Danh mục

Phân tích lỗi sai và cách khắc phục lỗi sai từ cận nghĩa trình độ sơ cấp trong tiếng Hán hiện đại

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 1,010.34 KB      Lượt xem: 46      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này thu thập đề thi cuối kỳ ngành Tiếng Trung của 3 trường đại học tại TP.HCM từ năm 2017 đến năm 2021 làm dữ liệu. Chọn lọc ra 18 cặp từ cận nghĩa, các cặp này là những từ khá giống nhau về mặt ngữ nghĩa khiến cho người học dễ mắc lỗi trong quá trình sử dụng, do đó bài viết đã lấy các cặp từ này tiến hành khảo sát, để hiểu hơn về mức độ hiểu biết đối với từ cận nghĩa của sinh viên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích lỗi sai và cách khắc phục lỗi sai từ cận nghĩa trình độ sơ cấp trong tiếng Hán hiện đại PHÂN TÍCH LỖI SAI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC LỖI SAI TỪ CẬN NGHĨA TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP TRONG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI Lâm Linh Chi 1 , Nguyễn Gia Quy 2 1. Trường Đại học Thủ Dầu Một 2. Trường Đại học Phúc Đán (Thượng Hải, Trung Quốc)TÓM TẮT Bài viết này thu thập đề thi cuối kỳ ngành Tiếng Trung của 3 trường đại học tại TP.HCM (Đạihọc khoa học xã hội và nhân văn - ĐHQG TP.HCM; Đại học Nguyễn Tất Thành; Đại học ngoạingữ tin học) từ năm 2017 đến năm 2021 làm dữ liệu. Chọn lọc ra 18 cặp từ cận nghĩa, các cặp nàylà những từ khá giống nhau về mặt ngữ nghĩa khiến cho người học dễ mắc lỗi trong quá trình sửdụng, do đó bài viết đã lấy các cặp từ này tiến hành khảo sát, để hiểu hơn về mức độ hiểu biết đốivới từ cận nghĩa của sinh viên. Dựa trên kết quả khảo sát, tôi đã tóm tắt và phân tích nguyên nhângây ra lỗi sai của người học. Cuối cùng, dựa trên cơ sở đối chiếu ngôn ngữ học, kết hợp với tìnhhình thực tế giảng dạy, bài viết này đề xuất các biện pháp khắc phục giành cho sinh viên sinh viêntrong quá trình tiếp thu từ cận nghĩa tiến Trung Quốc. Từ khóa: phân tích lỗi sai, sinh viên Việt Nam, từ cận nghĩa.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Lý do chọn đề tài Dù học bất cứ ngôn ngữ nào thì mục đích cuối cùng là giao tiếp cũng như diễn đạt những suynghĩ trong đầu, người học cần phải nắm vững một số lượng lớn từ vựng, nhưng trong lượng lớn từvựng này thì không thể tránh khỏi những một số từ có ngữ nghĩa tương tự, những từ này được gọilà từ cận nghĩa. Từ cận nghĩa là một phần quan trọng trong việc dạy từ vựng tiếng Trung Quốc. Nắmvững các từ cận nghĩa giúp người học sử dụng tiếng Trung giao tiếp một cách chuẩn xác trong cáctình huống khác nhau. Nếu học sinh có đủ vốn từ vựng nhưng không đủ hiểu biết về từ cận nghĩa,học sinh sẽ không thể diễn đạt chính xác suy nghĩ của mình, và càng khó giao tiếp, thậm chí cònkhiến người nghe hiểu sai ý mình diễn đạt. Song theo đó, trong quá trình học tiếng Trung, người học chủ yếu tiếp nhận kiến thức từ sáchvở và giải thích của giáo viên, sách có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc học Tiếng Trung. Tuynhiên, đối với sách tiếng Trung, việc giải thích và phân tích các từ cận nghĩa còn hạn chế và khônghệ thống, khiến giáo viên không thể giải thích chi tiết điểm khác nhau của các từ cận nghĩa, thậmchí không đặt nó làm trọng tâm trong việc giảng dạy từ vựng. Cứ như vậy, học sinh sẽ dần khôngcòn chú ý đến tầm quan trọng của việc học từ cận nghĩa, điều này trực tiếp dẫn đến việc nhiều ngườihọc sử dụng sai các cặp từ cận nghĩa, không đạt được mục đích giao tiếp. Có thể thấy rằng các từcận nghĩa đóng một vai trò quan trọng trong quá trình học tiếng Trung, mặc dù mỗi nhóm từ cậnnghĩa có sự tương đồng về ngữ nghĩa nhưng đối tượng, phạm vi và ý nghĩa của chúng lại khác nhau.Vì vậy, tôi cho rằng việc nghiên cứu khảo sát phân tích lỗi sai của sinh viên khi học từ cận nghĩatiếng Trung là thiết yếu, hy vọng thông qua bài nghiên cứu này có thể đưa ra một số giải pháp giúpngười học có cái nhìn tổng quát về từ cận nghĩa, cũng như tránh được những lỗi dùng từ do từ cậnnghĩa gây ra. 1.2. Nghiên cứu có liên quan Về bài viết: Lý Kiến Huệ (2014) “Phân tích lỗi khi sử dụng giới từ của sinh viên Việt Nam”;Vũ Thị Hồng Hạnh (2018) “Phân tích lỗi sai 30 cặp từ gần nghĩa trong tiếng hán hiện đại của họcsinh THPT Việt Nam”; Nguyễn Thu Huyền (2018) “Phân tích lỗi của sinh viên Việt Nam đối với 455một số từ cận nghĩa thường gặp”; Trương Gia Quyền (2022) “Lỗi và cách khắc phục lỗi khi sử dụngtừ đồng nghĩa, cận nghĩa trong tiếng Hán”; v.v. Về sách:《汉语近义词词典》(2002) của马燕华 và 庄莹;《1700对近义词语用法对比》(2005) của贾永芬、杨寄洲 ; “So sánh 125 nhóm từ đồng nghĩa, gần nghĩa thường gặp trong tiếngHoa” của Nguyễn Thị Thu Hằng, Trương Gia Quyền, Trương Lệ Mai; v.v. Từ cận nghĩa chính là một cản trở trong việc dạy và học từ vựng tiếng Trung Quốc, trong khiđó các bài nghiên cứu phân tích lỗi sai về từ cận nghĩa ở Việt Nam còn rất ít, vì thế cần phải cónhiều hơn các bài nghiên cứu về từ cận nghĩa, đồng thời đưa ra được những phương pháp cụ thể đểgiúp việc dạy và học từ cận nghĩa tiếng Trung trở nên hiệu quả hơn.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ● 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là 18 cặp từ cận nghĩa được lọc ra trong 15 bài thi của sinh viên nămnhất và năm hai ở các môn ngữ pháp sơ cấp, tiếng Trung Quốc tổng hợp. Trong đó các bài thi chínhlà đề thi cuối kì từ năm 2017 đến năm 2023 tại 3 trường đại học TP. Hồ Chí Minh (Đại học khoahọc xã hội và nhân văn - Đại học quốc gia TP. HCM ( 5 bài); đại học Nguyễn Tất Thành (5 bài);Đại học Ngoại ngữ tin học (4 bài). Tổng cộng thu được 18 nhóm từ cận nghĩa với 18 câu hỏi trắcnghiệm làm nội dung khảo sát. 2.2. Phương pháp nghiên cứu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: