Danh mục

Kinh nghiệm thế giới về xây dựng trung tâm tài chính - Bài học từ Singapore và Thượng Hải

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 383.40 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (20 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nêu lên đặc điểm của trung tâm tài chính với vai trò nền tảng cũng đóng góp rất nhiều vào sự phát triển chung của hệ thống tài chính của một quốc gia, từ đó đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế nói chung. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm thế giới về xây dựng trung tâm tài chính - Bài học từ Singapore và Thượng Hải HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 14. 1 Lê Thị Hồng Minh* Huỳnh Thị Cẩm Hà * Lương Thị Thảo * Hoàng Thị Phương Anh* Tóm tắt Hệ thống tài chính đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, có nhiệm vụ kết nối giữa những người có vốn nhàn rỗi với các nhà đầu tư, những người cần sử dụng vốn. Khi nhu cầu lưu chuyển vốn vượt ra ngoài biên giới quốc gia, thì việc thành lập các trung tâm tài chính (TTTC) để thu hút thêm các khách hàng và tổ chức quốc tế không chỉ là xu thế tất yếu của kinh tế hiện đại mà còn là biểu hiện của một quốc gia năng động, phát triển và hội nhập. Thành công trong việc xây dựng TTTC của Singapore và Thượng Hải là minh chứng điển hình để Việt Nam định hình chiến lược thành lập các TTTC trong tương lai. Để thực hiện được điều đó, Việt Nam cần tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao, cải thiện cơ sở hạ tầng, thể chế, luật pháp, văn hóa. Từ khóa: Trung tâm tài chính, bài học kinh nghiệm, Singapore, Thượng Hải. 1. Giới thiệu Trong chiến lược phát triển kinh tế của các quốc gia thì việc hình thành TTTC quốc tế không chỉ là xu hướng cần thiết mà còn là biểu hiện của một quốc gia năng động, phát triển và hội nhập; góp phần nâng tầm quốc gia lên một vị thế mới trong bản đồ phát triển của thế giới. Một TTTC phát triển sẽ mang lại nhiều thuận lợi đối với nền kinh tế của quốc gia và được biểu hiện qua nhiều khía cạnh. TTTC tạo ra nguồn thu nhập cho dân cư, tạo cơ hội việc làm trực tiếp cho nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành tài chính, cũng như các ngành có liên quan như luật, công nghệ thông tin, kế toán, kiểm toán, tư *Trường Đại học Kinh tế TP. HCM| Email liên hệ: anhtcdn@ @ueh.edu.vn 194 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM vấn, nhân sự, và các ngành dịch vụ khác mà các công ty tài chính sử dụng. Ngành tài chính cũng là một trong những ngành công nghiệp kỹ thuật cao, mang lại rất nhiều giá trị gia tăng và hỗ trợ rất nhiều cho sự phát triển của các doanh nghiệp. TTTC với vai trò nền tảng cũng đóng góp rất nhiều vào sự phát triển chung của hệ thống tài chính của một quốc gia, từ đó đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế nói chung. 2. Tổng quan về trung tâm tài chính TTTC được xem là một thành phố hay một khu vực với lĩnh vực tài chính phát triển ở mức độ cao. Điều này thể hiện ở việc tập trung nhiều ngân hàng, các tổ chức tài chính lớn mạnh, cơ sở hạ tầng phát triển và các yếu tố khác phục vụ cho các giao dịch tài chính diễn ra thuận lợi, nhanh chóng. TTTC có các cấp độ phát triển khác nhau cũng như các đặc điểm nhận diện riêng. 2.1. Các cấp độ trung tâm tài chính Dựa trên cách phân loại của tổ chức quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) thì TTTC có 3 cấp độ, đó là: ▪ TTTC quốc tế (IFC– International Financial Centre), như Thành phố New York, London, Tokyo. ▪ TTTC khu vực (RFC–Regional Financial Centre), như Frankfurt, Chicago, Sydney. ▪ TTTC nước ngoài (OCF - Offsore Financial Centre), như Quần đảo Cayman, Dublin, Hong Kong và Singapore. Các IFC và nhiều RFC là các TTTC có đầy đủ dịch vụ với quyền tiếp cận trực tiếp các nguồn vốn lớn từ các ngân hàng, các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư và các thị trường chứng khoán niêm yết. Trong khi đó, các OFC và một số RFC có xu hướng chuyên về các dịch vụ dựa trên thuế hoặc quản lý tài sản và ngân hàng tư nhân cho các khách hàng quốc tế. IMF lưu ý về sự chồng chéo giữa RFC và OFC (ví dụ Hong Kong và Singapore là OFC và RFC). Kể từ năm 2010, nhiều nghiên cứu xem các TTTC nước ngoài (OFCs) như là thiên đường về thuế (tax heavens). Ở cách tiếp cận chi tiết hơn, có thể phân loại TTTC ở 5 cấp độ (hay được gọi là 5 mô hình TTTC), đó là: TTTC quốc gia, TTTC khu vực, TTTC nước ngoài (ví dụ như Dubai), TTTC quốc tế (Hong Kong, Singapore, Tokyo, Seoul), TTTC toàn cầu (London, New York). TTTC quốc gia: gắn liền với một quốc gia cụ thể (Robert, 1994). các TTTC quốc gia là những thành phố có đủ các điều kiện để đáp ứng nhu cầu dịch vụ tài chính của một quốc gia, là nơi tập trung của các ngân hàng, tổ chức tài chính và các giao dịch tài chính của quốc gia đó. Hệ thống ngân hàng chủ yếu phục vụ cho nhu cầu thương mại nội địa. Hạ tầng thị trường như hệ thống thanh toán, hệ thống quản lý thông tin khá đơn giản và 195 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM chủ yếu được phát triển trong nước, có thể có giới hạn đối với những hoạt động xuyên biên giới. Tại Việt Nam, Hà Nội và TPHCM cũng có thể được coi là 2 TTTC quốc gia. TTTC khu vực (RFC): Ở cấp độ này, các TTTC tiếp tục phát triển các dịch vụ và hạ tầng để thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Số lượng các nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng và đầu tư vào thị trường ngày càng nhiều. Tính thanh khoản của thị trường được nâng cao do số lượng nhà đầu tư lớn, các thành viên của thị trường bắt đầu trở nên chuyên nghiệp ở mức độ khu vực và quốc tế. Một mạng lưới khách hàng, nhà cung cấp và đối tác để hỗ trợ cho các hoạt động tài chính cũng dần được hình thành (Nguyễn Thế Phong, 2014). Hay nói một cách khác, TTTC khu vực là nơi có sự tập trung cao của các tổ chức tài chính và thị trường vốn cho phép cá ...

Tài liệu được xem nhiều: