Thông tin tài liệu:
Anh Phạm Tiếc Cương và chị Nguyễn Thị Thắm ngụ tại ấp 3, xã Tam Phước, Châu Thành, Bến Tre, chỉ với 2,5 công đất trồng dừa uống nước mà đã có thu nhập rất khá và ổn định từ nhiều năm qua. Xuất phát từ việc trồng dừa trước đây của gia đình, anh Tiếc Cương đã có suy nghĩ là trong điều kiện ít đất trồng dừa uống nước (dừa xiêm) thời gian cho trái sẽ ngắn hơn dừa ta từ 1 - 2 năm và thu hoạch hàng năm sẽ được từ 15 đến 18 lứa, nhiều...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm trồng dừa uống nước cho thu nhập khá Kinh nghiệm trồng dừa uống nước cho thu nhập kháAnh Phạm Tiếc Cương và chị Nguyễn Thị Thắm ngụ tại ấp 3, xã TamPhước, Châu Thành, Bến Tre, chỉ với 2,5 công đất trồng dừa uống nước màđã có thu nhập rất khá và ổn định từ nhiều năm qua. Xuất phát từ việc trồngdừa trước đây của gia đình, anh Tiếc Cương đã có suy nghĩ là trong điềukiện ít đất trồng dừa uống nước (dừa xiêm) thời gian cho trái sẽ ngắn hơndừa ta từ 1 - 2 năm và thu hoạch hàng năm sẽ được từ 15 đến 18 lứa, nhiềuhơn dừa ta 3 – 6 lứa. Trong 2 công rưỡi đất anh trồng 80 cây dừa xiêm xanhvà vài cây dừa dứa. Dừa 10 năm tuổi 40 cây, dừa 8 năm tuổi 40 cây đượctrồng với khoảng cách 5m x 5m. Anh có cách bón phân riêng của mìnhnhưng rất hợp lý. Thời gian trước anh sử dụng phân hỗn hợp NPK bón chodừa nhưng không đạt kết quả như ý (có lẽ do mua nhằm phân giả) nên anhchuyển sang sử dụng phân đơn.Phân đơn mà anh Tiếc Cương sử dụng là phân urê và phân clorua kali phốihợp lại và bón cho mỗi gốc dừa một kg/lần. Lượng phân được chia làm 3 lầnbón và hàm lượng thay đổi theo thời điểm bón. Tháng 4 và tháng 12: haiphần urê cộng 1 phần kali, tháng 8 thì bón lượng phân urê và kali bằng nhaumỗi loại 0,5kg. Giải thích về cách làm này anh Tiếc Cương cho biết là trongtháng 8 mưa nhiều nên giảm lượng urê, tăng lượng kali để cây không rụngtrái non và trái không bị nứt đít, còn urê phải bón thường để cây sung sứccho nhiều trái. Cách bón phân là cuốc rãnh xung quanh cách gốc 2m, rãnhsâu 20cm rộng 20cm. Bón phân xong lấp đất lại, dùng lá dừa khô đậy kíngốc và tưới đẫm nước. Lá dừa khô có nhiều trong vườn nhưng anh khôngbán chỉ để một ít dùng làm chất đốt, còn lại dùng đậy gốc trong mùa khô vàủ làm phân hữu cơ. Mùa khô dù có đậy gốc nhưng chỉ 3 – 5 ngày là anh tướimột lần. Nhờ biết cách làm và siêng tưới nên dừa không bị treo và lúc nàocũng sai trái. Tỷ lệ buồng trên 2 chục dừa (một chục là 12 trái) chiếm 40%,buồng trên một chục đạt 50% và buồng dưới 10 trái chỉ 10%. Thời giá hiệnnay mỗi chục dừa là 36.000 đồng, mỗi tháng anh thu hoạch 2 lứa, mỗi lứa400 dừa thì thu nhập đã hơn hai triệu.Vào tháng 7, tháng 8 âm lịch hàng năm nhu cầu tiêu thụ dừa uống nướcgiảm nên dừa bán chậm, ít và giá thường thấp. Nắm được quy luật đó nênanh đã chuyển hướng cho trái dừa một cách hợp lý để không mất mối vàtăng thêm thu nhập môt cách đáng kể. Đó là chỉ bán một phần cho lái và mộtphần ươm làm giống. Với cách làm này mà 5 năm qua anh đã cung ứng rathị trường mỗi năm 1.000 cây với giá 10.000 – 12.000đ/cây. Năm nay nhucầu cây giống tăng cao nên giá bán cũng tăng đến 15.000đ/cây. Lượng giốngcung không đủ cầu nên không bị tồn đọng. Khách hàng là nông dân trongtỉnh và các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long cũng tìm đến. Mua dừa giống củaanh thì khách hàng sẽ an tâm hơn khi nhìn vườn dừa có nhiều cây luôn oằntrái và được nghe anh hướng dẫn cách chăm sóc để dừa luôn trĩu quả.Để hạn chế chuột, kiến vương, đuông phá hại, anh Tiếc Cương thườngxuyên dọn nhen dừa và đồng thời cột treo buồng để hạn chế dừa cụp cổ domang nhiều trái. Các ao quanh nhà được thả cá nuôi để giảm tiền chợ vàthay đổi bữa ăn. Thức ăn nuôi cá có một phần khá nhiều bèo tấm được anhnuôi dưỡng riêng một ao với lượng mỗi ngày vớt khoảng 5 ký. Lượng cáhàng năm được vài trăm ký chủ yếu là cá tai tượng và cá tra. Ngoài ra trongdiện tích dừa, anh còn trồng thêm 100 cây ca cao đang cho trái chiến cũngcó nhiều hứa hẹn trong tương lai. Sinh hoạt trong câu lạc bộ nông dân trongxã, anh thường xuyên trao đổi kinh nghiệm cho mọi người để cùng tăng thunhập cho gia đình.Hiện tại trong ngôi nhà ấm cúng có 5 nhân khẩu với hai người con traitrưởng thành đã có việc làm và thu nhập ổn định, cùng lo cho em trai út đanghọc lớp 8 tiếp tục hoàn thành chương trình trung học phổ thông trước khitìm nghề thích hợp. Chỉ với 2,5 công đất trồng dừa nhưng nhờ đức tính cầncù, siêng năng trong lao động cộng thêm sự sáng tạo và biết tiết kiệm trongchi tiêu nên đã thay đổi cuộc sống gia đình anh Phạm Tiếc Cương một cáchrõ nét. Cách làm của anh đáng được phổ biến rộng ra cho nhiều người trồngdừa uống nước cùng thực hiện để cùng đạt năng suất và thu nhập ổn định. ...