Danh mục

Kinh nghiệm thúc đẩy tiếp cận tài chính toàn diện tại Trung Quốc và Ấn Độ

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 311.55 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu cho thấy việc tiếp cận tài chính toàn diện đã được đưa vào một số chính sách nhưng thực tế vẫn còn phân tán và nhiều người chưa được tiếp cận với các dịch vụ tài chính cơ bản từ các tổ chức tài chính chính thức. Do đó Việt Nam cần nghiên cứu kinh nghiệm của các nước đi trước để rút ra bài học cho Việt Nam nhằm thúc đây tiếp cận tài chính toàn diện trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm thúc đẩy tiếp cận tài chính toàn diện tại Trung Quốc và Ấn Độ KINH NGHIỆM THÚC ĐẨY TIẾP CẬN TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN TẠI TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ Trần Thị Thắng Học viện Ngân hàng - Phân viện Bắc Ninh Tóm tắt: Tiếp cận tài chính toàn diện có vai trò quan trọng trong nền kinh tế và đời sống con người. Trong thời gian gần đây tiếp cận tài chính toàn diện đã trở thành chương trình nghị sự ở cấp quốc gia và là vấn đề quan tâm của toàn cầu trong sứ mệnh xóa đói, giảm nghèo. Trên thế giới có một số nước đạt được nhiều thành quả về tiếp cận tài chính toàn diện. Ở Việt Nam, mặc dù tiếp cận tài chính toàn diện đã được đưa vào một số chính sách nhưng thực tế vẫn còn phân tán và nhiều người chưa được tiếp cận với các dịch vụ tài chính cơ bản từ các tổ chức tài chính chính thức. Do đó Việt Nam cần nghiên cứu kinh nghiệm của các nước đi trước để rút ra bài học cho Việt Nam nhằm thúc đây tiếp cận tài chính toàn diện trong thời gian tới. Từ khóa: Tiếp cận tài chính, kinh nghiệm, tổ chức tín dụng, dịch vụ 1. Khái quát về TCTC toàn diện tại Việt Nam Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có mức độ tiếp cận đến các dịch vụ tài chính ở mức thấp. Theo cơ sở dữ liệu Global Findex do Ngân hàng Thế giới công bố năm 2017, tỷ lệ người trưởng thành tại Việt Nam có tài khoản chỉ là 30,8%, cao hơn Lào (29,1%), Campuchia (21,7%) và Myanmar (26,0%) nhưng thấp so với Indonesia (49%) và thấp hơn nhiều so với Trung Quốc (80,2%), Malaysia (85,3%), Thái Lan (81,6%). Việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính ở Việt Nam có thể xem xét cụ thể hơn ở những góc độ dưới đây. Mặc dù ở Việt Nam, tiếp cận tài chính toàn diện mới được nhận thức nhưng Chính phủ đã thực hiện nhiều chương trình có mục tiêu và nội dung phù hợp với tiếp cận tài chính. Hiện tại một số đề án có mục tiêu khá sát với mục tiêu của tiếp cận tài chính cũng đã và đang được triển khai tại Việt Nam như: Năm 2010, Chính phủ ban hành nghị định 41/2010/NĐ-CP hỗ trợ tín dụng phát triển nông thôn; năm 2011, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2020; đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016-2010 và định hướng đến năm 2020; đề án phát triển quỹ tín dụng nhân dân đến năm 2020. Gần đây nhất, tháng 9/2016 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 1726/QĐ-TTg phê duyệt đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế… Những đề án này bước đầu đã có tác động tích cực tới việc mở rộng tiếp cận dịch vụ ngân hàng, đặc biệt đã hướng tới việc mở rộng đối tượng tiếp cận dịch vụ cho dân cư nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Khu vực tài chính Việt Nam đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm qua và đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởng quốc gia thông qua vai trò trung gian tài chính ngày càng gia tăng. Vì hệ thống tài chính của Việt Nam chủ yếu dựa trên ngân hàng. Tài sản của các ngân hàng (kể cả Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển) chiếm tới 200% GDP và hơn 90% tổng tài sản của các định chế tài chính. Đây là một hệ thống khá tập trung với 78% tổng tài sản nằm trong top 10 ngân hàng lớn nhất. Một số năm gần đây tốc độ tăng trưởng tín dụng hàng năm khá cao, khoảng 17 - 18% và dự kiến trong năm 2018 có thể còn lên tới trên 20%. Ngược lại, tài sản của định chế tài chính không phải ngân hàng chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng tài sản của hệ thống tài chính, và được phân tán cho số lượng lớn các định chế quy mô nhỏ. Theo NHNN Việt Nam, tính đến 31/12/2017, hệ thống TCTD Việt Nam bao gồm 04 ngân hàng thương mại nhà nước (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam, Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu khí Toàn Cầu, Ngân hàng thương mại TNHH MTV Đại Dương), 01 ngân hàng chính sách, 533 31 NHTMCP, 27 TCTD phi ngân hàng (16 công ty tài chính, 11 công ty cho thuê tài chính), 01 ngân hàng hợp tác xã, 09 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 01 ngân hàng liên doanh, 49 chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, 45 văn phòng đại diện của TCTD nước ngoài tại Việt Nam, 1.178 quỹ tín dụng nhân dân, 04 tổ chức tài chính vi mô được cấp phép (TCVM TNHH M7, Tình thương, Thanh Hóa và CEP). Các tổ chức tài chính vi mô cũng đã hoạt động trên phạm vi 136/703 quận huyện thị trấn tại 34/63 tỉnh thành trên cả nước. Mạng lưới hoạt động của các TCTD bao gồm 2.741 chi nhánh, 7.046 phòng giao dịch trên toàn quốc. So với năm 2012, số lượng các NHTM nhà nước và ngân hàng TMCP có sự sụt giảm nhẹ do tác động của việc mua lại, sáp nhập các ngân hàng cũng như việc tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015. Tính đến 13/8/2018, số lượng các tổ chức phi ngân hàng được NHNN cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán là 27 tổ chức, trong đó có 02 tổ chức mới được cấp giấy phép trong năm tháng 3 năm 2018. Chứng tỏ nhu cầu của người dân tăng cao ngày càng thu hút được nhiều sự tham gia của các nhà cung ứng (NHNN, 2017). Bên cạnh hệ thống ngân hàng, các nhà cung ứng dịch vụ tài chính chính thức, còn có sự tham gia của nhiều nhà cung ứng dịch vụ bán chính thức và không chính thức, kể cả những người vay tư nhân và các nhóm tiết kiệm và cho vay không chính thức. Các hình thức chơi họ, hụi vốn dĩ tồn tại ở một số vùng nông thôn của Việt Nam cũng thuộc nhóm này. Những nhà cung ứng dịch vụ loại này cho cá nhân vay để giải quyết nhu cầu tiêu dùng cấp bách hoặc cho các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ vay để giải quyết nhu cầu sản xuất kinh doanh. Những đối tượng này không thể tiếp cận được các dịch vụ tài chính chính thức do không có tài sản thế chấp hoặc không đáp ứng đủ điều kiện cho vay của các ngân hàng. Các nhà cung ứng dịch vụ bán chính thức còn bao gồm các tổ chức phi chính phủ và các nhà cung ứn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: