Danh mục

Kinh tế vĩ mô - ĐH Tôn Đức Thắng

Số trang: 0      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.08 MB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (0 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khái niệm kinh tế học oKinh tế học là môn khoa học nghiên cứu cách thức vận hành của một nền kinh tế nói chung và cách ứng sử của từng thành viên nói riêng. Sự khác nhau giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô oKinh tế vi mô nghiên cứu những vấn đề tiêu dung cá nhân, cung cầu, sản xuất, chi phí, giá cả thị trường, lợi nhuận, cạnh tranh của từng tế bào kinh tế oKinh tế học vĩ mô là một bộ phận của kinh tế học nghiên cứu các vấn đề kinh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh tế vĩ mô - ĐH Tôn Đức ThắngHỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG ------- ------- SÁCH HƯỚNG DẪN HỌC TẬP KINH TẾ VĨ MÔ Biên soạn : Ths. TRẦN THỊ HÒA Lưu hành nội bộ HÀ NỘI - 2006 LỜI NÓI ĐẦU Kinh tế vĩ mô là một môn kinh tế cơ sở, đề cập đến các lý thuyết và các phương phápphân tích sự vận động của các mối quan hệ kinh tế trên bình diện tổng thể nền kinh tế. Làmôn khoa học nền tảng, cơ sở cho các khoa học kinh tế chuyên ngành khác. Nền kinh tế quốc dân, bao gồm nhiều thị trường, nhiều thành phần kinh tế, nhiều bộphân cấu thành có liên quan mật thiết với nhau. Mỗi biến động của một thị trường, một thànhphần, một bộ phận đều tác động đến các cân bằng tổng thể của nền kinh tế. Kinh tế vĩ môquan tâm đến những mối quan hệ tổng thể này nhằm phát hiện, phân tích và mô tả bản chấtcủa các biến đổi kinh tế, tìm ra các nguyên nhân gây nên sự mất ổn định ảnh hưởng tới hiệuquả của toàn bộ nền kinh tế. Cũng từ đó kinh tế vĩ mô nghiên cứu, đưa ra các chính sách vàcông cụ tác động vào nền kinh tế nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế của nền kinh tế như:tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế và phân phối công bằng. Với tập tài liệu “Sách hướng dẫn học tập môn kinh tế vĩ mô cho đối tượng đại học đàotạo từ xa” được kết cấu thành 8 chương: - Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về kinh tế học - Chương 2: Khái quát về kinh tế học vĩ mô - Chương 3: Tổng sản phẩm và thu nhập quốc dân - Chương 4: Tổng cầu và chính sách tài khoá - Chương 5: Tiền tệ và chính sách tiền tệ - Chương 6: Tổng cung và chu kỳ kinh doanh - Chương 7: Thất nghiệp và lạm phát - Chương 8: Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở Nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản của kinh tế học vĩ mô, tập tài liệu này đượctrình bày theo cách tiếp cận từ từ, phân tích kinh tế được tiến hành với nền kinh tế khép kínđến nền kinh tế mở. Mỗi chương được kết cấu thành 4 phần: Phần giới thiệu chương nhằm giới thiệu kháiquát nội dung của chương và yêu cầu đối với người học khi nghiên cứu chương đó. Phần nộidung chương, được biên soạn theo trình tự, kết cấu nội dung của môn học một cách cụ thể, chitiết, đơn giản giúp cho người học có thể nắm bắt nội dung một cách nhanh chóng. Phần tómtắt nội dung và những vấn đề cần nghi nhớ, nhằm mục đích nhắc lại các thuật ngữ then chốt,nội dung cốt lõi của chương. Phần bài tập và câu hỏi củng cố lý thuyết, phần này gồm các câuhỏi củng cố lý thuyết, câu hỏi lựa chọn câu trả lời đúng, giải thích và bài tập. Đây là phầnluyện tập khi học viên đã nghiên cứu song nội dung của mỗi chương. Tập tài liệu hướng dẫn học tập môn kinh tế vĩ mô cho đối tượng đại học từ xa, lần đầutiên được biên soạn, nên không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được các ý kiếnđóng góp của bạn đọc và các thày cô giáo. Xin trân trọng cám ơn! Tác giả Ths Trần Thị Hoà Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về kinh tế học CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH TẾ HỌCGIỚI THIỆU Chương này cung cấp những kiến thức cơ bản về một số khái niệm, quy luật, công cụ phântích quan trọng của kinh tế học hiện đại, nhằm giúp cho sinh viên có được kiến thức ban đầu vềmôn học như: Kinh tế học là gì? các đặc trưng, đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của kinhtế học, sự khác biệt giữa kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô, sự khác biệt trong phương pháp nghiên cứucủa kinh tế học với các khoa học kinh tế khác. Cách thức tổ chức của một nền kinh tế hỗn hợp, cácchức năng cơ bản của một nền kinh tế trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế như sản xuất cái gì?;sản xuất như thế nào?; sản xuất cho ai? Các tác nhân trong nền kinh tế hỗn hợp, vai trò của các tácnhân trong nền kinh tế và sự ảnh hưởng qua lại giữa chúng trong nền kinh tế hỗn hợp. Trong chương này cũng nhằm trang bị cho sinh viên một số khái niệm cơ bản của kinh tếhọc như “các yếu tố sản xuất”, “giới hạn khả năng sản xuất”, “chi phí cơ hội”. Một số quy luậtkinh tế như “quy luật chi phí tương đối ngày càng tăng”; “quy luật thu nhập có xu hướng giảmdần”;... Trang bị cho sinh viên phương pháp phân tích cung – cầu hạt nhân của phân tích kinh tế.Việc xác định giá cả, sản lượng thông qua cung, cầu; xác định mức sản lượng và giá cả cân bằng;các nhân tố ảnh hưởng đến cung, cầu, sự thay đổi điểm cân bằng khi cung, cầu thay đổi. Sau khi nghiên cứu chương này sinh viên cần phải đạt được các yêu cầu sau: 1. Sinh viên phải nắm vững các khái niệm, phạm trù lý thuyết 2. Phải vận dụng lý thuyết để giải quyết các bài tập dưới các dạng: - Phân tích giới hạn khả năng sản xuất - Xác định chi phí cơ hội của các q ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: