Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh: Hàm ý cho Việt Nam
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 410.91 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh: Hàm ý cho Việt Nam" trình bày về: kinh nghiệm về cách tiếp cận xây dựng và mục tiêu của chiến lược tăng trưởng xanh; kinh nghiệm về xây dựng giải pháp nhằm thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh; kinh nghiệm về huy động nguồn lực, giám sát và đánh giá;...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh: Hàm ý cho Việt Nam KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG XANH: HÀM Ý CHO VIỆT NAM PGS, TS. Bùi Quang Tuấn TS. Hà Huy Ngọc Viện Kinh tế Việt Nam / Email: huyngoc47@yahoo.com Tóm tắt: Hiện nay, tăng trưởng xanh (TTX) đã trở thành xu hướng tất yếu của toàn cầu nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Đặc biệt, phục hồi tăng trưởng kinh tế theo hướng TTX hay phục hồi xanh ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ ở các quốc gia hậu khủng hoảng Covid-19. Thực tiễn cho thấy, việc triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2011-2020 đã đạt được những kết quả tích cực nhất định, bước đầu có đóng góp cho công cuộc đổi mới mô hình tăng trưởng. Tuy nhiên, Chiến lược quốc gia về TTX đã bộc lộ không ít tồn tại, hạn chế cần phải giải quyết và điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp bối cảnh mới. Do đó, việc nghiên cứu kinh nghiệm và thông lệ tốt của các quốc gia trên thế giới về xây dựng chiến lược dài hạn về TTX, sẽ mang nhiều ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện Chiến lược TTX ở Việt Nam trong giai đoạn 2021-2030. Từ khóa: chiến lược, tăng trưởng xanh, phát thải thấp 1. Đặt vấn đề Thế giới đang diễn ra nhiều thay đổi quan trọng, đòi hỏi các quốc gia phải đổi mới mô hình tăng trưởng để tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, hướng tới phát triển bền vững và bao trùm, trong đó TTX ngày càng trở thành một xu hướng tất yếu. Trên thực tế, nhiều quốc gia coi TTX thực sự là ưu tiên chiến lược bởi một số lý do sau: Nền kinh tế xanh mở ra thời kỳ tăng trưởng cao dựa trên đổi mới sáng tạo và sử dụng hiệu quả tài nguyên, tạo cơ hội phát triển mới. Theo đánh giá của Ủy ban châu Âu, năm 2020, quy mô thị trường toàn cầu cho các sản phẩm và dịch vụ xanh ước đạt trên 5 nghìn tỷ USD và có tốc độ tăng trưởng cao hơn các thị trường truyền thống [9]. Tại Mỹ, kinh tế xanh tạo việc làm cho 9,5 triệu lao động, đóng góp trên 7% GDP (tương đương 1,3 nghìn tỷ USD/năm) và tăng trưởng trên 20% trong giai đoạn 2012-2016; tại các nước OECD (không tính Mỹ), con số tương ứng là 17,5 triệu lao động và 12% GDP (tương đương 2,9 nghìn tỷ USD/năm). Hơn nữa, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với những thành tựu đột phá, nhất là công nghệ thông tin, đang làm thay đổi cơ bản phương thức sản xuất, kinh Economy and Forecast Review 95 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP doanh và tương tác. Đã và đang hình thành nền kinh tế số với giá trị gia tăng cao, tạo ra nhu cầu về việc làm mới, dựa trên tri thức, bao gồm cả việc làm xanh. Việc tận dụng công nghệ mới, cũng như sản xuất “thông minh” cùng sự phát triển các mô hình kinh doanh mới và cách thức tiêu dùng mới giúp tối ưu hóa phân bổ nguồn lực và phát triển bền vững hơn. Biến đổi khí hậu (BĐKH) tiếp tục diễn biến phức tạp, là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất mà loài người phải đối mặt trong thời đại ngày nay, đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, sinh kế của hàng triệu con người và ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong dài hạn. Theo dự báo của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC), trong thế kỷ XXI, nhiệt độ trung bình toàn cầu tiếp tục tăng, các hiện tượng khí hậu cực đoan sẽ xảy ra với tần suất và cường độ mạnh hơn; tổn thất ròng do BĐKH rất đáng kể và gia tăng theo thời gian. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 bùng phát từ đầu năm 2020 càng làm thay đổi sâu sắc tư duy và cách thức phát triển, hướng mạnh hơn tới nâng cao năng lực chống chịu với những cú sốc bên ngoài. Phục hồi phát triển kinh tế - xã hội sau Covid-19 theo hướng xanh (phục hồi xanh) trở thành một xu hướng mạnh mẽ trên thế giới. Nhiều chính phủ cam kết triển khai các gói hỗ trợ thúc đẩy phục hồi xanh. Riêng Liên minh châu Âu (EU) đã cam kết dành khoảng 267 tỷ USD cho các dự án đầu tư thân thiện với khí hậu trong thập kỷ tới. 2. Kinh nghiệm về cách tiếp cận xây dựng và mục tiêu của chiến lược TTX Xu hướng xây dựng chiến lược TTX, chiến lược phát triển phát thải thấp theo hướng xanh với tầm nhìn dài hạn (tới năm 2050) đang diễn ra ở nhiều quốc gia trên thế giới. Cho đến tháng 4/2021, 29 quốc gia và vùng lãnh thổ trên tổng số 197 thành viên đã nộp các chiến lược phát triển theo hướng phát thải thấp, TTX với tầm nhìn dài hạn (đến giữa thế kỷ XXI) lên Ban thư ký Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH (UNFCCC). Mỗi quốc gia đều cân nhắc lựa chọn cách tiếp cận để xây dựng chiến lược TTX dựa vào điều kiện, quan điểm, và mục tiêu phát triển của mỗi nước. Đối với mục tiêu chung, các chiến lược đã xây dựng và thiết lập các mục tiêu chung với định hướng rõ ràng về những thay đổi nào là cần thiết để đạt được mục tiêu giảm phát thải, đồng thời tạo mối liên hệ với các ưu tiên chính sách khác thay vì chỉ tập trung vào các mục tiêu giảm thiểu tác động của BĐKH. Đối với mục tiêu cụ thể, các chiến lược thường đặt các mục tiêu phát thải khí nhà kính (KNK) dài hạn với số liệu chi tiết nhờ sự hỗ trợ của các mô hình định lượng. Phần lớn các nước xác định các mục tiêu dài hạn về giảm phát thải KNK và các ưu tiên chính sách khác của quốc gia, kèm theo định hướng rõ ràng về những chuyển đổi cần thiết ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh: Hàm ý cho Việt Nam KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG XANH: HÀM Ý CHO VIỆT NAM PGS, TS. Bùi Quang Tuấn TS. Hà Huy Ngọc Viện Kinh tế Việt Nam / Email: huyngoc47@yahoo.com Tóm tắt: Hiện nay, tăng trưởng xanh (TTX) đã trở thành xu hướng tất yếu của toàn cầu nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Đặc biệt, phục hồi tăng trưởng kinh tế theo hướng TTX hay phục hồi xanh ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ ở các quốc gia hậu khủng hoảng Covid-19. Thực tiễn cho thấy, việc triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2011-2020 đã đạt được những kết quả tích cực nhất định, bước đầu có đóng góp cho công cuộc đổi mới mô hình tăng trưởng. Tuy nhiên, Chiến lược quốc gia về TTX đã bộc lộ không ít tồn tại, hạn chế cần phải giải quyết và điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp bối cảnh mới. Do đó, việc nghiên cứu kinh nghiệm và thông lệ tốt của các quốc gia trên thế giới về xây dựng chiến lược dài hạn về TTX, sẽ mang nhiều ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện Chiến lược TTX ở Việt Nam trong giai đoạn 2021-2030. Từ khóa: chiến lược, tăng trưởng xanh, phát thải thấp 1. Đặt vấn đề Thế giới đang diễn ra nhiều thay đổi quan trọng, đòi hỏi các quốc gia phải đổi mới mô hình tăng trưởng để tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, hướng tới phát triển bền vững và bao trùm, trong đó TTX ngày càng trở thành một xu hướng tất yếu. Trên thực tế, nhiều quốc gia coi TTX thực sự là ưu tiên chiến lược bởi một số lý do sau: Nền kinh tế xanh mở ra thời kỳ tăng trưởng cao dựa trên đổi mới sáng tạo và sử dụng hiệu quả tài nguyên, tạo cơ hội phát triển mới. Theo đánh giá của Ủy ban châu Âu, năm 2020, quy mô thị trường toàn cầu cho các sản phẩm và dịch vụ xanh ước đạt trên 5 nghìn tỷ USD và có tốc độ tăng trưởng cao hơn các thị trường truyền thống [9]. Tại Mỹ, kinh tế xanh tạo việc làm cho 9,5 triệu lao động, đóng góp trên 7% GDP (tương đương 1,3 nghìn tỷ USD/năm) và tăng trưởng trên 20% trong giai đoạn 2012-2016; tại các nước OECD (không tính Mỹ), con số tương ứng là 17,5 triệu lao động và 12% GDP (tương đương 2,9 nghìn tỷ USD/năm). Hơn nữa, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với những thành tựu đột phá, nhất là công nghệ thông tin, đang làm thay đổi cơ bản phương thức sản xuất, kinh Economy and Forecast Review 95 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP doanh và tương tác. Đã và đang hình thành nền kinh tế số với giá trị gia tăng cao, tạo ra nhu cầu về việc làm mới, dựa trên tri thức, bao gồm cả việc làm xanh. Việc tận dụng công nghệ mới, cũng như sản xuất “thông minh” cùng sự phát triển các mô hình kinh doanh mới và cách thức tiêu dùng mới giúp tối ưu hóa phân bổ nguồn lực và phát triển bền vững hơn. Biến đổi khí hậu (BĐKH) tiếp tục diễn biến phức tạp, là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất mà loài người phải đối mặt trong thời đại ngày nay, đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, sinh kế của hàng triệu con người và ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong dài hạn. Theo dự báo của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC), trong thế kỷ XXI, nhiệt độ trung bình toàn cầu tiếp tục tăng, các hiện tượng khí hậu cực đoan sẽ xảy ra với tần suất và cường độ mạnh hơn; tổn thất ròng do BĐKH rất đáng kể và gia tăng theo thời gian. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 bùng phát từ đầu năm 2020 càng làm thay đổi sâu sắc tư duy và cách thức phát triển, hướng mạnh hơn tới nâng cao năng lực chống chịu với những cú sốc bên ngoài. Phục hồi phát triển kinh tế - xã hội sau Covid-19 theo hướng xanh (phục hồi xanh) trở thành một xu hướng mạnh mẽ trên thế giới. Nhiều chính phủ cam kết triển khai các gói hỗ trợ thúc đẩy phục hồi xanh. Riêng Liên minh châu Âu (EU) đã cam kết dành khoảng 267 tỷ USD cho các dự án đầu tư thân thiện với khí hậu trong thập kỷ tới. 2. Kinh nghiệm về cách tiếp cận xây dựng và mục tiêu của chiến lược TTX Xu hướng xây dựng chiến lược TTX, chiến lược phát triển phát thải thấp theo hướng xanh với tầm nhìn dài hạn (tới năm 2050) đang diễn ra ở nhiều quốc gia trên thế giới. Cho đến tháng 4/2021, 29 quốc gia và vùng lãnh thổ trên tổng số 197 thành viên đã nộp các chiến lược phát triển theo hướng phát thải thấp, TTX với tầm nhìn dài hạn (đến giữa thế kỷ XXI) lên Ban thư ký Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH (UNFCCC). Mỗi quốc gia đều cân nhắc lựa chọn cách tiếp cận để xây dựng chiến lược TTX dựa vào điều kiện, quan điểm, và mục tiêu phát triển của mỗi nước. Đối với mục tiêu chung, các chiến lược đã xây dựng và thiết lập các mục tiêu chung với định hướng rõ ràng về những thay đổi nào là cần thiết để đạt được mục tiêu giảm phát thải, đồng thời tạo mối liên hệ với các ưu tiên chính sách khác thay vì chỉ tập trung vào các mục tiêu giảm thiểu tác động của BĐKH. Đối với mục tiêu cụ thể, các chiến lược thường đặt các mục tiêu phát thải khí nhà kính (KNK) dài hạn với số liệu chi tiết nhờ sự hỗ trợ của các mô hình định lượng. Phần lớn các nước xác định các mục tiêu dài hạn về giảm phát thải KNK và các ưu tiên chính sách khác của quốc gia, kèm theo định hướng rõ ràng về những chuyển đổi cần thiết ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chiến lược tăng trưởng xanh Chiến lược tăng trưởng xanh trên thế giới Chiến lược tăng trưởng xanh tại Việt Nam Phát triển bền vững Giảm phát thảiGợi ý tài liệu liên quan:
-
342 trang 340 0 0
-
Phát triển du lịch bền vững tại Hòa Bình: Vai trò của các bên liên quan
10 trang 305 0 0 -
Phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam thông qua bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI)
8 trang 297 0 0 -
95 trang 259 1 0
-
Tăng trưởng xanh ở Việt Nam qua các chỉ số đo lường định lượng
11 trang 241 0 0 -
9 trang 205 0 0
-
Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên: Từ lý luận đến thực tiễn
6 trang 190 0 0 -
Giáo trình Tài nguyên rừng - Nguyễn Xuân Cự, Đỗ Đình Sâm
157 trang 178 0 0 -
Đổi mới tư duy về phát triển bền vững: Nhìn từ hai cách tiếp cận phát triển bền vững
5 trang 165 0 0 -
Tiểu luận môn: Quản lý tài nguyên môi trường
43 trang 139 0 0