Danh mục

Kinh tế và thị trường vốn

Số trang: 0      Loại file: pdf      Dung lượng: 318.70 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (0 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

... năm ngoái, chủ yếu do sự điều chỉnh trên thị truờng bất động ... của VN Index so với cuối năm 2005), trong quý I/2007 thị trường chứng khoán đã tăng trưởng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh tế và thị trường vốn KINH TẾ & THỊ TRƯỜNG VỐN 1. Tình hình kinh tế, tài chính thế giớiTăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2007 giảm 0.3% so với năm 2006, đạt 3.6%. Nguyên nhânchủ yếu của sự suy giảm này là do sự phát triển chậm của khối các nước phát triển. Tăng trưởngtại các nước đang phát triển đạt 7.4%, tương đương với năm 2006. Kinh tế Trung Quốc dự báotăng trưởng ở mức 11.5%, cao hơn so với năm 2006. Các nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tếTrung Quốc là do việc xuất khẩu và đầu tư tiếp tục tăng vững. Ấn Độ và Nga cũng có mức tăngtruởng mạnh. Ba quốc gia này đóng góp một nửa trong sự tăng truởng kinh tế toàn cầu trongnhững năm qua. Các nước đang phát triển và các thị trường mới nổi khác cũng có mức tăngtrưởng cao, kể cả các nuớc kém phát triển ở châu Phi. Trong khi đó, kinh tế Mỹ chỉ tăng 2.2%,thấp hơn nhiều so với mức 2.9% năm ngoái, chủ yếu do sự điều chỉnh trên thị truờng bất độngsản và biến động có liên quan trên thị trường tài chính. Tăng truởng GDP tại Liên minh châu Âuvà Nhật Bản dự kiến ở mức 2.6%. Để cứu vãn kinh tế Mỹ, trong năm 2007 Cục dự trữ liên bang(FED) đã 3 lần cắt giảm lãi suất, từ 5.25% vào đầu năm xuống 4.25% ở thời điểm hiện tại.Diễn biến giá dầu Diễn biến giá vàngLạm phát đã dần dần đuợc xử lý tại các nền kinh tế phát triển, nhưng lại gia tăng tại các thịtrường mới nổi và các nước đang phát triển., phản ảnh việc giá nhiên liệu và thực phẩm tăngcao. Tại Mỹ và châu Âu, lạm phát nói chung đã được hạ xuống duới 2%, trong khi ở Nhật Bảngiá cả nhìn chung không có biến động. Một số thị trường mới nổi và các nước đang phát triểnđang có sức ép lớn hơn về lạm phát, do việc tăng trưởng cao và có tỷ trọng thực phẩm cao hơntrong chỉ số CPI. Cầu ở mức cao cũng làm cho giá dầu và các hàng nguyên vật liệu khác tăngcao. Giá dầu tăng liên tục trong suốt năm 2007, và đạt mức cao kỷ lục xấp xỉ 100 USD 1 thùngvào cuối năm. Những lo lắng về triển vọng kinh tế Mỹ, sự suy yếu của đồng đô la Mỹ đã làm đầutư vào vàng trở nên an toàn trong con mắt các nhà đầu tư. Cuối năm 2007 giá vàng đạt mức caokỷ lục (nếu không điều chỉnh theo lạm phát) là gần 850USD/oune, một mức tăng cao nếu so vớigiá 650USD/ounce vào tháng 1/2007. Xu hướng giảm giá của đồng đô la Mỹ tiếp tục trong năm2007, với mức giảm trung bình khoảng 5% từ đầu năm. Tỷ giá USD/EUR , 2007 Tỷ giá USD/JPY, 2007 2. Kinh tế Việt NamKinh tế Việt Nam tiếp tục tăng mạnh trong năm 2007, chủ yếu được thúc đẩy dựa trên tăng mạnhxuất khẩu và tiêu dùng cá nhân. GDP tăng 8.5% so với cùng kỳ năm trước, với tốc độ tăngtrưởng của công nghiệpvà sản xuất tương ứng là 10.2 và 12.5%. Tăng trưởng trong khu vựcnông nghiệp đứng ở mức 4%, với sự tăng trưởng kỷ lục trong ngành thủy sản (11%). Ngànhdịch vụ có sự tăng trưởng cao, nhờ vào sự phát triển trong các ngành thương mại bán lẻ, du lịch,giao thông vận tải và dịch vụ tài chính. Tổng đầu tư tăng 17%, chiếm 42.5% GDP. Đầu tư củakhối tư nhân trong nuớc tăng 28% và chiếm khỏang 17% GDP. Cam kết đầu tư trực tiếp nướcngoài (FDI) đạt 10.2 tỷ USD năm 2006 và tăng gấp đôi trong năm 2007, đạt 20.3 tỷ USD. Nguyênnhân tăng truởng FDI được cho là do việc Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Giải ngân FDItrong năm 2007 đạt khỏang 4,5 tỷ USD, chiếm khoảng 20% tổng vốn cam kết. Trong khi đầu tưnước ngoài và đầu tư của khối kinh tế tư nhân tăng mạnh, thì việc giải ngân vốn đầu tư xây dựngcơ bản từ ngân sách lại ở mức thấp, do sự chậm trễ trong việc chuẩn bị và triển khai các dự ánđầu tư.Xuất khẩu tăng 21.5% so với cùng kỳ năm trước, mặc dù khối lượng xuất khẩu dầu thô giảm 9%.Nhiều mặt hàng xuất khẩu có sự tăng mạnh như nông sản, hải sản, dệt may và giày dép. Xuấtkhẩu hiện chiếm 72% GDP. Nhập khẩu tăng 35% do nhu cầu đầu tư và đầu vào phát triển sảnxuất. Việc gia tăng nhập khẩu đã đẩy thâm hụt thương mại trong năm 2007 ở mức 7% GDP. Tuynhiên cán cân thanh toán vẫn lành mạnh nhờ nguồn vốn FDI, ODA và kiều hối đổ vào Tuy nhiênnguồn ngoại tệ đổ vào, chủ yếu là đồng USD, đã gây khó khăn cho Ngân hàng Nhà nước trongviệc điều hành tỷ giá USD/VND. Tỷ giá USD/VND đã giảm xuống mức duới 16.000 sau khi Ngânhàng Nhà nuớc nới rộng biên độ giao dịch từ 0.5% lên 0.75%. Lạm phát đã tăng cao trong nhữngtháng cuối năm,tạo nên sức ép đối với các nhà hoạch định chính sách trong việc có các giảipháp phù hợp. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 8.3% trong năm 2007 (tính bình quân), tươngđương với mức tăng 12.63% nếu so sánh với tháng 12 năm trước. Đây là một điểm đáng lo ngạiđối với kinh tế Việt Nam, do CPI ở mức khá cao so với các nước trong khu vực. Tăng trưởng GDP 1990-2008 Diễn biến tỷ giá VND/USD 2007 Diễn biến một số ngành kinh tế Hạ tầng cơ sở - bất động sảnThị trường bất động sản Việt Nam trong 2007 có sự phát triển mạnh mẽ. Năm 2007 nguồn vốnđầu tư vào bất động sản đạt 5 tỷ USD. Số này chủ yế ...

Tài liệu được xem nhiều: