Kỹ nữ với hoạt động sáng tạo văn học cổ điển Trung Quốc
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 274.25 KB
Lượt xem: 6
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Kỹ nữ đã tham gia vào văn chương một cách tự nhiên và thể hiện mình trong những vai trò vô cùng đặc biệt. Văn học kỹ nữ Trung Quốc là minh chứng cho sự tài hoa của cá tính sáng tạo, sự phức tạp về tâm hồn và sự đóng góp to lớn của họ đối với nền văn học nghệ thuật dân tộc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ nữ với hoạt động sáng tạo văn học cổ điển Trung Quốc TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 6, Số 2 (2016) KỸ NỮ VỚI HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO VĂN HỌC CỔ ĐIỂN TRUNG QUỐC Phan Nguyễn Phước Tiên Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Email: phannguyen.pt@gmail.com TÓM TẮT Kỹ nữ, ngay từ trong cách gọi tên, người Trung Quốc đã chỉ ra nguồn gốc và sự tồn tại của lớp người này không thể tách rời âm nhạc_nghệ thuật. Ca vũ là tài năng nổi bật nhất song không phải duy nhất của kỹ nữ. Sự tham thông của họ trên tất cả các lĩnh vực nghệ thuật đều để lại nhiều dấu ấn và thành tựu, đáng chú ý nhất trong các lĩnh vực ấy là văn chương. Kỹ nữ đã tham gia vào văn chương một cách tự nhiên và thể hiện mình trong những vai trò vô cùng đặc biệt. Văn học kỹ nữ Trung Quốc là minh chứng cho sự tài hoa của cá tính sáng tạo, sự phức tạp về tâm hồn và sự đóng góp to lớn của họ đối với nền văn học nghệ thuật dân tộc. Từ khóa: Kỹ nữ, văn học, văn học kỹ nữ, Trung Quốc. 1. KỸ NỮ - CHỦ THỂ SÁNG TẠO Kỹ nữ sáng tác văn chương trước hết vì yêu cầu nghề nghiệp. Âm luật là một trong những môn học mà kỹ nữ phải thạo để tùy lúc ứng đối với khách làng chơi. Bên cạnh đó, kỹ viện là nơi học giả - văn nhân thường xuyên tụ tập, uống rượu, ngắm hoa, thưởng trăng, tìm hứng làm thơ, viết khúc. Kỹ nữ trong những hoàn cảnh nhất định cũng phải góp vui bằng chút thi tứ, vài câu chữ hoặc cả một chương, một bài trọn vẹn. Nếu như văn chương nơi bàn rượu là cái nghiệp thì văn chương chốn cô phòng với kỹ nữ lại là cái duyên. Họ viết văn, làm thơ bấy giờ như một nhu cầu tự giãi bày, tự bộc lộ. Cái tôi của họ vốn đa sầu, đa cảm, thường rung động trước cái đẹp, cái bi, cái thế sự thăng trầm muôn nỗi quanh mình. Nghề kỹ nữ không cho phép họ sống thật với cảm xúc, luôn phải mạo hóa. Vì thân xác và tâm tình bị giày vò, dồn nén nên nhu cầu bày giãi tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ở kỹ nữ mạnh mẽ gần như một khát khao. Niềm khao khát ấy mở đường cho họ tìm đến với thơ ca như một người tri kỉ, không câu nệ, không e ngại. Văn chương do kỹ nữ sáng tác vì vậy mà không hề kém cỏi. Kỹ nữ sáng tác ở nhiều thế loại, thơ, từ, khúc, kịch nghệ, tiểu thuyết... song nhiều nhất và thành công nhất vẫn ở hai thể loại chính là thơ và từ. Bài thơ đầu tiên của kỹ nữ là Vịnh hạng ca do sủng cơ của Hán Cao tổ là Thích phu nhân sáng tác được lưu trong sách Hán Thư. Phu 49 Kỹ nữ với hoạt động sáng tạo văn học cổ điển Trung Quốc nhân trong hoàn cảnh cung kỹ của bản thân đã viết Vịnh hạng ca hay còn gọi là Xuân ca, phản ánh số phận bi thảm của kỹ nữ trong triều đời Hán. Đến thời Ngụy - Tấn Nam Bắc triều, kỹ nữ làm thơ ca không còn là điều hiếm thấy, rất nhiều tác phẩm giữ lại được đến ngày nay như Áo nùng ca của Lục Châu - vũ kỹ nổi tiếng thời Tây Hán; Ca nhất thủ của Tô Tiểu Tiểu thời Nam Triều; Cảm tỳ bà huyền của Phùng Thục Phu thời Bắc Tề... Đương thời, những bài thơ ấy từng khiến các thi gia khâm phục, điều đó cho thấy khả năng thơ ca của kỹ nữ thế kỷ III, IV đã đạt đến một trình độ nghệ thuật nhất định. Đến đời Đường, kỹ nữ đã cùng với phong khí chung của thời đại mở ra những bước ngoặt quan trọng cho văn học Trung Quốc. Theo thống kê, trong 49.403 bài thơ mà Toàn Đường thi thu thập được thì có 136 bài của kỹ nữ, nổi tiếng nhất là Đáp Hàn Hoằng của Liễu Thị; Ký Âu Dương Chiêm của Thái Nguyên; Xuân vọng từ tứ thủ của Tiết Đào; Yến Tử lâu tam thủ của Quan Miến Miến; Kim lũ y của Đỗ Thu Nương; La Hống khúc lục thủ của Lưu Thái Xuân; Ký cố nhân của Trương Yểu Điệu; Họa Lý Tiêu của Vương Tô Tô... “Đó đều là những thơ ca bày tỏ nỗi lòng, hoặc sầu oán, hoặc hào phóng, hoặc khéo léo, hoặc phong lưu, hoặc thanh nhã, rất được mọi người tán thưởng và đề cao, đến nay đọc lại vẫn cảm thấy tình cảm dạt dào, thỏa mãn lâm ly”[5, tr.265]. Lời nhận xét của Từ Quân vừa ngợi khen, vừa tả được cái hồn, lọc được cái tinh của thơ ca Đường kỹ. Thành tựu ấy là tiền đề để kỹ nữ đời sau dựa vào nâng cao bút lực, mở rộng hồn thơ và tham thông sang các thể loại khác. Đời Đường trở đi, kỹ nữ vẫn làm thơ và dành cho thơ rất nhiều tâm sự, song do tính chất nghề nghiệp, họ thường viết từ nhiều hơn. Từ vừa là thơ, lại vừa khác thơ ở chỗ có thêm phần nhạc cho nên nhìn từ nguồn gốc, từ quan hệ mật thiết với ca kỹ hơn thơ. Thêm vào đó, đặc trưng của từ là sự tự do, bay bổng, phóng khoáng, nó gần với cá tính, tâm hồn và tâm sự của kỹ nữ. Nếu như thơ chỉ nói được cái tình sâu kín, nói bằng con chữ lặng im thì từ là cái thanh âm dặt dìu, réo rắt của niềm hạnh phúc, của nỗi oán hờn, nhờ đó mời gọi con người cùng nhau vui buồn, sầu khổ. Kỹ nữ đời Đường đã bắt đầu soạn từ song đến đời Tống mới được văn nhân và kỹ nữ chú trọng. Kỹ nữ đời Tống xem từ là “cách thức mưu sinh” nên các sáng tác nhiều không kể xiết. Thành công nhất bấy giờ là các bài Mãn phương đình của Cầm Tháo; Tây giang nguyệt của Tô Lương; Bốc toán tử của Nhạc Uyển; Hồng bạch đào hoa của Nghiêm Nhụy; Tống Thái Thú của Bình Giang; Ngọc lâu xuân của Doãn Từ Khách; Giá cô thiên của Nhiế ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ nữ với hoạt động sáng tạo văn học cổ điển Trung Quốc TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 6, Số 2 (2016) KỸ NỮ VỚI HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO VĂN HỌC CỔ ĐIỂN TRUNG QUỐC Phan Nguyễn Phước Tiên Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Email: phannguyen.pt@gmail.com TÓM TẮT Kỹ nữ, ngay từ trong cách gọi tên, người Trung Quốc đã chỉ ra nguồn gốc và sự tồn tại của lớp người này không thể tách rời âm nhạc_nghệ thuật. Ca vũ là tài năng nổi bật nhất song không phải duy nhất của kỹ nữ. Sự tham thông của họ trên tất cả các lĩnh vực nghệ thuật đều để lại nhiều dấu ấn và thành tựu, đáng chú ý nhất trong các lĩnh vực ấy là văn chương. Kỹ nữ đã tham gia vào văn chương một cách tự nhiên và thể hiện mình trong những vai trò vô cùng đặc biệt. Văn học kỹ nữ Trung Quốc là minh chứng cho sự tài hoa của cá tính sáng tạo, sự phức tạp về tâm hồn và sự đóng góp to lớn của họ đối với nền văn học nghệ thuật dân tộc. Từ khóa: Kỹ nữ, văn học, văn học kỹ nữ, Trung Quốc. 1. KỸ NỮ - CHỦ THỂ SÁNG TẠO Kỹ nữ sáng tác văn chương trước hết vì yêu cầu nghề nghiệp. Âm luật là một trong những môn học mà kỹ nữ phải thạo để tùy lúc ứng đối với khách làng chơi. Bên cạnh đó, kỹ viện là nơi học giả - văn nhân thường xuyên tụ tập, uống rượu, ngắm hoa, thưởng trăng, tìm hứng làm thơ, viết khúc. Kỹ nữ trong những hoàn cảnh nhất định cũng phải góp vui bằng chút thi tứ, vài câu chữ hoặc cả một chương, một bài trọn vẹn. Nếu như văn chương nơi bàn rượu là cái nghiệp thì văn chương chốn cô phòng với kỹ nữ lại là cái duyên. Họ viết văn, làm thơ bấy giờ như một nhu cầu tự giãi bày, tự bộc lộ. Cái tôi của họ vốn đa sầu, đa cảm, thường rung động trước cái đẹp, cái bi, cái thế sự thăng trầm muôn nỗi quanh mình. Nghề kỹ nữ không cho phép họ sống thật với cảm xúc, luôn phải mạo hóa. Vì thân xác và tâm tình bị giày vò, dồn nén nên nhu cầu bày giãi tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ở kỹ nữ mạnh mẽ gần như một khát khao. Niềm khao khát ấy mở đường cho họ tìm đến với thơ ca như một người tri kỉ, không câu nệ, không e ngại. Văn chương do kỹ nữ sáng tác vì vậy mà không hề kém cỏi. Kỹ nữ sáng tác ở nhiều thế loại, thơ, từ, khúc, kịch nghệ, tiểu thuyết... song nhiều nhất và thành công nhất vẫn ở hai thể loại chính là thơ và từ. Bài thơ đầu tiên của kỹ nữ là Vịnh hạng ca do sủng cơ của Hán Cao tổ là Thích phu nhân sáng tác được lưu trong sách Hán Thư. Phu 49 Kỹ nữ với hoạt động sáng tạo văn học cổ điển Trung Quốc nhân trong hoàn cảnh cung kỹ của bản thân đã viết Vịnh hạng ca hay còn gọi là Xuân ca, phản ánh số phận bi thảm của kỹ nữ trong triều đời Hán. Đến thời Ngụy - Tấn Nam Bắc triều, kỹ nữ làm thơ ca không còn là điều hiếm thấy, rất nhiều tác phẩm giữ lại được đến ngày nay như Áo nùng ca của Lục Châu - vũ kỹ nổi tiếng thời Tây Hán; Ca nhất thủ của Tô Tiểu Tiểu thời Nam Triều; Cảm tỳ bà huyền của Phùng Thục Phu thời Bắc Tề... Đương thời, những bài thơ ấy từng khiến các thi gia khâm phục, điều đó cho thấy khả năng thơ ca của kỹ nữ thế kỷ III, IV đã đạt đến một trình độ nghệ thuật nhất định. Đến đời Đường, kỹ nữ đã cùng với phong khí chung của thời đại mở ra những bước ngoặt quan trọng cho văn học Trung Quốc. Theo thống kê, trong 49.403 bài thơ mà Toàn Đường thi thu thập được thì có 136 bài của kỹ nữ, nổi tiếng nhất là Đáp Hàn Hoằng của Liễu Thị; Ký Âu Dương Chiêm của Thái Nguyên; Xuân vọng từ tứ thủ của Tiết Đào; Yến Tử lâu tam thủ của Quan Miến Miến; Kim lũ y của Đỗ Thu Nương; La Hống khúc lục thủ của Lưu Thái Xuân; Ký cố nhân của Trương Yểu Điệu; Họa Lý Tiêu của Vương Tô Tô... “Đó đều là những thơ ca bày tỏ nỗi lòng, hoặc sầu oán, hoặc hào phóng, hoặc khéo léo, hoặc phong lưu, hoặc thanh nhã, rất được mọi người tán thưởng và đề cao, đến nay đọc lại vẫn cảm thấy tình cảm dạt dào, thỏa mãn lâm ly”[5, tr.265]. Lời nhận xét của Từ Quân vừa ngợi khen, vừa tả được cái hồn, lọc được cái tinh của thơ ca Đường kỹ. Thành tựu ấy là tiền đề để kỹ nữ đời sau dựa vào nâng cao bút lực, mở rộng hồn thơ và tham thông sang các thể loại khác. Đời Đường trở đi, kỹ nữ vẫn làm thơ và dành cho thơ rất nhiều tâm sự, song do tính chất nghề nghiệp, họ thường viết từ nhiều hơn. Từ vừa là thơ, lại vừa khác thơ ở chỗ có thêm phần nhạc cho nên nhìn từ nguồn gốc, từ quan hệ mật thiết với ca kỹ hơn thơ. Thêm vào đó, đặc trưng của từ là sự tự do, bay bổng, phóng khoáng, nó gần với cá tính, tâm hồn và tâm sự của kỹ nữ. Nếu như thơ chỉ nói được cái tình sâu kín, nói bằng con chữ lặng im thì từ là cái thanh âm dặt dìu, réo rắt của niềm hạnh phúc, của nỗi oán hờn, nhờ đó mời gọi con người cùng nhau vui buồn, sầu khổ. Kỹ nữ đời Đường đã bắt đầu soạn từ song đến đời Tống mới được văn nhân và kỹ nữ chú trọng. Kỹ nữ đời Tống xem từ là “cách thức mưu sinh” nên các sáng tác nhiều không kể xiết. Thành công nhất bấy giờ là các bài Mãn phương đình của Cầm Tháo; Tây giang nguyệt của Tô Lương; Bốc toán tử của Nhạc Uyển; Hồng bạch đào hoa của Nghiêm Nhụy; Tống Thái Thú của Bình Giang; Ngọc lâu xuân của Doãn Từ Khách; Giá cô thiên của Nhiế ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí khoa học Văn học cổ điển Trung Quốc Văn học kỹ nữ Hoạt động sáng tạo văn học Văn học nghệ thuật dân tộcTài liệu liên quan:
-
6 trang 302 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 272 0 0 -
5 trang 234 0 0
-
10 trang 216 0 0
-
8 trang 213 0 0
-
Khảo sát, đánh giá một số thuật toán xử lý tương tranh cập nhật dữ liệu trong các hệ phân tán
7 trang 212 0 0 -
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 208 0 0 -
6 trang 206 0 0
-
Khách hàng và những vấn đề đặt ra trong câu chuyện số hóa doanh nghiệp
12 trang 204 0 0 -
9 trang 167 0 0