Danh mục

Kinh nghiệm trồng xoài

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 179.40 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

rường hợp cây xoài quá cao, sức sinh trưởng kém, bị lai tạp không đúng giống, mật độ quá dầy hoặc giống xoài đó không còn phù hợp với thị trường, bắt buộc phải cải tạo, sử dụng kỹ thuật ghép để trồng có hiệu quả hơn. 1.1.Trường hợp cây quá cao lớn: Tiến hành cưa bớt phân nửa số nhánh chính, sơn đầu cành chống mục, từ vị trí này sẽ mọc lên rất nhiều cành, tỉa bỏ tất cả chỉ chừa lại 2-3 cành mập mạnh, tiến hành ghép giống mới vào các cành này....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm trồng xoài Kỹ thuật trồng xoài I. KỸ THUẬT GHÉP, CẢI TẠO VƯỜN XOÀI: Trường hợp cây xoài quá cao, sức sinh trưởng kém, bị lai tạp không đúng giống, mật độ quá dầy hoặc giống xoài đó không còn phù hợp với thị trường, bắt buộc phải cải tạo, sử dụng kỹ thuật ghép để trồng có hiệu quả hơn. 1.1.Trường hợp cây quá cao lớn: Tiến hành cưa bớt phân nửa số nhánh chính, sơn đầu cành chống mục, từvị trí này sẽ mọc lên rất nhiều cành, tỉa bỏ tất cả chỉ chừa lại 2-3 cành mập mạnh,tiến hành ghép giống mới vào các cành này. Năm sau sẽ tiến hành cải tạo tiếp sốcành cây lớn còn lại. Có thể ghép bằng 2 cách: a. Ghép cành nêm đọt: - Cắt cành ghép: Chọn cành ghép được 1 năm tuổi, bỏ phần ngọn và cácmầ m yếu, cắt thành đoạn dài 6-10cm và giữ lại 2-3 mầm, cắt vát (30 – 450) vàotrong cành 1 đoạn dài 3-5cm tại 2 mặt bên của cành ghép tạo thành hình cái nêm.Độ dày của nêm phải vừa đủ để lách vào vết tách của mặt gốc ghép. - Cắt cành ghép: Dùng dao thật sắc cắt ngang cành chuẩn bị ghép, tạothành mặt cắt bằng phẳng, nhẵn. Sau đó chẻ tách mặt cắt theo đường kính đi quatâm mặt cắt tạo thành miệng ghép. - Cắm cành ghép: Dùng dao ghép cắm nhẹ vào miệng cành ghép trước khicắm cành ghép vào. Cắm xong cành ghép thì từ từ rút nêm ra. - Buộc dây: Dùng dây nylon quấn xung quanh chổ ghép và quấn xungquanh cành ghép. - Tháo dây: Sau ghép khoảng 3-4 tuần, thăm thường xuyên cành ghép, nếuthấy mọc mầ m thì tháo dây quấn ra, chỉ chừa dây quấn nơi vết ghép. b. Ghép mắt: Ghép hình chữ H là chủ yếu, rạch 2 đường song song trên thân, cành củagốc cây ghép, cách nhau 0,5-1,0cm ; dài 2,0-2,5cm; rạch ở giữa tạo hình chữ H. - Cắt phiến mầ m: Phía trên mầm 1cm, cắt vết ngang, rồi từ dưới mầm 1cm,cắt lên phía trên, ở giữa phiến mầm có một ít gỗ. - Cắm phiến mầm: Tách vỏ miệng ghép chữ H ra 2 phía, cẩn thận vànhanh chóng đặt và đẩy phiến mầm vào giữa vỏ và gỗ gốc ghép. Buộc bằng dâynylon, rộng 1,0-1,2cm; quấn từ dưới lên trên, vòng sau đè lên 1/3 vòng trước cầnthiết quấn bịt kín mắt ghép. Sau khi ghép 15-17 ngày, kiểm tra nếu mắt ghép sốngthì tháo dây nơi có mầm của mắt ghép. 1.2.Trường hợp cây còn tơ từ 3-10 năm tuổi: Chọn các vị trí thích hợp trên các cành thấp xung quanh thân chính từ 1-1,5m, ghép giống mới vào các vị trí này. Sau 20 ngày tháo băng (do cách ghép nàyphải dùng nylon có độ đàn hồi chuyên ghép cây, quấn kín cành ghép để hạn chếbốc thoát hơi nước), để ổn định 1 tuần, cắt bỏ cành mẹ cách vị trí ghép 4-5 cm đểkích thích cành ghép mọc mạnh. Có thể áp dụng phương pháp ghép cành nêm đọthoặc ghép mắt. - Lưu ý: Không cắt toàn bộ cành cùng 1 lúc, đặc biệt vào mùa nắng vì câycó thể chết, nên chừa cành quang hợp để nuôi cây. Sau khi các cành mới phát triể nđược 4 tầng lá thì tiến hành cắt nốt cành còn lại. II. QUY TRÌNH CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU KHIỂN XOÀI RA HOAĐẬU TRÁI: 2.1. Kích thích cho xoài ra đọt và hoa đồng loạt: Sau khi thu hoạch cây xoài khoảng 1-1,5 tháng tiến hành bón phân tỉacành nhanh, gọn nhằm nhằ m kích thích ra đọt đồng loạt. Một số vườn có điều kiện,sau thu hoạch có thể áp dụng biện pháp xiết nước, bơm nước ra khỏi mương vườn,hạ mực thủy cấp xuống sâu trong vài tuần. Sau đó cho nước vô mương, kết hợpbón phân tưới nước đẫm cây sẽ ra hoa đồng loạt. Tỷ lệ phân lúc này cần nhiều đạ mđể cây có thể ra lá tốt có thể bón NPK theo công thức 3-1-1 hoặc 3-2-1 tổng lượngphân áp dụng khoảng 1 kg NPK 20-20-15 + 1 kg urê cho cây 7-10 năm tuổi. - Có thể áp dụng : Nitrat kali (KNO3) nồng độ 1-1,5% (100-150gr/10 lítnước) đối với một số giống mẫn cảm như xoài Thơm, xoài Bưởi, xoài Cát Chu.Nên sử dụng Dola 02X liều lượng 0,4-0,5%(40-50gr/10 lít nước) cho các giốngkhó ra hoa như Cát Hòa Lộc, Cát Nước, Xoài Tượng. Sau 5-7 ngày, quan sát thấ ymầ m hoa ra không đều, tiến hành phun bổ sung ½ liều lượng đã sử dụng để cây rađọt và hoa đồng loạt hơn. Giai đoạn này có một số đối tượng dịch hại quan trọngnhư bọ cắt lá, bọ trĩ, sâu đục cành non, bệnh thán thư. Có thể phối hợp cùng lúc cácloại thuốc để phòng trừ sâu bệnh: Fenbis, Manzate, Basudin 50ND, Dithane.Trường hợp có rầy bông xoài và bọ trĩ nên pha thêm Butyl + Admire. 2.2. Quy trình phun xịt xoài: Cần lưu ý đặc điểm của cây để xử lý xoài ra hoa đạt kết quả cao: * Xoài tơ 4-10 năm tuổi: Cây cần ra đọt từ 2-3 lần, sau đó cây mới có thểra hoa được. * Xoài hơn 10 năm tuổi: chỉ cần ra đọt một lần là có thể ra hoa được. Đểhỗ trợ cây phân hóa mầ m tốt, cây cần được bón phân lân và kali ...

Tài liệu được xem nhiều: