Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng chỉ số đánh giá hoạt động môi trường và khả năng áp dụng ở Việt Nam
Số trang: 15
Loại file: pdf
Dung lượng: 251.30 KB
Lượt xem: 21
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này giới thiệu kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng chỉ số đánh giá hoạt động môi trường toàn cầu EPI và khả năng xây dựng ở điều kiện Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng chỉ số đánh giá hoạt động môi trường và khả năng áp dụng ở Việt Nam Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng chỉ số đánh giá… 62 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ XÂY DỰNG CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM TS. Nguyễn Tùng Lâm1 Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường Tóm tắt: Bền vững môi trường đã được xác định là nội dung và định hướng quan trọng trong các chính sách phát triển kinh tế, xã hội và môi trường của nước ta. Đánh giá việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của các chính sách này, cũng như các chính sách môi trường sẽ tạo cơ sở cho quá trình hoạch định, điều chỉnh và theo dõi sự tiến bộ trong việc thực thi các chính sách của các cơ quan, địa phương. Trên thế giới, phương pháp đánh giá hoạt động môi trường dựa trên số liệu tin cậy đã được xây dựng và thử nghiệm ở cấp độ quốc gia, có thể là hướng tiếp cận để xây dựng một phương pháp đánh giá ở cấp độ địa phương. Bài viết giới thiệu kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng chỉ số đánh giá hoạt động môi trường toàn cầu EPI và khả năng xây dựng ở điều kiện Việt Nam. Từ khóa: EPI; Chỉ số đánh giá hoạt động môi trường; Phát triển bền vững. Mã số: 15052102 1. Giới thiệu Trên thế giới, bền vững môi trường ngày càng được chú trọng trong các chính sách phát triển của các nước. Từ sau Hội nghị thượng đỉnh Rio Earth Summit đến nay, nhiều nước đã rất nỗ lực tìm cách đánh giá và thể hiện sự tiến bộ trong thực hiện các chính sách môi trường, thông qua các số đo định lượng trong các công tác kiểm soát ô nhiễm và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó, chính phủ các nước cũng đối mặt với áp lực ngày càng tăng về việc làm thế nào để chứng minh những nỗ lực bảo vệ môi trường là có hiệu quả. Các mục tiêu bền vững chỉ đạt được khi có những chính sách phát triển phù hợp và việc thực hiện hiệu quả các chính sách quản lý môi trường và tài nguyên. Tuy nhiên, công tác hoạch định chính sách, đánh giá hiệu quả thực hiện các chính sách này trong phạm vi một quốc gia, hay so sánh trong khu vực, hoặc hẹp hơn như so sánh giữa các vùng, tỉnh trong một quốc gia, đòi hỏi cách tiếp cận khoa học, có căn cứ. Để thực hiện yêu cầu này, các nhà 1 Liên hệ tác giả: ntlam@isponre.gov.vn JSTPM Tập 4, Số 2, 2015 63 khoa học đã nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ thị, chỉ số tổng hợp nhằm phục vụ các yêu cầu đánh giá. Tại Việt Nam, dưới áp lực phát triển kinh tế lên môi trường, yêu cầu xây dựng các chính sách phù hợp, cũng như thực hiện có hiệu quả các chính sách này ngày càng trở nên cấp bách. Tuy nhiên, nếu không có cơ sở để đánh giá hiệu quả các chính sách môi trường đã ban hành một cách thống nhất, thì việc điều chỉnh, hay xây dựng các chính sách mới sẽ rất khó khăn và không phù hợp với yêu cầu thực tế. Mặt khác, dù đã có những chỉ số đánh giá chất lượng môi trường, các chương trình quan trắc, công tác hoạch định chính sách ở nước ta hiện vẫn đang phải đối mặt với các thách thức như dữ liệu môi trường không đầy đủ, thiếu đồng bộ, mâu thuẫn, độ tin cậy thấp. Vì vậy, tiếp cận theo phương pháp đánh giá hiệu quả mà quốc tế đang thực hiện là một hướng tiếp cận phù hợp. Cần phải có một cơ sở dữ liệu chuẩn, tập hợp các chỉ tiêu định lượng, để công tác phân tích đánh giá các chính sách môi trường giúp cho quá trình hoạch định chính sách và thực thi hiệu quả hơn. Bộ Chỉ số đánh giá hoạt động môi trường (Environmental Performance Index - EPI) của Đại học Yale và Columbia là một ví dụ trong việc đánh giá môi trường ở cấp toàn cầu, tuy nhiên, khả năng áp dụng ở phạm vi đánh giá hoạt động môi trường cấp địa phương như ở Việt Nam còn nhiều vấn đề cần phải xem xét và giải quyết. Bài viết này sẽ giới thiệu về hướng tiếp cận mới trong đánh giá hoạt động môi trường trên thế giới, qua ví dụ của EPI và phân tích một số khó khăn, thuận lợi để áp dụng ở điều kiện Việt Nam. 2. Tiếp cận DPSIR trong đánh giá hoạt động môi trường DPSIR là một cách tiếp cận để phân tích tổng hợp các khía cạnh kinh tế - xã hội và môi trường nhằm đánh giá sự bền vững, do Tổ chức về hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) xây dựng từ năm 1993, và sau đó được Cơ quan môi trường châu Âu (EEA) áp dụng từ năm 1995. DPSIR là viết tắt của các từ tiếng Anh là Driving - Pressure - State - Impacts - Response, tạm dịch là Động lực - Áp lực - Hiện trạng - Tác động - Đáp ứng. Cụ thể mỗi từ này để diễn tả các ý nghĩa khác nhau nhằm mô tả mối quan hệ giữa các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của con người với môi trường. Động lực (D): là sự phát triển về xã hội, nhân khẩu học và kinh tế trong xã hội và những thay đổi tương ứng về lối sống, mức tiêu dùng và mô hình sản xuất. Cụ thể hơn, động lực thường được định nghĩa là các ngành kinh tế - xã hội đáp ứng các nhu cầu của con người về thức ăn, nước, nhà ở, sức khỏe, an ninh, văn hóa. Động lực gây áp lực lên môi trường như một kết quả của quá trình sản xuất và tiêu dùng. Áp lực (P): là những áp lực (chủ ý hay vô ý) từ những hoạt động của con người lên môi trường. Áp lực gồm: sử dụng các nguồn lực tự 64 Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng chỉ số đánh giá… nhiên, thay đổi trong sử dụng đất, phát thải các chất (chất hóa học, rác, tiếng ồn, phóng xạ,…). Áp lực gây ảnh hưởng tới hiện trạng môi trường. Hiện trạng (S): mô tả chất lượng các yếu tố môi trường (không khí, nước, đất,…) trong mối tương quan với các chức năng của từng yếu tố. Do vậy hiện trạng môi trường phản ánh kết hợp các điều kiện về mặt địa lý, hóa học và sinh học. Tác động (I): là những tác động do thay đổi hiện trạng môi trường gây nên đối với đời sống của con người thông qua các dịch vụ (chức năng hoặc khả năng) hỗ trợ sự sống của hệ sinh thái. Hưởng ứng/đáp ứng (R): là những quyết định của con người để khắc phục những tác động đến hệ sinh thái hoặc các giá trị của chúng. Theo cách tiếp cận DPSIR, động lực phát triển của nền kinh tế sẽ tạo ra các áp lực về tiêu thụ tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường. Nếu áp lực này vượt quá khả năng của lãnh thổ đó, nó sẽ được xem như không bền vững và hậu quả trực tiếp sẽ là sự ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng chỉ số đánh giá hoạt động môi trường và khả năng áp dụng ở Việt Nam Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng chỉ số đánh giá… 62 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ XÂY DỰNG CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM TS. Nguyễn Tùng Lâm1 Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường Tóm tắt: Bền vững môi trường đã được xác định là nội dung và định hướng quan trọng trong các chính sách phát triển kinh tế, xã hội và môi trường của nước ta. Đánh giá việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của các chính sách này, cũng như các chính sách môi trường sẽ tạo cơ sở cho quá trình hoạch định, điều chỉnh và theo dõi sự tiến bộ trong việc thực thi các chính sách của các cơ quan, địa phương. Trên thế giới, phương pháp đánh giá hoạt động môi trường dựa trên số liệu tin cậy đã được xây dựng và thử nghiệm ở cấp độ quốc gia, có thể là hướng tiếp cận để xây dựng một phương pháp đánh giá ở cấp độ địa phương. Bài viết giới thiệu kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng chỉ số đánh giá hoạt động môi trường toàn cầu EPI và khả năng xây dựng ở điều kiện Việt Nam. Từ khóa: EPI; Chỉ số đánh giá hoạt động môi trường; Phát triển bền vững. Mã số: 15052102 1. Giới thiệu Trên thế giới, bền vững môi trường ngày càng được chú trọng trong các chính sách phát triển của các nước. Từ sau Hội nghị thượng đỉnh Rio Earth Summit đến nay, nhiều nước đã rất nỗ lực tìm cách đánh giá và thể hiện sự tiến bộ trong thực hiện các chính sách môi trường, thông qua các số đo định lượng trong các công tác kiểm soát ô nhiễm và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó, chính phủ các nước cũng đối mặt với áp lực ngày càng tăng về việc làm thế nào để chứng minh những nỗ lực bảo vệ môi trường là có hiệu quả. Các mục tiêu bền vững chỉ đạt được khi có những chính sách phát triển phù hợp và việc thực hiện hiệu quả các chính sách quản lý môi trường và tài nguyên. Tuy nhiên, công tác hoạch định chính sách, đánh giá hiệu quả thực hiện các chính sách này trong phạm vi một quốc gia, hay so sánh trong khu vực, hoặc hẹp hơn như so sánh giữa các vùng, tỉnh trong một quốc gia, đòi hỏi cách tiếp cận khoa học, có căn cứ. Để thực hiện yêu cầu này, các nhà 1 Liên hệ tác giả: ntlam@isponre.gov.vn JSTPM Tập 4, Số 2, 2015 63 khoa học đã nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ thị, chỉ số tổng hợp nhằm phục vụ các yêu cầu đánh giá. Tại Việt Nam, dưới áp lực phát triển kinh tế lên môi trường, yêu cầu xây dựng các chính sách phù hợp, cũng như thực hiện có hiệu quả các chính sách này ngày càng trở nên cấp bách. Tuy nhiên, nếu không có cơ sở để đánh giá hiệu quả các chính sách môi trường đã ban hành một cách thống nhất, thì việc điều chỉnh, hay xây dựng các chính sách mới sẽ rất khó khăn và không phù hợp với yêu cầu thực tế. Mặt khác, dù đã có những chỉ số đánh giá chất lượng môi trường, các chương trình quan trắc, công tác hoạch định chính sách ở nước ta hiện vẫn đang phải đối mặt với các thách thức như dữ liệu môi trường không đầy đủ, thiếu đồng bộ, mâu thuẫn, độ tin cậy thấp. Vì vậy, tiếp cận theo phương pháp đánh giá hiệu quả mà quốc tế đang thực hiện là một hướng tiếp cận phù hợp. Cần phải có một cơ sở dữ liệu chuẩn, tập hợp các chỉ tiêu định lượng, để công tác phân tích đánh giá các chính sách môi trường giúp cho quá trình hoạch định chính sách và thực thi hiệu quả hơn. Bộ Chỉ số đánh giá hoạt động môi trường (Environmental Performance Index - EPI) của Đại học Yale và Columbia là một ví dụ trong việc đánh giá môi trường ở cấp toàn cầu, tuy nhiên, khả năng áp dụng ở phạm vi đánh giá hoạt động môi trường cấp địa phương như ở Việt Nam còn nhiều vấn đề cần phải xem xét và giải quyết. Bài viết này sẽ giới thiệu về hướng tiếp cận mới trong đánh giá hoạt động môi trường trên thế giới, qua ví dụ của EPI và phân tích một số khó khăn, thuận lợi để áp dụng ở điều kiện Việt Nam. 2. Tiếp cận DPSIR trong đánh giá hoạt động môi trường DPSIR là một cách tiếp cận để phân tích tổng hợp các khía cạnh kinh tế - xã hội và môi trường nhằm đánh giá sự bền vững, do Tổ chức về hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) xây dựng từ năm 1993, và sau đó được Cơ quan môi trường châu Âu (EEA) áp dụng từ năm 1995. DPSIR là viết tắt của các từ tiếng Anh là Driving - Pressure - State - Impacts - Response, tạm dịch là Động lực - Áp lực - Hiện trạng - Tác động - Đáp ứng. Cụ thể mỗi từ này để diễn tả các ý nghĩa khác nhau nhằm mô tả mối quan hệ giữa các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của con người với môi trường. Động lực (D): là sự phát triển về xã hội, nhân khẩu học và kinh tế trong xã hội và những thay đổi tương ứng về lối sống, mức tiêu dùng và mô hình sản xuất. Cụ thể hơn, động lực thường được định nghĩa là các ngành kinh tế - xã hội đáp ứng các nhu cầu của con người về thức ăn, nước, nhà ở, sức khỏe, an ninh, văn hóa. Động lực gây áp lực lên môi trường như một kết quả của quá trình sản xuất và tiêu dùng. Áp lực (P): là những áp lực (chủ ý hay vô ý) từ những hoạt động của con người lên môi trường. Áp lực gồm: sử dụng các nguồn lực tự 64 Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng chỉ số đánh giá… nhiên, thay đổi trong sử dụng đất, phát thải các chất (chất hóa học, rác, tiếng ồn, phóng xạ,…). Áp lực gây ảnh hưởng tới hiện trạng môi trường. Hiện trạng (S): mô tả chất lượng các yếu tố môi trường (không khí, nước, đất,…) trong mối tương quan với các chức năng của từng yếu tố. Do vậy hiện trạng môi trường phản ánh kết hợp các điều kiện về mặt địa lý, hóa học và sinh học. Tác động (I): là những tác động do thay đổi hiện trạng môi trường gây nên đối với đời sống của con người thông qua các dịch vụ (chức năng hoặc khả năng) hỗ trợ sự sống của hệ sinh thái. Hưởng ứng/đáp ứng (R): là những quyết định của con người để khắc phục những tác động đến hệ sinh thái hoặc các giá trị của chúng. Theo cách tiếp cận DPSIR, động lực phát triển của nền kinh tế sẽ tạo ra các áp lực về tiêu thụ tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường. Nếu áp lực này vượt quá khả năng của lãnh thổ đó, nó sẽ được xem như không bền vững và hậu quả trực tiếp sẽ là sự ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí khoa học Tạp chí Công nghệ Quản lý công nghệ Chỉ số đánh giá hoạt động môi trường Phát triển bền vững môi trườngGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 277 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 264 0 0 -
5 trang 231 0 0
-
10 trang 208 0 0
-
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 202 0 0 -
6 trang 192 0 0
-
Khách hàng và những vấn đề đặt ra trong câu chuyện số hóa doanh nghiệp
12 trang 188 0 0 -
8 trang 186 0 0
-
Khảo sát, đánh giá một số thuật toán xử lý tương tranh cập nhật dữ liệu trong các hệ phân tán
7 trang 182 0 0 -
19 trang 164 0 0