Danh mục

Kỹ năng viết tiếng Việt của học sinh tiểu học người Chăm ở thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 192.76 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đi vào tìm hiểu một số đặc điểm về tâm lý và ngôn ngữ liên quan đến việc dạy và học môn chính tả, đồng thời chỉ ra những lỗi thường gặp của học sinh và lý giải nguyên nhân. Từ đó đưa ra một số vấn đề cần lưu ý khi dạy và học phân môn này trong môn Tiếng Việt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ năng viết tiếng Việt của học sinh tiểu học người Chăm ở thành phố Hồ Chí MinhTẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 4 (200) 201568KỸ NĂNG VIẾT TIẾNG VIỆT CỦA HỌC SINH TIỂU HỌCNGƯỜI CHĂM Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRẦN PHƯƠNG NGUYỄNTrong khuôn khổ đề tài Tình hình sử dụng tiếng Việt của học sinh tiểu học ngườiChăm ở TPHCM, dựa vào số liệu khảo sát thực tế cũng như các bài kiểm tra, vở họchàng ngày của học sinh người Chăm tại 4 trường tiểu học đại diện cho 3 quận ởTPHCM, bài viết đi vào tìm hiểu một số đặc điểm về tâm lý và ngôn ngữ liên quan đếnviệc dạy và học môn chính tả, đồng thời chỉ ra những lỗi thường gặp của học sinh vàlý giải nguyên nhân. Từ đó đưa ra một số vấn đề cần lưu ý khi dạy và học phân mônnày trong môn Tiếng Việt.Chính tả là hệ thống các quy tắc thốngnhất cách viết cho các từ của một ngônngữ, tạo thuận lợi cho việc lưu truyềnthông tin thống nhất giữa người viết vàngười đọc. Chính tả còn có tính chất xãhội bắt buộc, không cho phép vận dụngsai quy tắc, hay thể hiện sáng tạo của cánhân. Một ngôn ngữ văn hóa luôn cóchính tả thống nhất. Nhờ có chính tảthống nhất, việc giao tiếp bằng ngôn ngữgiữa các địa phương và giữa các thế hệtrong một nước (hoặc vùng lãnh thổ) sẽkhông bị trở ngại.Trong giáo dục tiếng Việt tiểu học, phânmôn chính tả nhằm rèn cho học sinh mộtsố kỹ năng viết đúng tiếng Việt, theo vănhóa tiếng Việt chuẩn mực, đồng thời làcơ sở cho những môn học khác. Phânmôn chính tả được dạy liên tục trongchương trình tiếng Việt ở bậc tiểu học từlớp 1 đến lớp 5 với các dạng bài tậpTrần Phương Nguyên. Tiến sĩ. Phòng Quản lýKhoa học, Viện Khoa học Xã hội vùng NamBộ.chép; nghe - viết; những bài tập đọc;chép lại các bài học thuộc lòng; nghe đọc; tập làm văn. Đây là giai đoạn thenchốt trong quá trình hình thành kỹ năngchính tả của học sinh. Học sinh viết đúngchính tả sẽ nắm được quy tắc và thóiquen viết chữ tiếng Việt đúng chuẩn, từđó nâng cao khả năng sử dụng ngônngữ trong các hoạt động giao tiếp họctập và tư duy. Với sự cần thiết và tầmquan trọng của phân môn chính tả nhưtrên, chúng tôi đã lựa chọn phân mônnày làm đối tượng để khảo sát kỹ năngtiếng Việt của học sinh tiểu học ngườiChăm ở TPHCM.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ TÂM LÝ VÀNGÔN NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆCDẠY VÀ HỌC PHÂN MÔN CHÍNH TẢỞ bậc tiểu học, học sinh vừa mang bảnnăng bắt chước vừa chuyển sang hoạtđộng học tập có ý thức. Quá trình hìnhthành kỹ năng chính tả cho học sinh tiểuhọc cần được thực hiện theo hai cách:Chính tả không có ý thức (lớp 1, 2, 3 làchủ yếu) và chính tả có ý thức (lớp 4, lớpTRẦN PHƯƠNG NGUYÊN – KỸ NĂNG VIẾT TIẾNG VIỆT…5 là chủ yếu). Xét về mặt tâm lý, ở cấphọc này, các em thường rất hiếu động,mau nhớ, mau quên. Thêm vào đó, khigiao tiếp trong gia đình và cộng đồng,các em học sinh người Chăm chỉ sửdụng tiếng Chăm mà không (hoặc ít) sửdụng tiếng Việt nên các em ít quan tâmvà nhớ các quy tắc chính tả được họctrong nhà trường.Thường thì khi học ngôn ngữ thứ hai,nếu ngôn ngữ này có nhiều nét tươngđồng, người học sẽ tiếp thu một cách dễdàng, còn nếu khác biệt nhiều thì ngườihọc sẽ khó khăn hơn. Ở trường hợptiếng Chăm, tiếng mẹ đẻ của các emkhác với ngôn ngữ thứ hai là tiếng Việt.Về phương diện loại hình, mặc dù tiếngViệt và tiếng Chăm cùng là ngôn ngữđơn lập (isolating), quan hệ giữa các từđược biểu thị bằng những phương tiệnnằm bên ngoài từ chứ không phải bằngcác phụ tố chứa trong bản thân từ. Tronghoạt động ngôn ngữ, từ không bị biến đổihình thái, nói cách khác không có hiệntượng hợp dạng từ như những ngôn ngữbiến hình. Các ý nghĩa ngữ pháp đượcbiểu thị chủ yếu bằng phương thức trậttự từ và hư từ hoặc ngữ điệu. Tuy nhiênsự khác nhau về ngữ hệ (tiếng Chămthuộc ngữ hệ Nam Đảo, còn tiếng Việt làngôn ngữ thuộc tiểu chi Việt-Mường (hayViệt-Chứt, Vietic,…) thuộc chi Môn Khmer, ngữ hệ Nam Á. Sự khác biệt nàylàm nên sự khác biệt về cấu trúc, nhất làtrong vốn từ vựng giữa chúng. TiếngChăm hiện đang được coi là ngôn ngữđa tiết, chưa có thanh điệu (Đoàn VănPhúc, 2014). Về cấu trúc ngữ pháp, mặcdù tiếng Việt và tiếng Chăm có nhiềuđiểm giống nhau như: Tính từ đứng sau69danh từ, trật tự từ gần như không thayđổi, không có số từ ở phía cuối câu,nhưng tiếng Chăm khác với tiếng Việt vềcách viết, cách đọc cấu trúc âm tiết… ởmột số điểm sau: Người Chăm viết chữtheo chiều kim đồng hồ và từ dưới lên,người Việt viết chữ ngược chiều kimđồng hồ (chữ nét cong và chữ nét thẳng,chữ kết hợp nét cong và nét thẳng)hướng chữ từ dưới lên. Cách đọc củatiếng Chăm nhấn theo âm vị của phụ âmđầu (các phụ âm khác hầu như ít hoặckhông nhấn) trong khi đó tiếng Việt nhấntheo nguyên âm (Thái Nguyễn Đức MinhQuân, 2013).Tiếng Việt dùng chữ cái để ghi âm vịhoặc ghi âm tố. Nguyên tắc cơ bản củachính tả tiếng Việt là nguyên tắc ngữ âmhọc, nên trong hầu hết các trường hợpmối quan hệ âm chữ là quan hệ 1-1, viếttừ phải biểu hiện đúng âm hưởng của từ,phát âm thế nào thì viết thế ấy. Điều nàycó thể hiểu là cách đọc và cách viết phải ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: