mang đến sự bình đẳng trong phát triển cho đội ngũ giảng viên nữ. Các kinh nghiệm này là rất quý báu đối với Việt Nam, một quốc gia bước đầu có nhiều thành tựu trong lĩnh vực giáo dục và lĩnh vực bình đẳng giới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm quản lí phát triển đội ngũ giảng viên nữ trên cơ sở bình đẳng giới của một số nước trên thế giới JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2014, Vol. 59, No. 6BC, pp. 250-256 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn KINH NGHIỆM QUẢN LÍ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN NỮ TRÊN CƠ SỞ BÌNH ĐẲNG GIỚI CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI Cao Tuấn Anh Phòng Tổ chức Cán bộ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Phát triển đội ngũ giảng viên nữ trong trường đại học đã được các quốc gia trên thế giới quan tâm từ nhiều thập niên trước. Các chính sách, chiến lược, phương thức đã được thí điểm, thực hiện ở các nước nhằm mang đến sự bình đẳng trong phát triển cho đội ngũ giảng viên nữ. Các kinh nghiệm này là rất quý báu đối với Việt Nam, một quốc gia bước đầu có nhiều thành tựu trong lĩnh vực giáo dục và lĩnh vực bình đẳng giới. Việc học hỏi, vận dụng các kinh nghiệm phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội cũng như văn hoá, truyền thống của nước nhà sẽ giúp Việt Nam sớm đạt được mục tiêu thực hiện bình đẳng giới trong giáo dục. Từ khóa: Phát triển đội ngũ, bình đẳng giới, trường đại học, kinh nghiệm quản lí, giảng viên nữ. 1. Mở đầu Trên thế giới, trong những năm qua, công tác phát triển đội ngũ giảng viên nữ trên cơ sở bình đẳng giới nhằm tăng cường hơn nữa vai trò của nữ giảng viên trong nhà trường đại học đã có những bước tiến đáng kể. Theo số liệu khảo sát của ACU (Hiệp hội các trường đại học khối thịnh vượng chung) tỉ lệ nữ giảng viên của khối năm 2000 chiếm 22,6% trong tổng số đội ngũ giảng viên chính thức tại các trường đại học. Năm 2006 tổng số giảng viên các trường đại học là 124.661 người, trong đó số lượng giảng viên nữ là 31.283 người chiếm tỉ lệ 25,3%. Các nước phát triển có tỉ lệ giảng viên nữ cao tiêu biểu như: Canada số lượng giảng viên 4.080 người (26%), Vương Quốc Anh có số lượng 10.626 người (26,8%), Úc là 4.354 người (38,6%) và Newzelan có số lượng là 1.565người (33%). Số lượng nữ cán bộ quản lí tại các trường đại học thuộc khối thịnh vượng chung cũng có sự gia tăng đáng kể. Năm 1997 tỉ lệ nữ cán bộ quản lí là 15,9%, năm 2006 là 22,3%. Tiêu biểu như Vương Quốc Anh, nữ cán bộ quản lí năm 1997 đạt tỉ lệ 10,7%, năm 2006 tăng lên là 29,7% [2]. Tỉ lệ (%) giảng viên nữ tại liên minh Châu Âu cũng đạt những bước tiến đáng kể: năm 2006 giảng viên nữ chiếm tỉ lệ khoảng 30%, đến năm 2007 tăng lên là 33,6% so với tổng số [1]. Thống kê tỉ lệ (%) giảng viên nữ chia theo nấc thang nghề nghiệp tại một số nước tiêu biểu của Liên minh Châu năm 2007 như sau: Liên hệ: Cao Tuấn Anh, e-mail: anhct@hnue.edu.vn 250 Kinh nghiệm quản lí phát triển đội ngũ giảng viên nữ trên cơ sở bình đẳng giới... Bảng 1. Nấc thang nghề nghiệp năm 2007 của giảng viên nữ tại một số nước thuộc Liên minh châu Âu [6] PGS Giảng viên chính thức (có Giảng viên không chính thức Tên nước GS (%) (%) trình độ TS trở lên) (%) và thỉnh giảng (%) Đức 11,9 18,2 42,8 37,7 Bỉ 10,7 24,8 30,6 47,9 Đan Mạch 11,9 25,0 37,3 44 Anh 17,5 36,8 47,4 45,8 Hà Lan 11.1 17.9 31.7 41.6 Phần Lan 23,4 49,1 56 46,6 Những thành tựu nói trên và bài học kinh nghiệm cho thấy để tăng cường hơn nữa vai trò của phụ nữ trong giáo dục đại học, cải thiện công tác phát triển giảng viên nữ một mặt phụ thuộc vào việc thay đổi, bổ sung về mặt cơ chế, chính sách pháp luật, mặt khác thiết lập các mạng lưới hỗ trợ liên kết cũng như xây dựng các chương trình đào tạo bồi dưỡng giúp cho giảng viên nữ có thể phát huy hết năng lực của họ trong mọi lĩnh vực hoạt động của nhà trường. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Đổi mới về mặt cơ chế, chính sách, pháp luật Việc thay đổi về mặt cơ chế, chính sách nhằm tạo khung pháp lí hỗ trợ là một biện pháp hữu hiệu tạo ra một môi trường thuận lợi khuyến khích sự tham gia của phụ nữ trong nhà trường đại học. Một số cơ chế, chính sách và chương trình hành động có thể kế đến như: Công ước của Liên hiệp quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ năm 1979; Chương trình, kế hoạch hành động về Giới và phát triển của khối Thinh vượng chung năm 1995; Điều luật chung chính của các nước Thái Bình Dương năm 1996; Các điều luật về Bình đẳng giới trong các cơ sở giáo dục đào tạo của Australia, của Mỹ, Mala ...

Tài liệu được xem nhiều: