![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
KIST ở Hàn Quốc và vấn đề xây dựng V-KIST ở Việt Nam
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 495.24 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày về việc xây dựng bộ máy của các cơ quan nghiên cứu khoa học hợp lý và đặc biệt là cơ chế kết nối KH&CN với sản xuất phù hợp với thể chế kinh tế thị trường có ý nghĩa rất quyết định.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KIST ở Hàn Quốc và vấn đề xây dựng V-KIST ở Việt Nam 32 KIST ở Hàn Quốc và vấn đề xây dựng V-KIST ở Việt Nam KIST Ở HÀN QUỐC VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG V-KIST Ở VIỆT NAM Bùi Tất Thắng1 Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư “Hai bên nhất trí cho rằng việc phát triển KH&CN có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của Việt Nam. Hai bên hoan nghênh việc ký thỏa thuận thành lập Viện KH&CN Việt Nam-Hàn Quốc (V-KIST) được thực hiện dưới hình thức dự án của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) và nhất trí hợp tác để Dự án này trở thành mô hình hợp tác phát triển thành công giữa hai nước” (Tuyên bố chung Việt Nam-Hàn Quốc - 09/9/2013). Tóm tắt: Để KH&CN thực sự đóng vai trò chủ chốt trong việc nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, bên cạnh việc xác định rõ và thấu hiểu vị trí “quốc sách hàng đầu” của KH&CN; việc xây dựng bộ máy của các cơ quan nghiên cứu khoa học hợp lý và đặc biệt là cơ chế kết nối KH&CN với sản xuất phù hợp với thể chế kinh tế thị trường có ý nghĩa rất quyết định. Khi khởi dựng cơ chế như vậy, Hàn Quốc đã xây dựng thành công mô hình Viện KIST và nhân rộng ra trong toàn bộ hệ thống nghiên cứu KH&CN của mình. Nay, Chính phủ Hàn Quốc đang giúp Việt Nam triển khai xây dựng mô hình Viện VKIST theo lối phỏng theo mô hình KIST của Hàn Quốc. Trong quá trình triển khai xây dựng V-KIST, Việt Nam nên lưu ý những vấn đề cốt yếu nào để hy vọng đạt được thành công? Từ khóa: KH&CN; KIST; V-KIST; Việt Nam; Hàn Quốc. Mã số: 17042001 Phát triển năng lực KH&CN quốc gia và đưa những kết quả KH&CN vào sản xuất là một trong những quan tâm hàng đầu ở tất cả các nền kinh tế. Bởi sự phát triển bền vững kinh tế quốc gia phải dựa trên cơ sở nâng cao năng suất lao động. Mà năng suất lao động thì phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trong đó nhân tố có ý nghĩa quyết định lâu dài, bền vững nhất là trình độ công nghệ của sản xuất. Do vậy, một nền sản xuất dựa trên cơ sở (hay được hậu thuẫn bởi) một nền tảng KH&CN hùng mạnh, hiện đại sẽ có khả năng nâng cao liên tục năng suất lao động và sức cạnh tranh trên thương trường. Một quốc gia có nhiều cơ sở nghiên cứu, nhiều người lao động làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu, nhưng công việc nghiên cứu ấy chưa hỗ trợ cho sản xuất, như vậy mới chỉ tạo ra điều kiện cần để nâng cao năng suất lao động. 1 Liên hệ tác giả: thangbt_dsi@mpi.gov.vn 33 Điều kiện đủ là các hoạt động nghiên cứu phải thực sự làm chỗ dựa cho sản xuất về mặt công nghệ và các đơn vị sản xuất phải có nhu cầu/bắt buộc phải dựa vào cải tiến/đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất lao động và kinh doanh có lãi chủ yếu nhờ nâng cao năng lực cạnh tranh bằng công-kỹ nghệ. Giai đoạn 2016-2020, Việt Nam thực hiện những nhiệm vụ được nêu trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng, mà trọng tâm là: “cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Trong số những giải pháp chủ yếu nhất phải kể đến việc “phát triển mạnh mẽ KH&CN, làm cho KH&CN thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Đến năm 2020, KH&CN Việt Nam đạt trình độ phát triển của nhóm các nước dẫn đầu ASEAN; đến năm 2030, có một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến thế giới”. Đại hội XII của Đảng cũng xác định rõ yêu cầu đổi mới và phát triển năng lực KH&CN quốc gia là: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý, tổ chức, hoạt động KH&CN, nhất là cơ chế quản lý, phương thức đầu tư và cơ chế tài chính… Tập trung đầu tư phát triển một số viện KH&CN, trường đại học cấp quốc gia và một số khu công nghệ cao, vùng kinh tế trọng điểm theo mô hình tiên tiến của thế giới” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội 2016; tr. 120, 123). Để phát triển KH&CN phục vụ phát triển kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại, một trong những con đường được nhiều nước áp dụng là học hỏi kinh nghiệm từ những nước đi trước. Chẳng hạn, trước đây, Hàn Quốc đã từng du nhập mô hình phát triển KH&CN từ Hoa Kỳ và Hàn Quốc đã hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa chỉ trong thời gian hơn 3 thập kỷ, trở thành thành viên OECD năm 1996. Hiện nay, Hàn Quốc sẵn sàng giúp Việt Nam với cách thức như Hoa Kỳ từng giúp Hàn Quốc trước đây, Tuyên bố chung Việt Nam-Hàn Quốc ngày 09/9/2013 nêu rõ: “Hai bên nhất trí cho rằng việc phát triển KH&CN có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của Việt Nam. Hai bên hoan nghênh việc ký thỏa thuận thành lập Viện KH&CN Việt Nam-Hàn Quốc (V-KIST) được thực hiện dưới hình thức dự án của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) và nhất trí hợp tác để Dự án này trở thành mô hình hợp tác phát triển thành công giữa hai nước”. 1. Kinh nghiệm hình thành Viện Khoa học và công nghệ Hàn Quốc (Korea Institute of Science and Technology - KIST) Trong lịch sử phát triển KH&CN phục vụ công nghiệp hóa, Viện KIST ra đời năm 1966 đã đánh dấu mốc đặc biệt quan trọng đối với Hàn Quốc. Đồng thời, cách thức hình thành Viện KIST đã để lại những bài học kinh nghiệm 34 KIST ở Hàn Quốc và vấn đề xây dựng V-KIST ở Việt Nam có ý nghĩa tham khảo thiết thực. Trong số những bài học kinh nghiệm quan trọng thuở mới bắt đầu hình thành Viện KIST, có thể kể đến là: 1.1. Tạo ra một môi trường để khoa học và công nghệ bén rễ Vào những năm 1960, Hàn Quốc cũng có không ít những viện nghiên cứu khoa học. Nhưng, như lời nhận xét của Tiến sĩ Choi Hyung Sup - Viện trưởng đầu tiên của Viện KIST, “thời đó chưa có viện nào nghiên cứu về những công nghệ sản xuất mà các công ty đòi hỏi... Viện Nghiên cứu Năng lượng nguyên tử và Viện Khoa học quốc phòng Quốc gia là hai cơ sở duy nhất có thể thực hiện những nghiên cứu có giá trị ở mức độ nào đó, nhưng nghiên cứu của các viện này cũng còn xa mới đạt được những gì mà giới kinh doanh mong muốn”. Lúc đó cũng “chỉ có một số ít người hiểu được rằng công nghệ cần thiết cho ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KIST ở Hàn Quốc và vấn đề xây dựng V-KIST ở Việt Nam 32 KIST ở Hàn Quốc và vấn đề xây dựng V-KIST ở Việt Nam KIST Ở HÀN QUỐC VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG V-KIST Ở VIỆT NAM Bùi Tất Thắng1 Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư “Hai bên nhất trí cho rằng việc phát triển KH&CN có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của Việt Nam. Hai bên hoan nghênh việc ký thỏa thuận thành lập Viện KH&CN Việt Nam-Hàn Quốc (V-KIST) được thực hiện dưới hình thức dự án của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) và nhất trí hợp tác để Dự án này trở thành mô hình hợp tác phát triển thành công giữa hai nước” (Tuyên bố chung Việt Nam-Hàn Quốc - 09/9/2013). Tóm tắt: Để KH&CN thực sự đóng vai trò chủ chốt trong việc nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, bên cạnh việc xác định rõ và thấu hiểu vị trí “quốc sách hàng đầu” của KH&CN; việc xây dựng bộ máy của các cơ quan nghiên cứu khoa học hợp lý và đặc biệt là cơ chế kết nối KH&CN với sản xuất phù hợp với thể chế kinh tế thị trường có ý nghĩa rất quyết định. Khi khởi dựng cơ chế như vậy, Hàn Quốc đã xây dựng thành công mô hình Viện KIST và nhân rộng ra trong toàn bộ hệ thống nghiên cứu KH&CN của mình. Nay, Chính phủ Hàn Quốc đang giúp Việt Nam triển khai xây dựng mô hình Viện VKIST theo lối phỏng theo mô hình KIST của Hàn Quốc. Trong quá trình triển khai xây dựng V-KIST, Việt Nam nên lưu ý những vấn đề cốt yếu nào để hy vọng đạt được thành công? Từ khóa: KH&CN; KIST; V-KIST; Việt Nam; Hàn Quốc. Mã số: 17042001 Phát triển năng lực KH&CN quốc gia và đưa những kết quả KH&CN vào sản xuất là một trong những quan tâm hàng đầu ở tất cả các nền kinh tế. Bởi sự phát triển bền vững kinh tế quốc gia phải dựa trên cơ sở nâng cao năng suất lao động. Mà năng suất lao động thì phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trong đó nhân tố có ý nghĩa quyết định lâu dài, bền vững nhất là trình độ công nghệ của sản xuất. Do vậy, một nền sản xuất dựa trên cơ sở (hay được hậu thuẫn bởi) một nền tảng KH&CN hùng mạnh, hiện đại sẽ có khả năng nâng cao liên tục năng suất lao động và sức cạnh tranh trên thương trường. Một quốc gia có nhiều cơ sở nghiên cứu, nhiều người lao động làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu, nhưng công việc nghiên cứu ấy chưa hỗ trợ cho sản xuất, như vậy mới chỉ tạo ra điều kiện cần để nâng cao năng suất lao động. 1 Liên hệ tác giả: thangbt_dsi@mpi.gov.vn 33 Điều kiện đủ là các hoạt động nghiên cứu phải thực sự làm chỗ dựa cho sản xuất về mặt công nghệ và các đơn vị sản xuất phải có nhu cầu/bắt buộc phải dựa vào cải tiến/đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất lao động và kinh doanh có lãi chủ yếu nhờ nâng cao năng lực cạnh tranh bằng công-kỹ nghệ. Giai đoạn 2016-2020, Việt Nam thực hiện những nhiệm vụ được nêu trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng, mà trọng tâm là: “cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Trong số những giải pháp chủ yếu nhất phải kể đến việc “phát triển mạnh mẽ KH&CN, làm cho KH&CN thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Đến năm 2020, KH&CN Việt Nam đạt trình độ phát triển của nhóm các nước dẫn đầu ASEAN; đến năm 2030, có một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến thế giới”. Đại hội XII của Đảng cũng xác định rõ yêu cầu đổi mới và phát triển năng lực KH&CN quốc gia là: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý, tổ chức, hoạt động KH&CN, nhất là cơ chế quản lý, phương thức đầu tư và cơ chế tài chính… Tập trung đầu tư phát triển một số viện KH&CN, trường đại học cấp quốc gia và một số khu công nghệ cao, vùng kinh tế trọng điểm theo mô hình tiên tiến của thế giới” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội 2016; tr. 120, 123). Để phát triển KH&CN phục vụ phát triển kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại, một trong những con đường được nhiều nước áp dụng là học hỏi kinh nghiệm từ những nước đi trước. Chẳng hạn, trước đây, Hàn Quốc đã từng du nhập mô hình phát triển KH&CN từ Hoa Kỳ và Hàn Quốc đã hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa chỉ trong thời gian hơn 3 thập kỷ, trở thành thành viên OECD năm 1996. Hiện nay, Hàn Quốc sẵn sàng giúp Việt Nam với cách thức như Hoa Kỳ từng giúp Hàn Quốc trước đây, Tuyên bố chung Việt Nam-Hàn Quốc ngày 09/9/2013 nêu rõ: “Hai bên nhất trí cho rằng việc phát triển KH&CN có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của Việt Nam. Hai bên hoan nghênh việc ký thỏa thuận thành lập Viện KH&CN Việt Nam-Hàn Quốc (V-KIST) được thực hiện dưới hình thức dự án của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) và nhất trí hợp tác để Dự án này trở thành mô hình hợp tác phát triển thành công giữa hai nước”. 1. Kinh nghiệm hình thành Viện Khoa học và công nghệ Hàn Quốc (Korea Institute of Science and Technology - KIST) Trong lịch sử phát triển KH&CN phục vụ công nghiệp hóa, Viện KIST ra đời năm 1966 đã đánh dấu mốc đặc biệt quan trọng đối với Hàn Quốc. Đồng thời, cách thức hình thành Viện KIST đã để lại những bài học kinh nghiệm 34 KIST ở Hàn Quốc và vấn đề xây dựng V-KIST ở Việt Nam có ý nghĩa tham khảo thiết thực. Trong số những bài học kinh nghiệm quan trọng thuở mới bắt đầu hình thành Viện KIST, có thể kể đến là: 1.1. Tạo ra một môi trường để khoa học và công nghệ bén rễ Vào những năm 1960, Hàn Quốc cũng có không ít những viện nghiên cứu khoa học. Nhưng, như lời nhận xét của Tiến sĩ Choi Hyung Sup - Viện trưởng đầu tiên của Viện KIST, “thời đó chưa có viện nào nghiên cứu về những công nghệ sản xuất mà các công ty đòi hỏi... Viện Nghiên cứu Năng lượng nguyên tử và Viện Khoa học quốc phòng Quốc gia là hai cơ sở duy nhất có thể thực hiện những nghiên cứu có giá trị ở mức độ nào đó, nhưng nghiên cứu của các viện này cũng còn xa mới đạt được những gì mà giới kinh doanh mong muốn”. Lúc đó cũng “chỉ có một số ít người hiểu được rằng công nghệ cần thiết cho ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí khoa học Tạp chí Công nghệ Quản lí công nghệ KIST ở Hàn Quốc Xây dựng V-KIST ở Việt NamTài liệu liên quan:
-
6 trang 306 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 273 0 0 -
5 trang 234 0 0
-
10 trang 220 0 0
-
8 trang 219 0 0
-
Khảo sát, đánh giá một số thuật toán xử lý tương tranh cập nhật dữ liệu trong các hệ phân tán
7 trang 216 0 0 -
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 208 0 0 -
6 trang 207 0 0
-
Khách hàng và những vấn đề đặt ra trong câu chuyện số hóa doanh nghiệp
12 trang 206 0 0 -
9 trang 168 0 0