Danh mục

Kính ngữ và hình thức tôn xưng trong giao tiếp tiếng Trung Quốc

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 598.63 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết sẽ tiến hành khảo sát, hệ thống và miêu tả ngôn ngữ lịch sự trong tiếng Trung Quốc. Trong bài viết này, tác giả giới thiệu, khảo sát và hệ thống những kính ngữ được dùng với tư cách là các phương tiện ngôn ngữ để xưng hô chỉ được nghiên cứu trong giao tiếp trực diện.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kính ngữ và hình thức tôn xưng trong giao tiếp tiếng Trung Quốc KÍNH NGỮ VÀ HÌNH THỨC TÔN XƯNG TRONG GIAO TIẾP TIẾNG TRUNG QUỐC Phan Thị Thanh Thủy 1 1. Khoa Sư phạm, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Kính ngữ xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử hàng nghìn năm tồn tại và phát triển của dântộc Trung Quốc. Xét từ góc độ lịch đại, hệ thống kính ngữ trong tiếng Trung Quốc qua các thờikỳ lịch sử có xu hướng phát triển, hoàn thiện và đơn giản dần. Tuy vậy, kính ngữ vẫn giữ mộtvai trò đặc biệt khi giao tiếp trong xã hội hiện đại. Có thể nói, bàn đến giao tiếp, bàn đến lịchsự / bất lịch sự không thể không nói đến kính ngữ. Bởi chúng không những là những biểu hiệncụ thể của ứng xử ngôn ngữ gắn liền với từng vai giao tiếp cụ thể, quan hệ liên nhân cụ thể màcòn là những nguyên tắc hữu hiệu để điều hòa các quan hệ trong gia đình cũng như xã hộiTrung Quốc. Để cụ thể hóa một số vấn đề lý thuyết đã được trình bày ở chương trước, bài viếtsẽ tiến hành khảo sát, hệ thống và miêu tả ngôn ngữ lịch sự trong tiếng Trung Quốc. Trong bàiviết này, chúng tôi giới thiệu, khảo sát và hệ thống những kính ngữ được dùng với tư cách làcác phương tiện ngôn ngữ để xưng hô chỉ được nghiên cứu trong giao tiếp trực diện. Từ khóa: giao tếp, kính ngữ, tiếng Trung Quốc, văn hóa, xưng hô.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Có thể nói, quan hệ xã hội giữa con người với con người là vô cùng phức tạp, thể hiệntrong những hoàn cảnh giao tiếp nhất định với những vai giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, tâm lýgiao tiếp cụ thể. Đây chính là lý do làm cho ngôn ngữ lịch sự trở nên phong phú, sắc thái biểucảm muôn màu muôn vẻ. Việc phân loại ngôn ngữ lịch sự cũng vì thế mà đa dạng hơn. Bêncạnh những từ ngữ thuộc kính ngữ và khiêm ngữ, còn có các từ ngữ khách sáo, uyển ngữ v.v. Tác giả Điền Huệ Cương trong công trình nghiên cứu của mình đã khẳng định: Lịch sựlà sự thể hiện cái văn minh tiến bộ của loài người. Không có người nào lại thích những lời lẽvà cử chỉ thiếu lịch sự. Lịch sự bao gồm hai phương diện kính và khiêm. Trên thực tế, haiphương diện này luôn hỗ trợ cho nhau. Người biết kính trọng người khác thì tất phải biết hạmình. Người biết hạ mình tức là biết tôn trọng người khác. [1, tr. 470]. Tác giả Mã Khánh Châu (1997), trong bài viết 指人参与者角色关系取向与汉语动词的一些小类 (Quan hệ vai giao tiếp và một số tiểu loại của động từ ngữ vi tiếng Trung Quốc),trên cơ sở kế thừa và phát triển các thành tựu của các tác giả đi trước, theo quan điểm của lýthuyết ngữ dụng học, đã chia các động từ ngữ vi trong tiếng Trung Quốc thành hai loại: độngtừ đối thượng (ví dụ: 拜(bái),报(báo),报答(báo đáp),朝见 (triều kiến),崇拜 (sùng bái, 412kính phục) v.v. ) và động từ đối hạ (ví dụ: 赐 (ban thưởng), 雇 (thuê),爱护 (ái hộ) (yêu quý)v.v.). Hai loại động từ này còn được chia thành các tiểu loại dựa trên cách nhìn khách quan vàchủ quan của người sử dụng. Sự phân loại như thế phụ thuộc vào những người tham thoại vàcác giá trị mang tính tập quán, truyền thống, theo quan niệm và đức tin của người Trung Quốc.Trong đó, động từ đối thượng thuộc nhóm kính ngữ. Từ quan niệm lễ giáo phong kiến về vũ trụ: thiên tôn địa ti, càn khôn định hĩ (trờicao, đất thấp, đạo trời đất đã định sẵn rồi), trong quan hệ gia đình và quan hệ xã hội, vấn đềtôn ti trật tự được quy định rất rõ ràng và nghiêm ngặt. Chính vì thế, người Trung Quốc tronggiao tiếp gia đình hay xã hội đều rất chú ý đến cách hô gọi đối phương sao cho hợp lễ và lịchsự. Việc lựa chọn kính ngữ dùng để tôn xưng phải theo đúng quy tắc chiếu vật, đảm bảo sựtương ứng với quan hệ vị thế giữa người nói và người nghe. Nghiên cứu nội dung ngữ nghĩa và sự phát triển, bảo lưu của kính ngữ trong xã hội hiệnđại, có thể thấy được chế độ xã hội trong tiến trình lịch sử, diện mạo văn hóa, tâm lý dân tộccủa một xã hội nhất định; đồng thời có thể khảo sát cấu trúc của các kính ngữ với tư cách lànhững ký hiệu thuần túy ngôn ngữ mà mang đậm hàm ý văn hóa truyền thống. Việc sử dụngkính ngữ trong giao tiếp không chỉ là những biểu hiện cụ thể của ứng xử ngôn ngữ gắn liền vớitừng vai giao tiếp cụ thể, quan hệ liên nhân cụ thể mà còn là những nguyên tắc hữu hiệu để điềuhòa các quan hệ trong gia đình cũng như xã hội Trung Quốc. Xuất phát từ nguyên tắc khiêm tốn với mình và tôn kính với người, một nguyên tắc luônđược đề cao trong quan niệm về lịch sự của người Trung Quốc, bài viết sẽ làm rõ vai trò củakính ngữ và hình thức tôn xưng trong tiếng Trung Quốc. Dựa vào nguồn ngữ liệu có tính chấtquy nạp, đặc biệt chú ý đến quan niệm, nhận thức và cách ứng xử của người bản ngữ, bài viếttiến hành phân tích hệ thống kính ngữ trong tiếng Trung Quốc. Từ đó, bài viết đúc kết thànhnhững đặc điểm lịch sự chung nhất trong giao tiếp tiếng Trung Quốc. Có thể nói, thành tựu so sánh đối chiếu ngôn ngữ Trung - Việt hiện nay chưa nhiều, khôngít vấn đề còn chưa được khảo sát. Do vậy, hy vọng cách tiếp cận này cho phép bài viết góp mộtphần nhỏ nhằm có thể lấp đầy phần nào một số ô trống mà các công trình đi trước còn để lại. Về mặt thực tiễn, trong việc dạy và học tiếng Trung Quốc với tư cách là ngoại ngữ, sựhiểu biết của người học đối với các quy tắc ứng xử lời nói không kém phần quan trọng so vớiviệc nắm vững các quy luật ngôn ngữ. Bởi lẽ, chúng gắn liền với phong tục tập quán, với vănhóa của dân tộc đó. Hệ thống kính ngữ phong phú và cách xưng hô thường được thực hiện dựatrên một sự giả định của người Trung Quốc đã gây ra những khó khăn không nhỏ đối với nhữngngười nước ngoài khi học tiếng Trung Quốc. Hy vọng, bài viết có thể là những tham khảo bổích trong việc dạy tiếng Trung Quốc cho người Việt, cũng như việc đối dịch từ tiếng Việt sangtiếng Trung Quốc và ngược lại.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp miêu tả Phương pháp này nhằm giúp chúng tôi đưa ra những đặc điểm ngôn ngữ trong một g ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: